Nếu được hỏi năm 2022 sẽ được nhớ đến như thế nào, thì gần như ngay lập tức sẽ nhận được câu trả lời là sự biến động nhân sự lớn trên quy mô toàn cầu khi các tập đoàn công nghệ lớn quyết định sa thải hàng loạt nhân viên ở mọi vị trí sau thời gian trì trệ do đại dịch COVID-19.
Bóng đen bao trùm những ông lớn công nghệ
Các công ty công nghệ bắt đầu gặp khó khăn về việc kinh doanh từ đầu năm 2022, tình trạng ngày càng nghiêm trọng cho đến vài tháng gần đây với những đợt sa thải lớn chưa từng có. Nhiều công ty trẻ thừa nhận họ đã tuyển dụng quá nhiều trong thời kỳ bùng nổ trước đại dịch và họ buộc phải làm mọi cách để giảm chi phí và thay đổi hướng đi để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn trong những năm tới.
Tập đoàn bán lẻ khổng lồ Amazon có lẽ là công ty nổ phát súng đầu tiên khi sa thải 10.000 nhân viên tương đương với 3% nhân sự của công ty. Các nhân sự bị cho nghỉ việc chủ yếu trong các bộ phận công nghệ với các dự án không hiệu quả, bao gồm cả bộ nhận Alexa thay vì nhân viên giao nhận.
Ngay sau khi hoàn tất việc mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD vào cuối tháng 10, tỷ phú Elon Musk tuyên bố ông sẽ cắt giảm khoảng 3.700 nhân viên của Twitter, tức khoảng 50% nhân sự của công ty. Đáng chú ý là các nhận sự bị cắt giảm còn bao gồm các các giám đốc điều hành hàng đầu của công ty. Elon Musk cho biết Twitter lỗ 4 triệu USD mỗi ngày do việc dư thừa lao động. Các nhân sự ở lại buộc phải làm việc chăm chỉ hơn, nếu không đáp ứng được thì phải rời đi, đây là nguyên nhân nhiều nhân sự tiếp tục từ chức hàng loạt tại Twitter.
Meta, cho sa thải 11.000 công nhân, tương đương 13% trên tổng 87.000 nhân sự. Đây là lần sa thải hàng loạt đầu tiên trong lịch sử của công ty. Meta cho biết công ty cũng tạm thời không có kế hoạch tuyển dụng mới, ít nhất đến hết quý 1/2023. Giám đốc điều hành Meta là tỷ phú Mark Zuckerberg đã thừa nhận trong một bức thư gửi nhân viên rằng quyết định mở rộng kinh doanh nhanh chóng của công ty trong đại dịch COVID-19 đã không thành công như kỳ vọng và cổ phiếu của Meta đã giảm đến mức thấp nhất.
Khó khăn của Meta còn đến từ sự cạnh tranh gay gắt của các nền tảng truyền thông xã hội đối thủ, đặc biệt là Tik-Tok và sự sụt giảm trong quảng cáo đã khiến doanh thu của công ty bị sụt giảm, dẫn đến việc Meta công bố doanh thu và lợi nhuận liên tiếp giảm trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, Mark Zuckerberg không nhắc đến vũ trụ ảo Metaverse, việc đầu tư vào nền tảng này đã làm công ty tiêu tốn hơn 9 tỷ USD, đến nay dự án vẫn chưa có được những bước phát triển mới. Mark Zuckerberg vẫn kiên trì trong việc phát triển Metaverse.
HP tuyên bố sẽ cắt giảm 10% nhân sự trên toàn cầu với khoảng 6.000 người. HP cho biết nhu cầu về PC ngày càng giảm khi hàng loạt các công ty cắt giảm nhân sự. Cũng như các công ty khác, HP đang nỗ lực vượt qua giai đoạn suy thoái toàn cầu, việc cắt giảm nhân sự nằm trong nỗ lực tiết kiệm 1.4tỷ USD trong thời gian từ nay đến 2025.
Trước tình trạng ngày càng có nhiều công ty công nghệ lên kế hoạch sa thải nhân sự, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Apple là đến nay vẫn chưa có kế hoạch về thay đổi nhân sự. Tuy nhiên, trước áp lực của các nhà đầu tư, Google vẫn đang cân nhắc giảm 6% nhân sự yếu kém tương đương với 10.000 người trong thời gian tới. Các nhà đầu tư của Google cho là Google sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi ít người hơn và tăng mức thu nhập cho nhân viên.
