Nhiều quốc gia ngừng tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca vì tác dụng phụ

Nhiều người đã gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, đông máu dẫn đến tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Công ty dược AstraZeneca khẳng định sản phẩm của họ không liên quan đến các ca tử vong. Nhưng nhiều quốc gia trở nên thận trọng hơn trong việc tiêm ngừa vaccine.

Theo đó, một số quốc gia châu Âu đã đồng loạt ngừng tiêm ngừa vaccine AstraZeneca cho người dân. Thái Lan và Indonesia tuyên bố tạm ngừng triển khai. Việt Nam cũng ghi nhận 13 trường hợp phản ứng độ 2 và 3 sau khi tiêm ngừa vaccine AstraZeneca và đã được xử lý kịp thời…

WHO kêu gọi các nước tiếp tục chương trình tiêm ngừa vaccine Covide-19, tuy vậy nhiều quốc gia trở nên thận trọng hơn trong các chiến dịch tiêm ngừa của họ. Tính đến ngày 15/3, đã có 14 quốc gia tạm ngưng tiêm ngừa Covide-19 của AstraZeneca.

Nhiều nước châu Âu ngừng tiêm vaccine của AstraZeneca

Áo là quốc gia đầu tiên ngừng việc tiêm chủng vaccine của AstraZeneca từ ngày 7/3 khi ghi nhận một trường hợp tử vong do rối loạn đông máu và bệnh do thuyên tắc phổi. Ngay lập tức Estonia, Latvia, Lithuania và Luxembourg cũng đình chỉ việc sử dụng lô vaccine do Áo sản xuất.

Na Uy là quốc gia thứ 2 tuyên bố tạm ngừng tiêm vaccine Covid-19 khi ghi nhận một số người gặp tác dụng phụ sau tiêm. Đặc biệt, ngày 13/3, Cơ quan Y tế Na Uy ghi nhận 3 nhân viên y tế dưới 50 tuổi phải nhập viện sau khi tiêm vaccine của hãng AstraZeneca, cơ quan y tế đánh giá đây là ghi nhận bất thường với các triệu chứng xuất huyết, đông máu, hạ tiểu cầu cấp. Dù chưa rõ có liên quan đến vaccine hay không nhưng quyết định ngừng tiêm chờ kết quả điều tra là cần thiết.

Ngày 15/3, Tổng thống Emmanual Macron thông báo Pháp tạm dừng tiêm vaccine của AstraZeneca trong vòng 24 giờ để chờ ý kiến của Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA). Cùng ngày, các nước Italia, Tây Ban Nha và Đức cũng thông báo họ tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca cho người dân sau khi có nhiều báo cáo gây đông máu và một số tác dụng phụ sau khi tiêm.

Phát ngôn viên của Bộ Y tế Đức tối 15/3 cho biết họ sẽ ngừng sử dụng vaccine Covid-19 do AstraZeneca sản xuất như biện pháp phòng ngừa dựa trên khuyến cáo của Viện Paul Ehrlich, là cơ quan quản lý vaccine quốc gia Đức.

Bộ Y Tế Hà Lan cho biết họ vẫn chưa có bằng chứng trực tiếp liên hệ giữa vaccine và các ca đông máu được ghi nhận từ Đan Mạch và Na Uy. Nhưng Hà Lan vẫn đợi kết quả điều tra từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA).

Ireland cũng ngừng việc tiếp tục tiêm ngừa Covid-19 khi Ủy ban Tư vấn tiêm chủng Quốc gia (NIAC) của nước này khuyến cáo việc hoãn tiêm vaccine từ AstraZeneca. Ông Ronan Glynn, Phó giám đốc Bộ Y tế Ireland cho biết đây là quyết định “hết sức thận trọng”, hy vọng sau một tuần có thể nhìn thấy những tín hiệu khả quan hơn.

