Những con mực đáng yêu đầu tiên sẽ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

"Gấu nước" và mực con chuẩn bị quá giang lên vũ trụ. Ảnh: @CNN.

Đầu tháng tới, NASA sẽ đưa một loạt các thí nghiệm khoa học lên một khoang chở hàng gửi đến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Điều thú vị là một trong những thí nghiệm này liên quan đến các con mực nhỏ vô cùng đáng yêu.

Theo cơ quan không gian NASA, các sinh vật sẽ là một phần của cuộc thử nghiệm về tác động của tàu vũ trụ đối với các vi sinh vật có lợi, và tìm hiểu cách tương tác của chúng với vật chủ.

Chuyến cung cấp hàng hóa ISS tiếp theo sẽ được SpaceX tiến hành vào ngày 3 tháng 6 tới. Ngoài việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu mà các phi hành gia cần để tiếp tục sống trên trạm vũ trụ, đợt vận chuyển hàng hóa này cũng được sử dụng để gửi các thí nghiệm khoa học sẽ được thực nghiệm trong môi trường ngoài không gian, bao gồm 5.000 con gấu nước, và 128 con mực đuôi dài phát sáng trong bóng tối.

Những con mực đáng yêu đầu tiên sẽ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS - nasa 4
Ảnh: @NASA.

Chủng mực đuôi dài phát sáng là một phần của nghiên cứu UMAMI nhằm xem xét tác động của phi thuyền trên không gian đối với sự tương tác giữa các vi sinh vật có lợi và vật chủ của chúng (mực nhỏ). UMAMI là viết tắt của “Hiểu biết về Trọng lực nhỏ trên Tương tác giữa Động vật-Vi sinh vật”. Vi sinh vật đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của các mô động vật và trong cả việc duy trì sức khỏe con người.

Đầu tiên họ sẽ là xem gấu nước chịu đựng môi trường thiếu trọng lực như thế nào. Sau đó, họ cũng muốn biết liệu việc thiếu trọng lực có ảnh hưởng đến mối quan hệ cộng sinh giữa mực và các vi sinh vật có lợi trong nó hay không.

Cuộc điều tra này còn giúp xác định xem liệu chuyến bay vũ trụ có làm thay đổi mối quan hệ đôi bên cùng có lợi hay không, điều này có thể hỗ trợ phát triển các biện pháp bảo vệ và giảm thiểu để duy trì sức khỏe phi hành gia trong các nhiệm vụ không gian dài hạn.

Những con mực đáng yêu đầu tiên sẽ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS - nasa 2 1
Ảnh: @NASA.

Nghiên cứu cũng có thể giúp hiểu rõ hơn về những tương tác phức tạp giữa động vật và vi khuẩn có lợi, bao gồm cả những con đường tương tác mới lạ mà vi khuẩn sử dụng để giao tiếp với các mô động vật. Những kiến thức như vậy có thể giúp xác định các cách để bảo vệ và tăng cường các mối quan hệ nàym vì sức khỏe và hạnh phúc của con người tốt hơn trên Trái đất trong tương lai.

Chuyến tiếp tế này cũng sẽ mang theo các thí nghiệm khoa học khác bao gồm một thiết bị siêu âm xách tay được gọi là Butterfly IQ Ultrasound, Pilote của ESA, một mô hình tế bào thận để đánh giá sự hình thành sỏi thận trong không gian…

Thomas Boothby, trợ lý giáo sư sinh học phân tử tại Đại học Wyoming và là nhà điều tra chính cho dự án thí nghiệm này cho biết: “Chuyến bay vũ trụ có thể là một môi trường thực sự thách thức đối với các sinh vật, bao gồm cả con người, những người đã tiến hóa theo các điều kiện trên Trái đất. “Một trong những điều chúng tôi thực sự muốn làm là hiểu cách sinh tồn và sinh sản của gấu nước, mực ống đuôi dài trong những môi trường này và liệu chúng ta có thể học được gì về các thủ thuật mà chúng đang sử dụng, từ đó học cách điều chỉnh để bảo vệ các phi hành gia tốt hơn trong không gian”.

Ngoài gấu nước và mực, trong quá khứ đã từng có các con vật được bay theo tên lửa và tàu vũ trụ vào không gian có thể kể đến như cá vàng, giun tròn, nhện…

Những con mực đáng yêu đầu tiên sẽ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS - nasa 1 1
Ảnh: @NASA.

Năm 2012, con tàu hỗ trợ HTV-3 của Nhật Bản đặt chân lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đã mang theo một bể nuôi cá vàng lên vũ trụ và tiến hành nhiều thí nghiệm với cá vàng. Các nghiên cứu này cho phép họ quan sát các cơ quan nội tạng của chúng một cách dễ dàng.