Apple chưa từng đề cập đến việc sa thải nhân sự như các công ty công nghệ lớn khác, mặt khác Tim Cook liên tục phủ nhận các thông tin cắt giảm ngân sách hay đóng băng việc tuyển dụng, Tuy nhiên Apple cũng thông báo với các nhân viên rằng Apple sẽ không có kế hoạch tuyển dụng trong thời gian tới, các nhà phân tích dự đoán có thể Apple sẽ không tuyển mới cho đến cuối năm tài chính tháng 9/2023.
Rõ ràng số lượng nhân sự ngành công nghệ bị cắt giảm trong thời gian tới vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi trước đó nhiều công ty công nghệ cũng cho biết họ có kế hoạch cắt giảm nhân sự trong thời gian tới. Đặc biệt các công ty công nghệ khu vực Đông Nam Á cũng đang bắt đầu bị ảnh hưởng.
Hầu hết các startup ở khu vực Đông Nam Á vẫn chưa có lãi và đang lỗ hàng tỷ USD mỗi năm, nên họ đang tìm mọi cách để tiếp tục duy trì qua giai đoạn khó khăn này. Nếu trước dịch COVID-19 các công ty startup có xu hướng thuê nhiều nhân sự để phát triển cho dự án thì nay họ hướng đến bộ máy tinh gọn và hiệu quả do việc giảm ngân sách đầu tư từ các công ty đầu tư mạo hiểm.
Thực tế, việc sa thải nhân sự để tối ưu chi phí ở các công ty công nghệ Đông Nam Á đã diễn ra từ đầu năm 2022 có thể kể đến như: GoTo Group (công ty của nền tảng gọi xe công nghệ Gojek và nền tảng thương mại điện tử Tokopedia), Glints , Sea Limited (công ty mẹ của Shopee), Grab, Carousell (nền tảng bán lẻ lớn nhất Indonesia)…
Lịch sử phát triển của ngành công nghệ, quy mô sa thải hiện tại vẫn chưa là gì so với sự đổ vỡ của bong bóng dotcom, thống kê từ Challenger, năm 2001, ngành công nghệ đã sa thải 168.395 nhân sự và 131.294 trong năm tiếp theo. Đáng lưu ý là các công ty sống sót qua đợt sóng lớn năm 2001-2002 đều đột phá thành những ông lớn trong ngành công nghệ.
Elon Musk tỷ phú công nghệ được nhắc đến nhiều nhất năm 2022
Sau khi mua lại Twitter, tỷ phú Elon Musk trở thành nhân vật “hot” nhất năm khi sao thải hơn 50% nhân viên của Twitter ngay trong những ngày đầu tiên. Thực tế, Twitter cũng đã có kế hoạch sa thải hơn 20% nhân sự dù việc thâu tóm Twitter của Elon Musk có thành công hay không, trước đó Elon Musk cũng thông báo với các nhà đầu tư về khả năng ông sẽ sa thải 70% nhân sự của Twitter để tái cơ cấu hoạt động của Twitter.
Đầu năm 2022, Elon Musk cũng được nhắc đến khi trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản tăng 200 tỷ USD chỉ trong 2 năm, điều mà chưa có bất kỳ tỷ phú nào làm được.
Elon Musk kiếm tiền nhanh nhưng cũng mất tiền với tốc độ nhanh không kém. Đầu tháng 11.2021 khối tài sản của Elon Musk đạt hơn 300 tỷ USD trở thành người giàu nhất hành tinh. Chỉ trong 4 ngày sau khi đăng tin về những cân nhắc bán hàng triệu, cổ phiếu, nghỉ việc… cổ phiếu của ông giảm nhanh chóng 24%
Theo thống kê của, Bloomberg, sau thương vụ mua lại Twitter, cùng nhiều hỗn loạn trong việc kinh doanh và đầu tư, tài sản của Elon Musk chỉ còn 170,9 tỷ USD, giảm hơn 99 tỷ USD trong năm 2022. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành LVMH, Bernard Arnault trở thành người giàu nhất thế giới, tỷ phú Bernard Arnault là phiên bản trái ngược hoàn toàn của Elon Musk, thận trọng, kín tiếng.
