Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây

Vùng đất Tây Nam Bộ trù phú mênh mang sông nước, chằng chịt sông ngòi lại đang phải đối mặt với cơn khát nước ngọt chưa từng có trong lịch sử.

Tại hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, chủ đề lớn nhất trong những ngày tháng 3 năm nay là câu chuyện về nước ngọt. Trên tất cả các con đường, cảnh tượng bắt gặp nhiều nhất là các loại phương tiện đủ loại hối hả ngược xuôi chở những thùng nước ngọt lớn nhỏ phục vụ sản xuất, cho sinh hoạt và cây trồng. Người dân bàn tán và quan tâm thường trực tình hình nước mặn đã vào sâu đến đâu, tương ứng với giá nước ngọt sẽ tăng theo thế nào.

Mọi năm, vùng Tây Nam Bộ có 6 tháng nắng và 6 tháng mưa, nhưng hiện nay theo người dân các địa phương cho biết, từ tháng 10/2019 đã ngừng mưa, và mùa khô năm nay kéo dài đến 8 tháng. Thiếu nước mưa trong khi nguồn nước ngọt trên hệ thống sông Mekong sụt giảm mạnh khiến nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, vượt qua các ngưỡng từng ghi nhận trong quá khứ. Nhiều nơi hệ thống cống ngăn mặn, ngăn nước biển xâm nhập vào nhưng nước ngọt không về đã làm nhiều kênh rạch chết khô. Trong khi đó, ở chiều ngược lại nhiều địa phương dù đầy ắp nước trong các kênh rạch nhưng lại là thứ nước mặn đắng khiến cả những người nuôi tôm cũng chào thua.

Ngay cả người dân nhiều huyện gần cửa biển vốn dĩ đã có kinh nghiệm chống chọi với nước mặn vào mùa khô hàng năm vẫn không thể trở tay kịp với mức độ hạn mặn khốc liệt lần này. Nhiều hộ dân nằm sâu trong đất liền vốn chuyên trồng cây trái nay phải ngược xuôi mua từng khối nước ngọt để cầm cự. Nhiều chương trình của các tỉnh, các mạnh thường quân lẫn các chủ tư nhân bán nước ngọt đang mang từng giọt nước quý giá đi cứu người và cứu cây. 

Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tanphudong51
Tại Huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang, nắng khô suốt nhiều tháng qua kết hợp với gió chướng đẩy nước ngọt vào sâu trong đất liền khiến kênh rạch bị nhiễm mặn nặng. Với hầu hết người dân nơi đây, dù đã phải đương đầu với hạn mặn mỗi năm, nhưng năm nay vẫn được xem là khốc liệt nhất với ưu tiên hàng đầu là nước ngọt để sinh hoat.   
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tanphudong1
Nhiều mạnh thường quân thuê xe chở nước ngọt về Tân Phù Đông cứu trợ người dân liên tục trong tháng 3 vừa qua. Mọi sinh hoạt của người dân đều trong chờ vào những bình nước ngọt. Với các hộ khó khăn, nước ngọt quả là một gánh nặng lớn cho đời sống nên được nâng niu từng giọt. Người lớn tắm bằng nước mặn, nước ngọt chỉ ưu tiên cho trẻ con, tận dụng nước vo gạo để rửa chén… là cách nhiều hộ dân nơi đây vật lộn với cơn hạn nặng. 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tanphudong2
 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - 90022793 3760101107365853 6410754948643946496 o
Dù trung tâm huyện có một cây nước ngọt miễn phí, nhưng với nhiều xã xa xôi hành trình lấy nước hàng chục cây số là vô cùng gian nan. Nhiều nhóm tình nguyện đã hỗ trợ thuê xe chở nước ngọt  từ trung tâm huyện về các điểm tập kết cho người dân bớt khó khăn. 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - 84346915 3760389474003683 8514245740552257536 o
Vượt qua hàng chục cây số đường vòng vèo, nước được ưu tiên vận chuyển đến hỗ trợ những hộ nghèo đang gặp nhiều khó khăn tại Tân Phú Đông.
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tanphudong3
Chị Lê Thị Ngọc Dung, một hộ khó khăn tại Tân Phú Đông cho biết, đợt hạn năm 2016 không là gì so với năm nay. Bình thường mùa khô, căn theo con nước vẫn có thể tìm được nước ngọt, nhưng năm nay thì hoàn toàn mặn đắng. Nước máy sinh hoạt về đến nơi thì chỉ còn nhỏ giọt mà thôi. “Sạ lúa 2 lần thì mất cả hai, không nghĩ là năm nay hạn dữ vậy. Đám sả trồng năm nay mất giá, nghe đồn bảo do dịch bệnh gì đó, thương lái không mua để đó chết khô. Nhà tôi đi làm mướn là chính, mấy vuông tôm mặn quá người ta bỏ không nuôi khiến công việc làm thuê cũng không có làm. Khổ quá không biết lối nào ra” 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - bentre8
Không riêng các địa phương gần biển, ngay cả các thành phố lớn như Mỹ Tho và TP Bến Tre và vùng phụ cận cảnh xếp hàng dài chờ nước ngọt cũng đã trở thành phổ biến. 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - bentre7
Nước máy sinh hoạt hầu như chỉ khử khuẩn chứ không thể lọc mặn. Đến vòi nước cũng trong nhà cũng đóng muối. Nhiều người đùa rằng nấu canh khỏi cần muối, tắm khỏi xà hồng cũng sát trùng. 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - bentre5
Để có nước cho người dân, TP Bến Tre và các doanh nghiệp hảo tâm đã đã tổ chức các điểm cấp nước miễn phí ngay trong thành phố thông qua các đội sà lan chở nước ngọt về. ​​​​​
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - bentre6
Để chở nước ngọt, các sà lan của công ty cấp nước Bến Tre phải ngược dòng hàng chục cây số lên bơm nước máy từ Vĩnh Long.  Căn theo con nước, hướng gió, các chủ tàu hoạt động liên tục ngày đêm với mỗi chuyến hành trình từ 24 – 48 tiếng chở nước. Nhiều chủ tàu cho hay dù đôi khi phải chạy ngược dòng rất tiêu tốn nhiên liệu nhưng vẫn phải gồng mình chuyên chở cho nhu cầu mỗi ngày của người dân và các doanh nghiệp sản xuất. 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang1A
Trong khi đó, ngược dòng sâu vào tỉnh Tiền Giang, các huyện Châu Thành, Cai Lậy và Cái Bè vốn chưa từng bao giờ bị hạn mặn thì nay cũng điêu đứng. Đây là vùng trồng cây ăn trái, đặc biệt là Sầu Riêng phải trồng từ 3 -5 năm mới thu hoạch, cây chết là mất trắng phải trồng lại từ đầu. Bên cạnh các chủ tàu và những người bán nước tư nhân, tỉnh Tiền GIang cũng tổ chức các điểm cung cấp nước ngọt miễn phí để hỗ trợ giải cứu cây Sầu Riêng của tỉnh. 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang2
Theo chương trình này, mỗi hộ dân tùy theo số lượng Sầu Riêng đang trồng và độ tuổi sẽ được phân bổ từ 1 – 2 khối nước ngọt cho mỗi công đất, 4 lần trong tháng tưới cầm chừng để dưỡng cây. Theo ông Nguyễn Quốc Điền – Chủ tịch UBND xã Phú Phong, huyện Châu Thành, Tiền Giang, để có nước cho các điểm tập kết, đội sà lan phải đi ngược lên hướng Sa Đéc, Đồng Tháp để bơm nước ngày đêm về cung cấp. “Hiện giờ câu chuyện duy nhất người dân nơi đây quan tâm chỉ còn là nước ngọt mà thôi, không cần gì thêm”
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang9
 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang8
Ở nhiều mảnh vườn, cây đang chết khô vì thiếu nước hoặc vì trở tay không kịp tưới nhầm nước mặn. 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang6
 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang7
 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang11
Trên hầu hếtcác tuyến đường, các xe chở nước đủ kích cỡ mỗi ngày ngược xuôi chuyên chở nước về các nhà vườn. Các vụ tai nạn liên quan đến xe chở nước vẫn thường diễn ra. 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang3
Cảnh tượng chưa từng xảy ra khi các xe chở nước bị kẹt lại hàng dài trên những con đường quê nhỏ hẹp. 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang4
 
