Sẽ ban hành nhiều bộ luật mới nhằm kìm hãm ‘quyền lực mềm’ của các hãng công nghệ

Các lãnh đạo trên khắp thế giới đặc biệt là Mỹ và liên minh châu Âu đang lo ngại về sức mạnh của các hãng công nghệ lớn nên đã ra những bộ luật để giảm sức mạnh của họ.

Thời gian gần đây, các hãng công nghệ lớn như Google, Facebook, Instagram, Amazon, Twitter… liên tục bị chính phủ Mỹ tìm cách hạn chế sức ảnh hưởng.

Nhưng không vì vậy mà những ông lớn trong ngành công nghệ lại lùi bước, cụ thể là việc cấm cửa hoàn toàn các tài khoản mạng xã hội của tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump khiến nhiều chính phủ và các cơ quan quản lý lo ngại.

Covid-19 và các thuyết âm mưu đã thay đổi các nền tảng xã hội

Nên biết các nền tảng mạng xã hội đều có các quy tắc dành cho các thành viên của mình, điều này giống như một cá nhân tham gia một câu lạc bộ hội nhóm, tổ chức phải tuân theo các quy tắc của nơi đó.

Facebook và Twitter cho biết họ ưu ái những thành viên quan trọng có sức ảnh hưởng lớn, có thể linh hoạt hơn trong bộ quy tắc mà người dùng cần phải tuân theo. Điều này có nghĩa là các nhân vật lớn, quan trọng như tổng thống Trump được ưu tiên hơn người dùng thông thường.

Sẽ ban hành nhiều bộ luật mới nhằm kìm hãm 'quyền lực mềm' của các hãng công nghệ - Quyen luc BigTech 3

Tuy vậy, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi chính sách các nền tảng mạng xã hội ưu ái dành cho những nhân vật lớn, đặc biệt là quan sát động thái các hoạt động của những nhà lãnh đạo và chính trị gia trên thế giới thay vì chỉ xem xét nội dung chính trị quan trọng được bàn luận của người dùng.

Với lý do kiểm soát những thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch, các mạng xã hội càng tích cực kiểm duyệt nội dung trên nền tảng của họ.

Kể từ khi xảy ra đại dịch, ngày càng có nhiều thuyết âm mưu kỳ dị được chia sẻ và số người tin và những thuyết đó tăng theo cấp số nhân với lưu lượng truy cập Facebook, Twitter, Reddit và YouTube cũng bùng nổ theo.

Mạng xã hội cho phép người dân tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn, đây cũng là môi trường để lan truyền tin giả và các thuyết âm mưu khi nhiều người tin rằng luôn có một động cơ chính trị phíasau mỗi vụ việc. Không phải tin giả mà chính các thuyết âm mưu mới lan truyền đến mất kiểm soát trên các mạng xã hội.

Những người ủng hộ tổng thống Trump tin rằng ông đang tuyên chiến với băng nhóm theo quỷ Sa tăng và các tổ chức bạo dâm trẻ em và bà Hillary Clinton đang thuộc các băng nhóm đó.

Tháng 10/2017 một tài khoản vô danh tự nhận là nhân vật có quyền truy cập vào các cấp độ bảo mật cao nhất của chính phủ Mỹ với mật danh Q, người này đăng các tin với nội dung ủng hộ tổng thống Trump. Và các nội dung này lan truyền mạnh mẽ đến nỗi Twitter phải chặn các nội dung có chữ ký Q.

Điều đáng nói là những người đã tin vào thuyết âm mưu thì họ sẽ không dừng lại và luôn tìm kiếm sáng tạo ra những điều kỳ dị nhất để tiếp tục dù thực tế đã chứng minh các thuyết đó là vô căn cứ.

Ví dụ ban đầu các thông tin được ký với mật danh Q chỉ tập trung vào Robert Mueller (Giám đốc thứ 6 của Cục điều tra Liên Bang được bổ nhiệm là công tố viên đặc biệt điều tra những cáo buộc can thiệp vào kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016).

Sẽ ban hành nhiều bộ luật mới nhằm kìm hãm 'quyền lực mềm' của các hãng công nghệ - Quyen luc BigTech 1
Những người ủng hộ ông Trump luôn có sự hiện diện của Q.

Cuộc điều tra không có kết quả nên những người tin vào thuyết âm mưu của Q chuyển sang tin vào chuyện khác. Cuộc bạo động của điện Capitol ngày 6/1 có rất nhiều người ủng hộ Q tham gia. Sự hỗn loạn từ thế giới ảo chuyển sang thế giới thực với các hành động bạo lực ngày càng dễ dàng hơn bao giờ hết.