Cùng với việc dành quá nhiều thời gian cho Twitter, có vẻ như Elon Musk đã bỏ rơi Tesla vốn phụ thuộc rất nhiều vào Elon Musk đã gây ra những lo lắng cho các nhà đầu tư. Không chỉ Twitter mới có nhiều vấn đề cần giải quyết, Tesla cũng đang gặp nhiều vấn đề như chính sách Zero COVID khiến việc bán xe ở thị trường Trung Quốc của Tesla trở nên khó khăn hơn đặc biệt đây là thị trường lớn thứ 2 sau Mỹ của hãng.
Năm 2022, mục tiêu chiếm 50% thị trường xe điện rõ ràng là con số bất khả thi nhưng công bằng mà nói thì các khó khăn của Tesla không hoàn toàn đến từ phía Elon Musk mà phải nhắc đến tình hình COVID-19 và bất động sản tụt giảm tại Trung Quốc, khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất tăng cao, lỗi đèn xe, khó khăn trong việc cung ứng vật liệu…
Mặt khác Elon Musk đang tạo một cuộc cách mạng mới cho thung lũng Silicon nơi mà các nhân viên được “nuông chiều” chăm sóc hết mức có thể, do đó không lạ khi hầu hết các nhân sự ở nơi này gần như ngay lập tức chỉ trích hành động sa thải nhân viên của Elon Musk.
“Ông ấy chẳng biết mình đang làm gì với Twitter cả”, nhà báo Farhad Manjoo của tờ New York Times chỉ trích.
Trong khi các nhân viên chỉ trích những hành động của Elon Musk thì các ông chủ của thung lũng Silicon lại đồng tình với ông. Elon Musk như tiếp thêm động lực để họ mạnh tay tái cơ cấu lại nhân sự vốn là gánh nặng của hầu hết các công ty đặc biệt là các công ty trẻ bắt đầu khởi nghiệp phải phụ thuộc phần lớn và các nhân viên nhiều kinh nghiệm vốn luôn đòi hỏi những ưu đãi hấp dẫn để làm việc.
Công bằng mà nói, Elon Musk không phải là người đầu tiên và duy nhất sa thải nhân viên số lượng lớn trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Nếu Elon Musk thành công trong việc khôi phục lại Twitter thì sẽ là động lực rất lớn để những công ty nỗ lực noi theo. Tuy vậy, có lẽ Elon Musk sớm giảm thời gian làm việc tại Twitter thay vào đó phải quay lại giải quyết những vấn đề của Tesla, nơi mà phần lớn tài sản và lợi nhuận của ông đang ở đó, dấu hiệu rõ ràng hơn khi Elon Musk cho biết đang tìm kiếm CEO mới cho Twitter
AI
Kết quả của cuộc Khảo sát Toàn cầu của Công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey về AI năm 2022 cho thấy AI đang được áp dụng tăng gấp 5 lần so với năm 2017, thời điểm công ty bắt đầu nghiên cứu sự phát triển của AI.
Năm 2017, các khảo sát của McKinsey 20% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã áp dụng AI trong doanh nghiệp của họ để hỗ trợ việc kinh doanh, điều hành và con số đó hiện tại là 50%, khảo sát mức cao nhất là 58% năm 2019 thời điểm trước khi dịch bệnh bắt đầu làm chậm đi sự phát triển, đầu tư của các doanh nghiệp.
Những ứng dụng phổ biến của AI trong 5 năm gần đây tập trung vào việc phát triển robot, tự động hóa quy trình sản xuất, thị giác và hiểu ngôn ngữ tự nhiên trong đó việc AI có thể hiểu được các ngôn ngữ tự nhiên và nhận biết thị giác trong năm 2022 tạo được điểm chú ý ấn tượng. Đơn giản nhất người dùng có thể trải nghiệm khả năng dịch đa ngôn ngữ của Google, khả năng nhận biết ngôn ngữ trên video và tạo phụ đề và có khả năng dịch phụ đề ra các ngôn ngữ được hỗ trợ ở nền tảng YouTube.
