Việc sáp nhập, thay đổi thông tin của các đơn vị hành chính trên cả nước khiến nhiều đơn vị cơ quan nhà nước đã tiến hành điều chỉnh, đổi tên hoặc dừng hoạt động hàng loạt tài khoản chính thức trên Zalo (Zalo OA - Zalo Official Account).
Nắm được những thay đổi sẽ giúp người dân tiếp cận được với nguồn thông tin chính thống, hạn chế nỗi lo về tin giả hay bị đối tượng lừa đảo giả mạo khi tên OA cũ đã thay đổi.
Trước đó, vào tháng 4/2025, Công an Thành phố Hà Nội ra thông báo vô hiệu hóa và hủy bỏ các Official Account trên Zalo, bao gồm các tài khoản: Công an quận Ba Đình, Công an quận Hoàn Kiếm, Công an quận Thanh Xuân, Công an quận Tây Hồ, Công an quận Nam Từ Liêm, Công an quận Long Biên, Công an quận Hoàng Mai, Công an thị xã Sơn Tây, Công an huyện Ứng Hoà, Công an huyện Thường Tín, Công an huyện Thanh Trì, Công an huyện Thạch Thất, Công an huyện Phúc Thọ, Công an huyện Mê Linh, PCCC&CNCH Công an huyện Hoài Đức, Công an huyện Đông Anh, Công an huyện Đan Phượng, Công an huyện Chương Mỹ, Công an huyện Ba Vì.
Ngoài ra, để đảm bảo sự liên tục trong thông tin và dịch vụ, toàn bộ người quan tâm và dữ liệu liên quan từ các OA bị hủy bỏ sẽ được chuyển sang OA Công an thành phố Hà Nội.
Quá trình sáp nhập, nhiều đơn vị chi cục thuế trên cả nước cũng đã tiến hành đổi tên Zalo OA từ tháng 4/2025 khi Tổng cục thuế sẽ được thay bằng Cục Thuế, các cục thuế sẽ thay bằng Chi cục Thuế khu vực như Cục Thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ thành Chi cục Thuế khu vực XV; Chi cục Thuế sẽ được thay bằng Đội Thuế như Chi cục Thuế Quận Bình Tân Cục Thuế HCM sẽ thành Đội Thuế Quận Bình Tân…
Để hỗ trợ các đơn vị Cơ quan nhà nước và Tiện ích trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính khi sáp nhập tỉnh thành, Zalo cũng đã cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện việc thay đổi tên Zalo Official Account (Zalo OA) cho các đơn vị liên quan thông qua kênh thông tin chính thức (OA Zalo Chuyển Đổi Số).
Trong thời gian tới, Zalo sẽ tiếp tục cập nhật những thay đổi liên quan đến thông tin mới của các trang Zalo OA để người dân trên cả nước nắm được.
Tiến trình cải cách hành chính quốc gia đang mở ra một chương mới – một cuộc “sắp xếp lại non sông” mang tính lịch sử, tái định hình không gian hành chính và tổ chức bộ máy chính quyền, hướng tới một nền hành chính hiện đại, hiệu quả.
Ngày 30/6/2025, Tetra Pak, tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chế biến và đóng gói thực phẩm, hợp tác cùng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy Tetra Recart® dành cho rau quả với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam.
Từ ngày 1/7/2025, Tổng công ty Viễn thông MobiFone phối hợp cùng Trung tâm Phục vụ Hành chính công tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước chính thức triển khai vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Giữa hàng loạt quy định mới, mỗi cán bộ phải trả lời một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: “Việc này có thuộc thẩm quyền của tôi không?”. Và đằng sau câu hỏi đó là áp lực tra cứu hàng trăm trang quy định, trong khi vẫn phải đảm bảo triển khai công việc nhanh chóng, kịp thời.
NDAChain được thiết kế như một lớp hạ tầng trung gian thông minh cho phép xác thực, bảo vệ và ghi nhận các giao dịch dữ liệu trước khi chúng được xử lý tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia. Việc này giúp giảm tải hệ thống, loại bỏ nguy cơ điểm nghẽn duy nhất, đồng thời bảo đảm toàn vẹn, minh bạch và truy vết được dữ liệu ở mọi cấp độ.
Ngày 26/6/2025, Amazon Web Services (AWS) khai trương AWS Innovation Hub (Trung tâm Đổi mới Sáng tạo) đầu tiên tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (CA-TBD), đặt tại văn phòng chính của AWS ở khu trung tâm Singapore.
Ngành viễn thông đang bước vào một chương mới với tốc độ phát triển bứt phá của 5G và hệ sinh thái số – hứa hẹn sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và định hình lại cách chúng ta sống, làm việc và kết nối.
Trung tâm Phát triển Thương mại Điện tử và Công nghệ số (Bộ Công Thương) và TikTok Shop chính thức khởi động Chương trình đào tạo về pháp lý trong Thương mại điện tử (TMĐT) với tên gọi “Kinh doanh dài lâu – Bắt đầu từ luật”.
Từ trước tới nay, nạn ăn cắp bản quyền luôn là nỗi bức xúc của cả xã hội. Dù có Luật Sở hữu trí tuệ và nhiều chế tài khác, ăn cắp bản quyền vẫn là hiện tượng phổ biến (nhẹ như bẻ khóa, dùng chùa,… nặng thì chiếm đoạt). Các ràng buộc pháp lý dường như chỉ mang tính răn đe hoặc làm căn cứ khi kiện tụng. Câu hỏi thú vị đặt ra là liệu có thể giải quyết việc này triệt để không? Câu trả lời là: CÓ. Tuy nhiên, nó chỉ khả thi trong kỷ nguyên số, trước đó thì không.
Theo Báo Cáo Thị Trường IT Việt Nam 2024 – 2025 của TopDev, Việt Nam hiện cần thêm khoảng 200.000 kỹ sư phần mềm, chuyên gia dữ liệu, quản lý sản phẩm công nghệ… nhưng thị trường tuyển dụng lại ghi nhận tình trạng “có người – thiếu kỹ năng”, “có đam mê – thiếu định hướng”.