Vùng Piedmont, miền bắc của Italy hôm 14/3 thông báo ngừng việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 khi ghi nhận một giáo viên tử vong sau tiêm và cách ly lô vaccine để điều tra xem có sự liên hệ giữa lô vaccine và nguyên nhân tử vong hay không.

Trước đó, Cơ quan Quản lý Dược phẩm AIFA của Italy đã cấm sử dụng vaccine mang số liệu ABV2856 do AstraZeneca sản xuất. Nguyên nhân là do hai người đàn ông ở Sicily tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 này. Toàn bộ vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca tạm thời ngừng sử dụng để chờ báo cáo đầy đủ của EMA.

Romania và Iceland cũng có động thái tương tự với Ý và cho biết đây là biện pháp phòng ngừa cẩn trọng, đảm bảo an toàn cho người dân.

Bulgaria cũng tạm dừng tiêm chủng vaccine vào ngày 12/3 khi nhận được thông tin một phụ nữ 57 tuổi tử vong vài giờ sau khi tiêm. Nguyên nhân tử vong do trụy tim, cơ quan pháp y không tìm thấy máu đông. Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov cho biết việc triển khai tiêm ngừa vaccine của AstraZeneca sẽ tạm dừng các chuyên gia chứng minh được vaccine này an toàn cho người dân.

Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hoãn vaccine của AstraZeneca vào ngày 12/3. Tuy nhiên, ngày 16/3 kế hoạch tiêm ngừa vẫn tiếp tục với mũi tiêm đầu tiên cho thủ tướng Prayuth Chan-ocha, theo sau đó là các bộ trưởng trong nội các. Trước đó, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết đã thông qua việc phê duyệt chất lượng vaccine của AstraZeneca và họ sẽ tiếp tục chương trình tiêm ngừa vaccine Covid-19.

Bộ trưởng Y tế Indonesia ngày 15/3 cho biết nước này sẽ trì hoãn việc tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca để chờ kết quả thẩm định của tổ chức Y tế Thế giới WHO. Đây là quyết định khó khăn trong tình hình nước này chịu áp lực lớn về số ca mắc bệnh với hơn 38.400 người đã tử vong do nhiễm Covid-19.

AstraZeneca tuyên bố vaccine của hãng an toàn

Phát ngôn của AstraZeneca cho biết không tìm thấy có sự liên hệ giữa nguy cơ đông máu của các trường hợp tiêm vaccine mới đây có liên quan đến vaccine của hãng. Công bố trên dựa vào cuộc đánh giá dữ liệu an toàn của 17 triệu người được tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca ở Anh và các nước châu Âu.

Dữ liệu cho thấy không có bằng chứng về việc tăng nguy cơ thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc giảm tiểu cầu, ở bất kỳ độ tuổi xác định nào, nhóm, giới tính, lô hàng hoặc ở bất kỳ quốc gia cụ thể nào.

Nhà sản xuất vaccine cho biết hiện tại, có 15 trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu và 22 trường hợp thuyên tắc phổi đã được ghi nhận, các phản ứng này tương tự với những vaccine Covid-19 được cấp phép khác.

Công ty AstraZeneca cho biết đã phối hợp với cơ quan y tế châu Âu tiến hành các cuộc kiểm tra bổ sung báo cáo sơ bộ, kết quả cho thấy không tìm thấy các nguy cơ tiềm ẩn nào sau khi tiêm. Báo cáo an toàn sẽ được công bố trên trang EMA vào tuần sau.

Anh là quốc gia đầu tiên tiêm ngừa Covid-19 trên quy mô lớn, hiện tại nước này đã tiêm ngừa được 1/3 dân số. Tiến sĩ, bác sĩ Peter English, chuyên gia tư vấn của chính phủ Anh trong kiểm soát bệnh truyền nhiễm nói với Reuters: “Đáng tiếc nhất là các quốc gia đã ngừng tiêm chủng với lý do đề phòng. Nó có nguy cơ ảnh hưởng thực sự tới mục tiêu tiêm chủng đủ số người để làm chậm sự lây lan của virus và chấm dứt đại dịch”. Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Anh (MHRA) cho biết chưa có trường hợp nào sau khi tiêm vaccine AstraZeneca gây ra tác dụng phụ đáng kể.