Giống như những động vật khác, cá vàng được kiểm tra quá trình suy thoái xương và cơ. Mặc dù sống dưới nước, nhưng cá vàng cũng bị ảnh hưởng bởi trọng lực và khi ở trong không gian, chúng bơi vòng thay vì bơi thẳng.

Bên cạnh đó, giun tròn phần lớn là loài ký sinh trùng có thể gây ra bệnh sán ở lợn và chó. Loài động vật này cũng đã được đưa lên không gian nhiều lần, trong đó có chuyến bay lên mặt trăng cùng với tàu Apollo 16. Năm 2003, tàu con thoi Columbia nổ tung khi tiếp tục bay vào bầu khí quyển của Trái Đất khiến 7 phi hành gia trên tàu đều thiệt mạng. Trong khi đó, một con giun tròn trong hộp đồ thí nghiệm được phát hiện trong đống đổ nát vẫn sống.

Mặc dù là loài sinh vật bị ghét và đáng sợ nhất trên Trái Đất, nhưng nhện vẫn được lựa chọn để đưa vào các chương trình không gian. Năm 2011, hai con nhện mắt vàng có tên là Gladys và Esmerelda được đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, nơi chúng có thể quay tơ và săn bắt trong môi trường không trọng lực. Một con nhện có tên là Nefertiti đã sống trên ISS trong suốt năm 2011 nhưng không giăng tơ, mà thay vào đó nó tấn công con mồi thường xuyên hơn.

Có thể bạn quan tâm
Rò rỉ bản ghi nhớ nội bộ của Huawei với kế hoạch đánh bại lệnh trừng phạt của Mỹ

Huawei đã phải chịu đựng một thời gian hỗn loạn và thất bại sau khi Mỹ áp đặt các hạn chế cứng rắn đối với các nhà cung cấp Mỹ lên Huawei vì hoạt động gián điệp kể từ năm 2019. Các lệnh trừng phạt nhằm mục đích phá vỡ quỹ đạo tăng trưởng của công ty.

Việt Nam giành thành tích cao tại Olympic Tin học châu Á – Thái Bình Dương 2021

Hôm qua 26/5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) công bố, 6 thí sinh Việt Nam tham gia cuộc thi Olympic Tin học châu Á – Thái Bình Dương do Indonesia tổ chức đều đoạt giải, bao gồm 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng.

Phát hành iOS 14.6 khắc phục nhiều lỗ hổng bảo mật, người dùng được yêu cầu cập nhật ngay

Apple vừa triển khai iOS 14.6 đến đông đảo người dùng, chỉ vài tuần sau khi phát hành iOS 14.5.1, như một phản ứng cho các vấn đề bảo mật mà tin tặc có thể tấn công người dùng iPhone.

Google đã sẵn sàng công cụ hỗ trợ cho người dùng Google Photos

Nếu vẫn có ý định gắn bó với Google Photos ngay cả khi ưu đãi miễn phí không gian lưu trữ không giới hạn kết thúc vào ngày 1/6, người dùng đã có một công cụ mới vô cùng giá trị từ Google.

Công suất USB-C sắp tăng lên 240W, cục sạc khi đó sẽ không cần

Chẳng bao lâu nữa, phần lớn máy tính di động sẽ không cần phải trang bị ổ cắm điện xấu xí và cục sạc điện độc quyền để sạc pin nữa nhờ tiêu chuẩn công suất mới dành cho USB-C.

Xiaomi chính thức được Chính phủ Mỹ gỡ bỏ cáo buộc

Xiaomi vừa thông báo, hôm qua 25/5, Tòa án Quận Columbia của Hoa Kỳ đã ban hành công bố cuối cùng bỏ qua cáo buộc của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về mối liên hệ với các công ty quân sự Trung Quốc (CCMC) đối với Xiaomi.

Nghiên cứu cách lợn thở bằng mông để tìm giải pháp thay máy thở cho người điều trị Covid-19

Chuột và lợn đều có chung một siêu năng lực bí mật: Chúng đều có thể sử dụng ruột để thở, và các nhà khoa học đã phát hiện ra điều này bằng cách bơm oxy tới mông của chúng qua trực tràng.

Nàng robot Ai-Da tự họa chân dung

Bức tranh đặt ra câu hỏi về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong xã hội loài người.

Tổng công ty Điện lực miền Nam và FPT ký hợp tác chuyển đổi số

Ngày 25/5 tại TP.HCM, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và Tập đoàn FPT ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về lĩnh vực chuyển đổi số, hiện thực hoá mục tiêu EVNSPC trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.

Từ 1/6 sẽ áp dụng Nghị định 38/2021/NĐ-CP về quy định xử phạt lĩnh vực văn hóa, quảng cáo

Ngày 1/6 tới, Nghị định 38/2021/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo sẽ chính thức có hiệu lực.