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang5
Dù nước được hỗ trợ, nhưng đối với chị Nhớ, ngụ xã Phong Phú, Huyện Châu Thành, Tiền Giang, chi phí chở mỗi khối nước về tưới cây hơn trăm nghìn đồng là một khoảng tiền lớn với gần 60 gốc Sầu riêng đang lớn. Để tiết kiệm, mỗi ngày chị tranh thủ chở về bằng xe máy từ 15-20 chuyến, mỗi chuyến 140 lít nước về dự trữ. “Người ta nhiều vốn thì thuê xe, mình ít vốn thì phải chịu khó chở về lần lần. Đàn ông khỏe thì chở nhiều mình phụ nữ thì chở ít, tha lâu cũng đầy tổ”
Nhọc nhằn giọt nước ngọt về miền Tây - tiengiang10
Hơn 60 tuổi, bà Tư Chi ngụ xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, Tiền Giang mới lần đầu thấy nước mặn xâm nhập vào tới vùng quê của mình. Bà hứng một chai nước về làm kỷ niệm (ảnh). Bà Tư Chi trồng Sầu Riêng đang cho trái, để dưỡng cây trong mùa hạn, bà phải lặt bỏ hết hoa và trái để dưỡng cây cũng như tốn khá nhiều tiền mua nước về tưới cầm chừng. “Nước mặn nó tăng nhanh chóng mặt theo từng ngày, có hộ dân chết sạch cả vườn, chỉ chờ xẻ làm củi. Cây Sầu riêng là cả một đời người, nếu trồng lại đến khi có trái không biết tui có còn sống không. Giờ tốn nhiêu cũng phải ráng cầm cự. Mùa khô còn hơn 1 tháng nữa mới hết. Gió chướng cứ thổi bời bời thế này là dân còn khổ. Bao giờ cho đến gió Tây Nam?”
Làm việc ở nhà, lưu ý nguy cơ bị tin tặc đánh cắp dữ liệu

Ngày 23/3, Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) đã chia sẻ một số nguy cơ bảo mật dễ bị khai thác trong môi trường làm việc từ xa, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp áp dụng cho nhân viên làm việc ở nhà.

118 ca dương tính, Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca lây nhiễm chéo của nhân viên y tế

Báo cáo mới nhất của Bộ Y Tế, hiện Việt Nam có 118 ca dương tính, 645 ca nghi nhiễm với các dấu hiệu ho, sốt, trở về từ vùng dịch, và hơn 52.000 người đang được giám sát y tế. Đặc biệt, Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca lây nhiễm chéo của nhân viên y tế.

Triển khai thử nghiệm GrabMart tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 23/3, Grab triển khai thử nghiệm GrabMart cho người dùng tại TP. Hồ Chí Minh, giúp tăng an toàn cho người dùng Grab trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Tại sao Apple vẫn ra mắt iPad mới trong bối cảnh suy thoái kinh tế?

Bất chấp Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối diện với đại dịch tồi tệ nhất khiến nhiều hoạt động phải đình trệ, nhưng Apple vẫn phát hành các sản phẩm mới, bao gồm iPad Pro với Magic Keyboard.

Tin tức công nghệ trong tuần, từ ngày 16-22/3/2020

Công nghệ tuần qua đã diễn biến rất sôi động cùng với nhiều sự kiện được ra mắt. Hãy cùng Thế Giới Số điểm lại những “Tin tức công nghệ trong tuần” vào trưa ngày thứ Hai hàng tuần, đồng thời hé lộ những thông tin, sản phẩm mới sắp trình làng trong tuần tới.

Google I/O 2020 bị hủy bỏ hoàn toàn, bỏ luôn cả livestream trực tuyến

Sự kiện thường niên lớn nhất thế giới dành cho nhà phát triển Google đã chính thức “chết yểu” trong năm nay.

Mua iPad Pro 2018 bây giờ là một món hời!

iPad Pro 2018 bản refurbished (đã sử dụng, được Apple thay pin và kiểm tra, đóng hộp mới) hiện chỉ còn 549 USD, tương đương 12,8 triệu đồng.

Huawei âm thầm giúp người dùng cài ứng dụng không cần Play Store

Huawei vừa âm thầm phát triển một tính năng để người dùng có thể cài ứng dụng không cần Play Store, theo thông tin từ XDA-developers.

Từ iPad Pro mới ra lò, có thể đoán được iPhone 12 sẽ có gì

Apple đã lặng lẽ ra mắt iPad Pro mới, MacBook Air, Mac mini và nhiều phụ kiện khác vào hôm 18/3. Nhìn vào những thay đổi trên iPad Pro, chúng ta có thể mong chờ một số thứ sẽ có mặt trên sản phẩm này.

Thị trường smartphone sụt giảm 38% do đại dịch COVID19

Diễn biến phức tạp của dịch COVID19 khiến thị trường smartphone toàn cầu suy giảm mạnh nhất về doanh số từ trước đến nay.