Hiện vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca chỉ mới được cấp phép ở Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia nhưng chưa được cấp phép ở Mỹ. Công ty đang chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp của Mỹ. Công ty cũng đang chờ công bố kết quả thử nghiệm vaccine ở giai đoạn 3 trong vài tuần tới.

Có thể bạn quan tâm
Thành lập ban chuyển đổi số ngành truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng

Ngày 16/3, MCV Group cùng Liên minh Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DTS) ký kết hợp tác thành lập ban chuyển đổi số ngành truyền thông truyền hình, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Thẻ Căn cước công nhân gắn chip có lợi ích gì?

Hiện tại, người dân vẫn sử dụng thẻ căn cước công nhân (CCCD) mã vạch và chứng minh nhân dân (CMND) để thực hiện các giao dịch hành chính bình thường. Vậy thẻ CCCD gắn chip có lợi điểm gì?

Theo dõi người dùng ở chế độ ẩn danh, Google có thể sẽ bồi thường 5.000 USD/người

Một vụ kiện cáo buộc rằng, Google Chrome theo dõi người dùng ngay cả trong chế độ ẩn danh đã được khởi động, sau khi một thẩm phán ra phán quyết bác yêu cầu rút lại đơn kiện tập thể từ phía Google.

Lệnh cấm đầu tư Xiaomi bị thẩm phán Hoa Kỳ đình chỉ

Một thẩm phán liên bang tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm của Bộ Quốc phòng đối với các khoản đầu tư của Mỹ vào nhà sản xuất điện thoại có trụ sở tại Trung Quốc Xiaomi.

Phát động chương trình tìm kiếm sinh viên tài năng Viettel Digital Talent

Viettel vừa chính thức công bố triển khai chương trình Viettel Digital Talent dành cho các sinh viên tài năng trong các lĩnh vực Điện toán đám mây, An toàn thông tin, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo.

Chạy mã độc trên Linux và tấn công đòi tiền chuộc là hai hình thức được hacker thích dùng

Y tế, sản xuất và năng lượng là những ngành đứng đầu trong năm 2020 của các cuộc tấn công mạng; và trong những cuộc tấn công mã độc tống tiền, 2/3 nạn nhân đã chấp nhận trả tiền chuộc – theo Báo cáo bảo mật 2021 của IBM.

Cựu thiết kế MacBook bị kiện vì tuồng bí mật thương mại cho nhà báo

Sau khi có trong tay bằng chứng xác thực về việc một người trong tổ chức làm rò rỉ bí mật thương mại vì lợi ích cá nhân, Apple đã khởi kiện nhân viên cũ của mình tên là Simon Lancaster.

Pakistan mạnh tay thanh trừng TikTok vì nội dung “vô đạo đức”

Ứng dụng video dạng ngắn phổ biến TikTok không còn khả dụng trên các thiết bị di động ở Pakistan, sau khi các nhà quản lý ban hành lệnh chặn “ngay lập tức”.

ThinkBook 14/15 Gen 2 phiên bản AMD: hiệu suất, bảo mật cho doanh nghiệp SMB

Lenvo vừa bổ sung thêm hai mẫu laptop mới ThinkBook 14 Gen 2 và ThinkBook 15 Gen 2 sử dụng chip xử lý AMD, hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB).

Cuộc khẩu chiến giữa Google và Microsoft về tương lai của nền báo chí

Microsoft và Google đang công khai tranh cãi về việc họ đối xử với các nhà xuất bản truyền thông, trong bối cảnh chính phủ Mỹ đang tăng cường giám sát chống độc quyền về ảnh hưởng của các gã công nghệ khổng lồ đối với báo chí.