Các thử nghiệm áp dụng AI trong sáng tạo nghệ thuật không mới. Tháng 10/2018, nghệ sĩ Obvious ở Pháp đã mang một bức tranh mang tên “Edmond de Belamy” đến sàn đấu giá sàn đấu giá Christie’s tại New York, Mỹ bán thành công bức tranh với giá 432,500 USD. Điều đáng lưu ý đây là bức tranh trong series tranh “Gia đình de Belamy” được dự tính bán với giá 7.000 đến 10.000.
Vừa qua, khả năng sáng tạo nghệ thuật của AI lần nữa được nhắc đến khi. Người dùng Jason Allen đã mang bức tranh “Théâtre D’opéra Spatial” được tạo bởi phần mềm Midjourney vẽ bằng trí tuệ nhân tạo đến tham dự triển lãm ở bang Colorado. Bức tranh đã giành giải nhất và gần như ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các nghệ sĩ.
Nếu những năm trước, AI gần như chỉ làm một khái niệm hoặc những trải nghiệm mơ hồ với đa số người dùng thì năm 2022 AI hiện diện trở nên rõ ràng hơn không chỉ trải nghiệm trên các thiết bị thông minh mà người dùng còn có thể trực tiếp áp dụng AI với Mô hình trí tuệ nhân tạo ChatGPT.
Hồi đầu tháng 12/2022, OpenAI giới thiệu một chatbot như một siêu AI có tên ChatGPT. Chỉ sau 4 ngày ra mắt, ChatGPT đã được hơn 1 triệu người đăng ký, các cuộc trò chuyện với ChatGPT trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi và hấp dẫn.
ChatGPT có khả năng phản hồi các câu hỏi dựa vào trí tưởng tượng của mỗi người. ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi đơn giản, những câu hỏi về triết học, hoặc cá tư vấn cá nhân…Để tăng độ phức tạp của câu hỏi, một vài người yêu cầu ChatGPT giải thích các thuật ngữ công nghệ, metaverse, blockchain, thực tế ảo… thậm chí có thể hỗ trợ làm luận văn, trợ lý sửa lỗi lập trình với các giải thích và cả giải pháp khắc phục… Tất cả chỉ trong vài giây.
Bên trên chỉ là 2 ví dụ đơn giản cho thấy AI đang dần trở nên phổ biến. Trong thời điểm khó khăn như hiện nay doanh nghiệp được hưởng lợi rất nhiều từ các ứng dụng của AI. Đầu tiên khả năng dự báo chính xác nhu cầu thị trường chính xác hơn. AI đã dự đoán sản phẩm được cá nhân hoá đang là nhu cầu khi người dùng sẵn sàng chi hơn 20% để sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hoá cho riêng họ. Hệ thống AI cũng tự học, và liên tục thu nhập dữ liệu trong suốt dự đoán giúp giảm chi phí vận hành giảm đến 50% nhờ vào việc giảm các chi phí liên quan như kho bãi, quản trị chuỗi cung ứng, vận chuyển….
Theo Entrepreneur, AI không giúp các công ty thay đổi quy trình làm việc theo hướng tối ưu nhất, điều này đặc biệt quan trọng với các ngành nghề kế toán, ngân hàng, xử lý dữ liệu khách hàng… Tuy nhiên, hậu quả là khả năng nhân sự thừa tăng lên ở những vị trí hệ thống không cần đến sự can thiệp của con người, nhìn vào mặt tích cực thì công ty sau khi tối ưu sẽ tăng trưởng bền vững cà có lợi nhuận cao hơn nếu áp dụng AI
Theo Entrepreneur, ý tưởng hoặc giải pháp sẽ mới xuất hiện liên tục, đồng nghĩa với thách thức cần vận hành và triển khai hợp lý và hiệu quả nhanh nhất có thể, điều mà trước nay khó có thể làm được thì AI hoàn toàn có thể hiện thực hóa những ý tưởng của doanh nghiệp. Dự báo số lượng kỳ lân công nghệ sẽ tăng lên trong thời gian tới nhờ áp dụng AI để giải quyết các vấn đề
nan giải trước nay khó có thể giải quyết.
