Những bài học kinh nghiệm chia sẻ từ huyền thoại Ấn Độ đến giới CNTT Việt Nam

Lần đầu tiên, người được mệnh danh là “Bill Gates của Ấn Độ” - ông Narayana Murthy, Nhà sáng lập Infosys, Top 3 công ty dịch vụ CNTT thế giới đã đến Việt Nam và có lịch trình làm việc dày đặc trong 4 ngày, từ 19 - 23/5. Với sự kết nối của FPT, ông đã buổi chia sẻ kinh nghiệm, những câu chuyện truyền cảm hứng với các nhà quản lý, chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành CNTT...

Buổi đối thoại giữa vị tỷ phú người Ấn Độ với giới CNTT Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT đã diễn ra vào chiều ngày 20/5 tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Bùi Hoàng Phương, đại diện các doanh nghiệp CNTT Việt Nam và các chuyên gia, kỹ sư công nghệ trong ngành CNTT. Sự kiện do FPT phối hợp cùng Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức.

Tại sự kiện, ông Narayana Murthy chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh, quản trị, xây dựng văn hóa doanh nghiệp… đã giúp ông và cộng sự đưa Infosys trở thành huyền thoại của ngành CNTT Ấn Độ. Ông cũng cùng giới CNTT Việt Nam thảo luận về thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, sự phát triển của các xu hướng công nghệ mới cũng như những cơ hội cho ngành CNTT Việt Nam.

Có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực CNTT toàn cầu, ông và Infosys đã có những đóng góp quan trọng đưa Ấn Độ thành cường quốc CNTT thế giới. Và ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ tiếp tục khẳng định vị thế khi đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển kỹ thuật trên toàn cầu. Theo một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội phần mềm Ấn Độ (NASSCOM) và Boston Consulting Group, Ấn Độ sẽ nổi lên như một quốc gia đi đầu trong thị trường nghiên cứu và phát triển kỹ thuật toàn cầu (Global Engineering Research & Development – ER&D), đặc biệt trong các lĩnh vực phần mềm, công nghệ ô tô, chip bán dẫn với 22% thị phần vào năm 2030. 

Trong 20 năm tới, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu châu Á

Narayana Murthy khẳng định gần đây Việt Nam nổi lên như một điểm đến công nghệ toàn cầu, phản ánh cam kết và đầu tư của đất nước. Ông cũng đề cao lòng dũng cảm, sự chăm chỉ, tính kỷ luật, sự sáng tạo và hoài bão của nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhờ những phẩm chất này, trong 20 năm tới, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu châu Á và là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới. “GDP của Việt Nam hiện đã đạt mức 4.300 USD bình quân đầu người và sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Tôi tin Việt Nam sẽ mang lại sự thịnh vượng cho người dân nhanh hơn hầu hết các nước”, ông nói.

Ông cũng nhấn mạnh, những doanh nghiệp như FPT sẽ giúp Việt Nam hiện thực hóa tiềm năng quốc gia. “Sau 24 năm toàn cầu hóa, FPT đạt 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài vào năm 2023, và Infosys cũng đạt được thành tựu như vậy với một khoảng thời gian tương tự. Do đó tôi có niềm tin rằng FPT sẽ chạm đến cột mốc tiếp theo, 2 tỷ USD dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài nhanh hơn rất nhiều, với vô vàn quyết tâm, sự can đảm và nỗ lực không ngừng. FPT đang và sẽ góp phần đáng kể vào tương lai tăng trưởng của Việt Nam”.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cũng thừa nhận rằng, chính Ấn Độ, Infosys đã truyền cảm hứng cho FPT, cho Việt Nam. 24 năm trước, FPT đã đến Ấn Độ để học hỏi cách đưa Việt Nam trở thành cường quốc về phần mềm, và chính Narayana Murthy đã truyền cảm hứng cho FPT với một sự tin tưởng tuyệt đối, Việt Nam là một quốc gia đặc biệt và Việt Nam có thể phát triển được phần mềm cho thế giới.