Khi Bigtech kiểm duyệt cả các tổng thống và chính trị gia

Tổng thống Trump không phải nhà lãnh đạo đầu tiên bị các hãng công nghệ nhắm vào. Hồi tháng 3/2020, Facebook và Twitter đồng loạt xóa các bài đăng của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro với lý do hai vị này đăng các thông tin sai lệch liên quan đến Covid-19.

Tháng 5/2020, lần đầu tiên Twitter cảnh báo sau một dòng tweet của tổng thống Trump về các cuộc biểu tình Black Lives Matter nội dung “Khi cướp bóc bắt đầu, nổ súng cũng sẽ bắt đầu”. Theo họ dòng tweet đang cổ súy bạo lực.

Sẽ ban hành nhiều bộ luật mới nhằm kìm hãm 'quyền lực mềm' của các hãng công nghệ - Quyen luc BigTech 6
Liên kết của Twitter hướng người dùng đến một trang trong đó có nội dung khẳng định các phát ngôn của ông Trump về phiếu bầu gửi qua thư là “không có căn cứ”.

Cũng trong tháng 5, Twitter gắn cảnh báo cần xác minh các thông tin dưới các bài đăng của tổng thống Trump sau khi tổng thống đăng post “Gửi phiếu bầu qua thư là trò gian lận không hơn không kém.”

Khi tổng thống đáp trả rằng mạng xã hội này đang bóp nghẹt dư luận thì ngay bên dưới bài viết của ông Trump được gắn thêm bài viết hướng dẫn người đọc tìm hiểu thông tin các phiếu bầu qua thư.

Từ lâu tổng thống Mỹ đã sử dụng nền tảng Twitter để làm kênh phát ngôn chính truyền thông và tấn công các đối thủ. Khi đã quá bị ảnh hưởng vào nền tảng này, chính ông cũng đang bắt đầu cuộc chiến không chỉ Twitter và các nền tảng mạng xã hội khác.

Lần đầu tiên bài đăng của một tổng thống bị áp các quy tắc trên một nền tảng mạng xã hội cho các phát ngôn của mình như một người dùng bình thường, điều mà trước nay vẫn chưa có tiền lệ.

Tuy vậy, các bài đăng của tổng thống cùng các bình luận kích động là một phần quan trọng để thu hút sự tương tác và theo dõi của hơn 8 triệu người dùng và Twitter không muốn mất đi sự tương tác của những người này.

Twitter đã cho phép người dùng có thể tự do nói những gì họ thích nhưng đăng nhãn dán để bảo vệ người đọc trước các thông tin sai lệch. Đây vốn là giải pháp để ngăn chặn tin giả của đại dịch Covid-19.

Trong một diễn biến khác, Twitter đã không xoá loạt bài của tổng thống Mỹ Trump ủng hộ thuyết âm mưu cho rằng người dẫn chương trình Joe Scarborough của đài MSNBC đã sát hại cô Klausutis vào năm 2001. Twitter đã từ chối yêu cầu xoá bài viết của tổng thống kèm lời xin lỗi ông Klausutis về nỗi đau do những phát biểu của tổng thống gây ra.

Các nhà lãnh đạo có kiểm soát được Bigtech?

Các nhà phân tích cho là hành động các hãng công nghệ lớn đồng loạt cấm khẩu tổng thống Trump là bước ngoặt lớn để các mạng xã hội kiểm duyệt nội dung trên nền tảng của họ.

Luật sư bảo mật kiêm nhà kỹ thuật Whitney Merrill cho rằng việc các hãng công nghệ xoá sổ tổng thống Mỹ bắt đầu cho cuộc thanh trừng các hành vi tương tự trên quy mô toàn cầu bất kể người đó là ai.

Với hành động cùng lúc đẩy tổng thống Trump ra khỏi các nền tảng mạng xã hội với cáo buộc ông kích động bạo động ở Đồi Capitol (Mỹ). Câu hỏi đặt ra là liệu một doanh nghiệp tư nhân có đủ quyền hạn để xoá dấu vết kỹ thuật số của một tổng thống đương nhiệm? Các BigTech đã vượt tầm kiểm soát của chính phủ hay không?

Sẽ ban hành nhiều bộ luật mới nhằm kìm hãm 'quyền lực mềm' của các hãng công nghệ - Quyen luc BigTech 4
Tài khoản của Tổng thống không còn truy cập được

Tổng thống Trump cho biết ông đang đàm phán với nhiều website khác và hứa hẹn sẽ có hành động trả đũa các hãng công nghệ.

Tổng thống Đức bà Angela Merkel, người vốn không thiện cảm với ông Trump đã cho rằng việc tài khoản của tổng thống bị xóa vĩnh viễn là có “vấn đề”.