Trong tương lai gần, có thể thấy AI có thể đảm nhận nhiều vị trí không cần đến sự hiện diện của con người như hệ thống chăm sóc khách hàng, trợ lý ảo cá nhân, dây chuyền sản xuất tự động hoá, robot tự hành làm việc ở những nơi nguy hiểm như nhà máy hạt nhân, cảnh sát chữa cháy… có thể thấy khi AI trở nên thông minh hơn, các hệ thống vận hành tự động thì nhiều khía cạnh của cuộc sống sẽ được hưởng lợi không ít, bên cạnh đó cần cân nhắc lại giá trị của con người trong xã hội, nơi mà AI đã làm tất cả mọi việc.
Điện thoại âm thầm đổi mới
Năm 2022, các sản phẩm công nghệ khá mờ nhạt đặc biệt là mảng điện thoại, khi gần như không có một sản phẩm thật sự nổi bật được giới thiệu. Các hãng điện thoại không còn tập trung vào một sản phẩm độc đáo và khác biệt mà tối ưu sản phẩm theo hướng an toàn.
Năm 2022, các cuộc đua công nghệ trên điện thoại gần như không còn, đầu tiên có thể kể đến cuộc đua khả năng zoom của camera sau trên điện thoại. Năm 2022, các điện thoại cạnh tranh nhau nhau với các camera có khả năng zoom quang 2x, 3x, 5x, 10x hoặc zoom số 30x, 100x… thì năm 2022 gần như các điện thoại từ trung cấp đến cao cấp đều có khả năng zoom quang khá tốt. Thực tế, khả năng zoom của điện thoại cũng khá giới hạn, các hãng mong muốn cải thiện chất lượng hình ảnh bằng cách cộng tác với các hãng ống kính cao cấp. Việc làm này không mới nhưng mang hiệu quả đáng kể. Lấy ví dụ Nokia, từ năm 2004 hãng vẫn luôn cộng tác với thương hiệu ống kính Zeiss để tinh chỉnh và tối ưu công nghệ hình ảnh cho các dòng điện thoại Nokia N Series. Chiếc điện thoại Nokia N90 được trang bị cảm biến 2MP và ống kính Zeiss lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2005, kể từ đó ống kính Carl Zeiss luôn được sử dụng trên các sản phẩm điện thoại cao cấp của Nokia cho đến thế hệ Lumia dưới thời Microsoft.
Nokia đã chứng minh được sức mạnh hình ảnh khi kết hợp cùng với các thương hiệu ống kính cao cấp và có bề dày phát triển lâu đời. Có thể nhiều người dùng chưa biết, không chỉ là hãng điện thoại đầu tiên ngoài kết hợp với hãng ống kính cao cấp mà còn cải thiện chất lượng hình ảnh bằng cách tăng kích thước cảm biến. Năm 2012, Nokia 808 PureView ra mắt với cảm biến BIS 41MP và kích thước 1/1.2” lớn nhất thời điểm đó. Đến hiện tại cũng chỉ có vài điện thoại trang bị cảm biến 1” mới đánh bại được kích thước cảm biến khổng lồ của Nokia PureView 808.
Các điện thoại Huawei P Series là hãng tiên phong trong việc kết hợp với thương hiệu ống kính Leica cho ra những chiếc điện thoại có khả năng chụp ảnh ấn tượng thì trước đó các điện thoại cao cấp của Sony cũng đã được trang bị ống kính Carl Zeiss T* cao cấp. Năm 2022 chứng kiến những sản phẩm điện thoại cao cấp được trang bị các camera và ống kính cao cấp, có thể kể đến OPPO và OnePlus kết hợp với thương hiệu máy ảnh Hasselblad, Xiaomi kết hợp cùng hãng ống kính Leica với 2 sản phẩm Xiaomi Mi 12S Ultra và Mi 12S Pro, Vivo X60 Pro được trang bị ống kính Carl Zeiss T cao cấp… đáng lưu ý là Huawei P50 series đã không còn hợp tác cùng Leica.