Năm 1998, sau khi trở thành công ty tin học số 1 của Việt Nam, FPT đã quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, quyết tâm ra biển lớn với hướng đi chiến lược là xuất khẩu phần mềm làm sáng danh trí tuệ Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới. Muốn đi xa phải đi cùng nhau. FPT đã “cầm cờ” đứng lên tập hợp công ty phần mềm trong nước để cùng nhau mang trí tuệ Việt ra nước ngoài, kiến tạo hạnh phúc, góp phần hưng thịnh quốc gia. Năm 2002, Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (nay là Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT – VINASA) được thành lập, hạnh phúc tiến ra toàn cầu với quyết tâm sắt đá “người Ấn Độ làm được, người Việt Nam cũng làm được”. Khi ấy, cường quốc công nghiệp phần mềm Ấn Độ có doanh thu phần mềm và dịch vụ CNTT gấp 200 lần Việt Nam. Sau 20 năm, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách ấy hơn 10 lần. Hiệp hội đang hướng đến mục tiêu đưa ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT cán mốc 50 tỷ USD doanh thu trong năm 2030 và 150 tỷ USD vào năm 2045. FPT còn góp phần thắp sáng tên Việt Nam trên bản đồ trí tuệ thế giới khi tiên phong đi vào các xu hướng công nghệ mới nhất như AI, Big Data, Cloud, Blockchain, RPA…

Những bài học kinh nghiệm chia sẻ từ huyền thoại Ấn Độ đến giới CNTT Việt Nam - FPT 8159

Ba điều quan trọng giúp doanh nghiệp thành công: Bán hàng – Kiểm soát tài chính – Nhân lực

Từ chính kinh nghiệm thực tiễn của Infosys, Nhà sáng lập Narayana Murthy cho rằng, để thành công cùng với việc chọn những lĩnh vực có nhu cầu cao, thì để thành công doanh nghiệp cần đảm bảo ba yếu tố quan trọng đó là Bán hàng, Kiểm soát tài chính và Nhân lực. “Nếu chúng ta không bán được hàng thì công ty sẽ không có doanh thu mà không có doanh thu thì công ty không thể hoạt động được. Khi chúng ta có doanh thu rồi thì phải đảm bảo mọi chi phí đều được kiểm soát. Hãy cố gắng chi ít hơn số tiền công ty có. Và một điều quan trọng khác là để đảm bảo hoạt động của tất cả các bộ phận trong công ty, chúng ta cần có đội ngũ nhân sự tốt”. 

Cũng theo huyền thoại CNTT Ấn Độ Narayana Murthy, điều quan trọng nhất với công ty không phải là tạo ra lợi nhuận mà là tạo ra việc làm. Ông tin rằng, khi tạo ra nhiều việc làm thì doanh số, lợi nhuận sẽ tự đến, bởi đấy mới là gốc rễ của kinh doanh, còn doanh số và lợi nhuận chỉ là hệ quả. Cùng chung quan điểm này, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT cho rằng, FPT cũng đang làm như vậy, tập đoàn đang hướng tới việc tạo ra nhiều việc làm hơn để thay đổi cuộc sống của giới trẻ và hướng tới cột mốc 1 triệu nhân viên vào năm 2035. 

Câu chuyện truyền cảm hứng từ Infosys cho ngành CNTT Việt Nam

Với 250 USD khởi nghiệp, sau hơn 4 thập kỷ, Narayana Murthy đã đưa Infosys từ một công ty vô danh thành một trong những công ty trụ cột của ngành CNTT Ấn Độ và có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Năm 1999, Infosys là công ty đầu tiên của Ấn Độ được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq. Năm 2023, công ty đạt doanh thu trên 18 tỷ USD, có 320.00 nhân viên, hiện diện tại 50 quốc gia trên toàn cầu và giá trị thị trường đạt trên 70 tỷ USD. 

Một trong những thành tựu có ảnh hưởng nhất của Narayana Murthy là tiên phong hình thành mô hình cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu, cho phép các công ty thực hiện công việc ở những địa điểm có nguồn nhân lực tốt nhất, có ý nghĩa kinh tế nhất và rủi ro thấp nhất. Mô hình này đã tạo ra cuộc cách mạng hóa ngành dịch vụ CNTT toàn cầu trong tối ưu hóa cấu trúc, nguồn lực, phân phối công việc và nâng cao tốc độ và chất lượng dịch vụ.

Một yếu tố then chốt khác góp phần vào sự phát triển của Infosys đó là nguồn nhân lực. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của Narayana Murthy, năm 2022, Infosys đã thành lập Trung tâm Giáo dục toàn cầu tại Mysore – hình thành mô hình đào tạo trong lòng doanh nghiệp, mang đến cơ hội học tập suốt đời và phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhân sự. Trung tâm này đã nhanh chóng trở thành một trong những trường đại học lớn nhất thế giới trực thuộc doanh nghiệp. 