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador, con trai Tổng thống Brazil Eduardo Bolsonaro và Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire là những người đồng quan điểm với bà Angela Merkel. Họ cho rằng quy định của thế giới số không thể do các nhà tài phiệt kỹ thuật số thực hiện.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng cần có cuộc tranh luận về tình trạng của các công ty Internet lớn và họ nên được xác định là nền tảng giới hạn hay như các nhà xuất bản.

Thủ tướng cũng cho rằng đã đến lúc doanh nghiệp cần phải xác định ranh giới quyền lực của mình, nếu doanh nghiệp quyết định kiểm soát nội dung thì họ phải chịu sự kiểm soát của chính phủ.

Theo các chuyên gia, luật pháp và quy định của các quốc gia vẫn chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ. Thực tế, Twitter không buộc ông Trump im lặng vì đưa ra ý kiến của mình mà cáo buộc tổng thống kích động bạo lực và việc xoá tài khoản của tổng thống không vi phạm luật pháp của Mỹ.

Mạng xã hội là công cụ hiệu quả để hạn chế bạo lực, có thể kể đến việc Twitter xoá các tài khoản khủng bố ISIS, kiểm soát những phát ngôn kích động bạo lực… Điều này là tốt nhưng nếu không được kiểm soát thì các mạng xã hội như Twitter, Facebook hoàn toàn có thể kiểm soát toàn bộ nội dung theo hướng họ muốn mà không có khung pháp lý nào giới hạn.

Nhanh chóng ban hành bộ luật mới kiểm soát BigTech

Các CEO của Facebook, Twitter, Youtube… cho rằng quyết định của họ đúng đắn và làm sáng tỏ thực tế một nhóm nhỏ các cá nhân có quá nhiều quyền lực và ảnh hưởng cần hạn chế.

Các hãng công nghệ lớn khác cũng đang phô diễn sức mạnh của mình: Apple và Google xoá mạng xã hội Parler khi nơi này có quá nhiều thành viên ủng hộ tổng thống Trump, Amazon cũng không cung cấp dịch vụ cho Parler. CEO Parler cho biết họ khó có khả năng quay trở lại.

CEO Tesla Elon Musk đã tweet rằng các công ty công nghệ đang kiểm soát quyền tự do ngôn luận. Trước đó, nhiều lần Elon Musk đã chỉ trích hệ thống kiểm duyệt của Amazon và Facebook và cho rằng đây là hành động độc quyền và sai trái.

Ủy viên thị trường nội bộ của Ủy ban châu Âu Thierry ví sự kiện Đồi Capitol như ngày 11/9 trên mạng xã hội, ông cho rằng các MXH có thể gây ra mối đe dọa cho hệ thống dân chủ.

Theo ông Thierry, trước nay các mạng xã hội như Facebook, Twitter đã không thể ngăn chặn hiệu quả việc lan truyền thông tin sai lệch và các hành vi kích động bạo lực. Nay các mạng xã hội lại tập trung kiểm duyệt thông tin của tổng thống đương nhiệm.

Phát ngôn của tổng thống Đức, Steffen Seibert nhận định các mạng xã hội có trách nhiệm đảm bảo truyền thông chính trị phải trung thực và không kích động bạo lực. Các quyền tự do ngôn luận phải theo quy định và khuôn khổ của pháp luật chứ không phải theo bộ quy tắc riêng của nền tảng truyền thông.

Ở Pháp, các quan chức đương nhiệm cũng như nhiều phe phái chính trị khác luôn tranh cãi về các vấn đề khác nhau nhưng lại nhất trí phản đối việc Twitter tự ý điều chỉnh ngôn luận các cánh hữu cực đoan và cánh tả vốn chẳng ưa tổng thống Trump đều bày tỏ thái độ không đồng tình nghiêng về phía Trump.

Các quan chức Pháp đồng ý với quan điểm các hành động của tổng thống Trump dù đúng hay sai cũng không thể là cái cớ để chứng minh tính hợp pháp của Twitter, các nền tảng kỹ thuật số không có quyền phân định các cuộc thảo luận công khai.

Họ cũng cho rằng không thể chấp nhận việc một mạng xã hội cấm tài khoản của tổng thống đương nhiệm dựa trên một quyết định nội bộ của một doanh nghiệp. Những quan chức này cũng cảnh báo trường hợp của tổng thống Trump hôm nay có thể là trường hợp của họ trong tương lai.

Các thành viên của Liên Minh châu Âu không tập trung và quyền tự do ngôn luận mà cho rằng hành động của các hãng công nghệ là sự lạm quyền và hạn chế tự do ngôn luận. Rõ ràng các mạng xã hội không đưa ra một quy tắc rõ ràng cụ thể nào tổng thống Trump đã vi phạm.