Ngoài việc kết hợp cùng với hãng ống kính cao cấp, các hãng điện thoại đang tìm cách tăng kích thước cảm biến hình ảnh để nâng cao chất lượng, hiện tại các điện thoại được trang bị cảm biến 1” và cảm biến độ phân giải cao đang xuất hiện ngày càng nhiều dù chưa tạo được dấu ấn rõ rệt. Năm 2021, Sharp Aquos R6 được giới thiệu với cảm biến ảnh 1” bên trong cùng ống kính Leica như bảo chứng cho chất lượng hình ảnh cao cấp của máy. Các điện thoại cảm biến 1” đang xuất hiện nhiều vào năm 2022 có thể điểm qua như: Sharp Aquos R7 phiên bản nâng cấp của R6, Sony Xperia Pro 1, Xiaomi Mi 12S series, Leica Leitz Phone 2…
Xu hướng trang bị cảm biến trên 100MP đang không còn được nhiều người lưu ý bởi không thật sự mang lại chất lượng hình ảnh vượt trội như tăng kích thước cảm biến và ống kính chất lượng. Tính năng macro được Apple khởi xướng nhưng có vẻ tính năng này không thật sự hấp dẫn bởi hạn chế về chất lượng hình ảnh và độ phân giải, OPPO cố gắng đẩy mạnh khả năng chụp siêu macro nhưng không thu được thành công đáng kể.
Công nghệ màn hình gập có vẻ vẫn chưa được đón nhận do những vấn đề về trải nghiệm tối ưu phần mềm và chất lượng màn hình cần được cải thiện hơn. Năm 2022 không còn các thiết kế đột phá như thời gian trước đó. Có lẽ thế giới điện thoại đang lấy iPhone làm chuẩn, quay về thiết kế thực dụng, hoàn thiện hơn các chi tiết nhỏ của thiết kế, cải thiện trải nghiệm sử dụng, hệ sinh thái và chất lượng hình ảnh. Có lẽ năm 2022 có thể nói các điện thoại đang giống với iPhone, không có gì mới hoặc nổi bật chỉ là hoàn thiện hơn qua từng thế hệ.
VNG vừa ra mắt nền tảng CloudVerse, giải pháp thông minh dành cho những doanh nghiệp đang sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ điện toán đám mây, giúp tối ưu hóa các dịch vụ multicloud, tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.
Trong dự báo công nghệ 2023 và những năm sau đó, Keysight đã đưa ra những nghiên cứu khẳng định sự phát triển của những công nghệ dẫn đầu của điện toán đám mây, bản sao số và trí tuệ nhân tạo, 5G và 6G, điện toán lượng tử và xe điện và tự lái.
Các vi xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ 4 là những vi xử lý bền vững nhất của Intel dành cho hệ thống trung tâm dữ liệu. Dòng vi xử lý mới của Intel cung cấp nhiều tính năng để tối ưu hóa sức mạnh và hiệu năng nhằm sử dụng các nguồn lực của CPU một cách hiệu quả.
Từ nay, người dùng Grab sẽ có thể lựa chọn Ví điện tử ZaloPay để thanh toán các dịch vụ: đặt xe, đặt đồ ăn, đi chợ online và giao hàng, bên cạnh hình thức thanh toán qua Ví Moca trên ứng dụng Grab, bằng các thẻ ngân hàng đã liên kết hoặc tiền mặt như trước đây.
Một số công nghệ nổi bật được dự đoán sẽ định hình tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe vừa được công bố những ngày đầu 2023
Người ảo hỗ trợ AI đã và đang trở thành cơn sốt ở Trung Quốc.
Tiếp nối chiến dịch #VaccineSo được triển khai lần đầu tiên vào năm 2021, chiến dịch năm nay sẽ cung cấp những tài liệu bổ ích và chuỗi video hướng dẫn an toàn được thực hiện bởi TikTok và các nhà sáng tạo nội dung nhằm nâng cao kiến thức về an toàn trên không gian mạng cho cộng đồng.
Tủ Đóng Cắt Trung thế AirSeT thế hệ mới bỏ sử dụng khí nhà kính SF6 sang tận dụng không khí tinh khiết và công nghệ đóng cắt chân không, cho phép người dùng khai thác tối đa tính năng kỹ thuật số để mở khóa dữ liệu.
Bệnh viện Udon Thani (Thái Lan) đã ứng dụng giải pháp in ấn và quét mã của Zebra để số hóa quy trình đăng ký khám chữa bệnh vốn đang được thực hiện thủ công của họ. Giải pháp này đã giúp bệnh viện tăng hiệu suất và độ chính xác lên đến 20%, đồng thời giảm thiểu sai sót do con người gây ra.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Việt Nam có cơ hội tham gia cuộc đua toàn cầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt, công nghệ giọng nói đang tạo những dấu ấn mới trong kỷ nguyên AI tại Việt Nam.