Câu chuyện của Infosys đã truyền cảm hứng cho FPT – doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của Việt Nam. Sau hơn hai thập kỷ, FPT đã cán mốc doanh thu 1 tỷ USD dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài và hình thành các trung tâm nguồn lực toàn cầu ở châu Á, châu Âu, Châu Mỹ La tinh thu hút hơn 70.000 nhân sự thuộc hơn 70 quốc tịch. FPT cũng là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam thành lập trường đại học trong lòng doanh nghiệp – ĐH FPT, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cho FPT mà còn cho thị trường nhân lực Việt Nam và toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm
Apple phát hành iOS 17.5.1 khắc phục sự cố ảnh đã xóa quay trở lại

Apple hiện đã phát hành bản cập nhật phần mềm mới để giải quyết vấn đề bất thường mà người dùng gặp phải sau khi cập nhật lên iOS 17.5 và iPadOS 17.5.

Garmin ra mắt siêu phẩm đồng hồ MARQ Athlete Carbon Edition, giá 77,9 triệu đồng

Garmin Việt Nam vừa công bố ra mắt đồng hồ MARQ Athlete (Gen 2) – Carbon Edition dành cho vận động viên, người chơi thể thao chuyên nghiệp, nhân kỷ niệm 35 năm Garmin chính thức có mặt trên thị trường.

iPhone 17 Slim chính là chiếc iPhone Ultra được chờ đợi?

Apple được cho là đang phát triển một chiếc iPhone Slim mỏng hơn và khai tử mẫu iPhone Plus vào năm 2025, mà cụ thể với dòng iPhone 17. Tuy nhiên, vị trí của chúng lại hoàn toàn khác nhau.

iTECH EXPO 2024: Diễn đàn tạo kết nối giao thương, giới thiệu giải pháp Việt ra quốc tế

Ngày 20/5/2024, Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh (HCA) phối hợp cùng Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD, ALTA MEDIA và các đối tác tổ chức họp báo công bố Diễn đàn Công nghệ Quốc tế iTECH EXPO – Thành phố Hồ Chí Minh 2024. Sự kiện dự kiến quy tụ 500 gian hàng đến từ các nhà cung cấp trong nước và quốc tế, thu hút 50.000 lượt khách.

Marvell Việt Nam thành công với các thiết kế chip mới, tăng tốc mở rộng hoạt động

Marvell tại Việt Nam mở thêm văn phòng mới tại Đà Nẵng góp phần mở rộng quy mô Trung tâm thiết kế vi mạch của mình tại Việt Nam, nhà thiết kế chip nổi danh này đã có một loạt sản phẩm chip thành công với đóng góp lớn từ các kỹ sư Việt

Triển lãm trên không gian số những cổ vật, đã được định danh, cực quý triều Nguyễn

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế công bố đã Định danh số với 10 cổ vật Triều Nguyễn, đồng thời ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse đầu tiên tích hợp Apple Vision Pro qua hợp tác, ứng dụng công nghệ của Phygital Labs.

Tại sao AI sẽ khó sớm chiếm lĩnh được hoàn toàn thế giới?

Mặc dù trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây, nhưng nó vẫn phải đối mặt với một số thách thức và hạn chế nghiêm trọng, khiến nó khó thể nào chiếm lĩnh được hoàn toàn thế giới.

Ra mắt đồng hồ thông minh HUAWEI WATCH FIT 3, thời trang và sức khỏe dành cho giới trẻ

Ngày 17/5, đồng hồ thông minh HUAWEI WATCH FIT 3 đã được Nhóm Kinh doanh Tiêu dùng Huawei Việt Nam ra mắt có thiết kế và trang bị công nghệ hoàn toàn mới theo định hướng Fashion Forward, mang lại lối sống thời trang và lành mạnh.

Cơ quan giám sát toàn cầu cho biết số hóa ngân hàng tạo ra những lỗ hổng mới

Một cơ quan giám sát tài chính toàn cầu đang cảnh báo về những rủi ro của quá trình số hóa trong thế giới tài chính.

Châu Âu mở cuộc điều tra chính thức vấn đề bảo vệ trẻ em trên Facebook và Instagram

Phía Liên minh Châu Âu (EU) vừa mở một cuộc điều tra chính thức về công ty Meta, vì lo ngại rằng họ không làm đủ để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội lớn Facebook và Instagram.