Liên minh châu Âu chuẩn bị đưa ra 2 đạo luật để tăng cường khả năng và phạm vi giám sát các nền tảng kỹ thuật số gồm: Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số và Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số.

Cụ thể đạo luật dịch vụ kỹ thuật số điều chỉnh mô hình kinh doanh và hành vi của các nền tảng trực tuyến theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu với điểm nhấn các nền tảng có nghĩa vụ pháp lý khi xét duyệt nội dung của người dùng.

Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số khuyến khích các quốc gia tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng riêng tránh lệ thuộc vào Google, Facebook, Twitter và các công ty Internet khác của Mỹ. Châu Âu sẽ tập trung phát triển nền tảng lưu trữ dữ liệu “GAIA Nền tảng điện toán đám mây -X” cho sự phát triển chung của Pháp-Đức.

Có thể bạn quan tâm
Mỹ thêm Xiaomi vào danh sách các công ty có mối quan hệ với quân đội Trung Quốc

Chính quyền ông Donald Trump vừa bổ sung Xiaomi vào danh sách các công ty có mối quan hệ với quân đội Trung Quốc theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 1999.

Apple bị kiện vì dính phốt vi phạm 5 bằng sáng chế truyền thông không dây

Các vi phạm bằng sáng chế mới nhất dường như xảy ra với hầu hết các iPhone và thậm chí cả các thiết bị Apple Watch và iPad.

WhatsApp trì hoãn 3 tháng chính sách bảo mật mới trước làn sóng quay lưng dữ dội

WhatsApp vừa thông báo hoãn áp dụng ba tháng chính sách bảo mật mới ban đầu dự kiến có hiệu lực vào ngày 8/2, sau khi đưa ra tối hậu thư bắt buộc người dùng phải chia sẻ dữ liệu với Facebook, còn không sẽ bị xóa tài khoản. Kết quả là lượng đăng ký đối với các đối thủ cạnh tranh nhắn tin như Signal và Telegram tăng vọt, Trong khi đó, WhatsApp chứng kiến lượt tải xuống giảm trầm trọng.

Kháng cáo của Huawei chống lại lệnh cấm 5G ở Thụy Điển thất bại

Tòa án hành chính tối cao Thụy Điển hôm 15/1 đã bác đơn kháng cáo của công ty công nghệ Trung Quốc Huawei, khi công ty này bị loại khỏi cuộc đấu thầu triển khai mạng 5G sắp tới cho nước này.

FPT Shop cho đặt hàng Galaxy S21 Series và lên kệ thêm 10.000 iPhone 12 Pro và 12 Pro Max

Sau sự kiện ra mắt Galaxy S21 Series tại sự kiện Unpacked 2021 tối qua, FPT Shop đã cho đặt hàng trước flagship này với nhiều ưu đãi lớn. Song song đó, FPT Shop cũng đã lên kệ thêm 10.000 iPhone 12 và 12 Pro Max vốn đang khan hàng hiện nay.

Thế Giới Di Động kết hợp 23 hãng công nghệ trao tặng 1.000 tấn gạo chia sẻ Tết với người dân

Chương trình “Tết sẻ chia” trao tặng 1.000 tấn gạo đến 50.000 hộ gia đình trên khắp 54 tỉnh thành Việt Nam với tổng trị giá 15 tỷ đồng đã được Thế Giới Di Động chính thức khởi động.

Các hãng công nghệ Mỹ bắt tay thiết lập hồ sơ điện tử tiêm chủng vaccine Covid-19

Bắt đầu từ cuối tháng này, Mỹ sẽ yêu cầu hành khách hàng không quốc tế xuất trình bằng chứng về kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính gần đây, hoặc bằng chứng cho thấy, họ đã khỏi bệnh gần đây.

Không có sản phẩm đột phá tại CES 2021, Sony chỉ phát triển công nghệ cốt lõi

Không giới thiệu những sản phẩm mới có tính đột phá về mặt công nghệ và thiết kế, Sony mang đến triển lãm CES 2021 những công nghệ mới giúp nâng tầm trải nghiệm người dùng với các dòng sản phẩm hiện có của hãng.

Samsung Galaxy Z Fold2 5G sẵn sàng kết nối dịch vụ 5G tại Việt Nam

Thông qua bản cập nhật mới vừa được Samsung phát hành, smartphone màn hình gập Galaxy Z Fold2 5G đã sẵn sàng kết nối với dịch vụ 5G của nhà mạng Viettel.

BlackBerry bán 90 bằng sáng chế công nghệ quan trọng cho Huawei

Một báo cáo mới từ The Globe and Mail cho thấy, BlackBerry đã bán 90 bằng sáng chế cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, nhằm giảm tải phần lớn tài sản trí tuệ của mình.