Nhiều bằng chứng lạ phơi bày, tới lượt EU cho Google lĩnh đòn

Margrethe Vestager, Phó Giám đốc điều hành của Ủy ban Châu Âu và người đứng đầu chính sách cạnh tranh đang thực hiện điều tra hành vi có thể phạm pháp của Google. Ảnh: @Pixabay.

Ủy ban châu Âu đang bắt đầu một cuộc điều tra đối với Google để xác định xem, liệu gã khổng lồ tìm kiếm này có vi phạm các quy tắc chống độc quyền của khối, bằng cách ưu tiên cho doanh nghiệp quảng cáo của chính mình trong các cuộc đấu giá quảng cáo trực tuyến hay không.

Google vào tầm ngắm trừng phạt của châu Âu

Theo thông tin vừa cập nhật từ Ủy ban châu Âu cho biết rằng, họ sẽ điều tra Google về các dấu hiệu “có thể có hành vi cạnh tranh không công bằng, vi phạm luật chống độc quyền của châu Âu”, thông qua các hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình.

Cuộc điều tra sẽ xem xét liệu Google có đang bóp méo cuộc cạnh tranh công bằng, bằng cách hạn chế quyền truy cập của bên thứ ba, các đối tác khác tiếp cận dữ liệu người dùng dành cho mục đích quảng cáo trên các trang web và ứng dụng hay không, đồng thời xem thử họ có tự ý lưu trữ dữ liệu đó để sử dụng cho riêng mình hay không.

Cuộc điều tra này hiện không có thời hạn ấn định, theo trang CNBC, nhưng nếu bằng chứng về các hành vi sai trái được chứng minh thì các hành vi bị điều tra vi phạm các quy tắc cạnh tranh của EU về các thỏa thuận chống cạnh tranh giữa các công ty (Điều 101 của Hiệp ước về Chức năng Quảng cáo của Liên minh châu Âu – TFEU), hoặc về việc lạm dụng vị trí thống lĩnh (Điều 102 TFEU).

Thậm chí, Ủy ban sẽ tính đến nhu cầu bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, chẳng hạn như Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR). Hết thảy những điều này có thể dẫn đến một khoản phạt nặng nề chưa từng có đối với công ty Google.

“Phải nắm được mấu chốt cách vận hành quảng cáo, vì đây là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của Google, cũng như việc thu thập dữ liệu của Google”, Phó giám đốc điều hành của Ủy ban Châu Âu và người đứng đầu chính sách cạnh tranh Margrethe Vestager nhấn mạnh.

Bà còn khẳng định rằng, Google có mặt gần như trong tất cả chuỗi cung ứng cho quảng cáo trực tuyến của EU. “Chúng tôi lo ngại rằng, Google đã khiến các dịch vụ quảng cáo trực tuyến của đối thủ tại EU khó cạnh tranh hơn. Đây phải là một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người trong chuỗi cung ứng dịch vụ kinh doanh quảng cáo trực tuyến. Cạnh tranh công bằng là rất quan trọng cho cả nhà quảng cáo tiếp cận người tiêu dùng trên trang web của nhà xuất bản và nhà xuất bản bán không gian hiển thị của họ cho nhà quảng cáo, để tạo doanh thu và tài trợ cho nội dung”.

Nhiều bằng chứng lạ phơi bày, tới lượt EU cho Google lĩnh đòn - google 1
Ảnh: @Pixabay.

Bà Margrethe Vestager còn cho biết, cuộc điều tra sẽ xem xét các chính sách của Google liên quan đến việc theo dõi người dùng.

Tại Mỹ tự thay đổi giá để thắng thầu, và tại Pháp bị phạt 220 triệu Euro

Vụ kiện hiện tại của Google ở Hoa Kỳ dường như đã phát hiện ra bằng chứng về một chương trình bí mật có tên “Bernanke”. Chương trình “Bernanke” thu thập thông tin giá thầu lấy từ các công cụ quảng cáo khác để đem lại lợi thế cho chính công cụ quảng cáo của mình. Tên dự án này xuất hiện lần đầu trong một văn bản mà Google gửi tới bang Texas trong cuộc điều tra chống độc quyền hướng tới mình.

Theo WSJ, công cụ này được Google sử dụng mà không có sự hay biết của các nhà quảng cáo khác, đã đem về cho hãng này lợi nhuận đến nay lên tới hàng trăm triệu đô la. Texas đã mở cuộc điều tra chống độc quyền hướng tới Google và Bernanke là một trong những công nghệ được nhắc tới.

Chương trình Bernanke còn cho phép hãng truy cập lịch sử dữ liệu về giá thầu quảng cáo được thực hiện thông qua Google Ads, sau đó thay đổi giá của chính mình để tăng cơ hội thắng thầu những vị trí đặt quảng cáo khiến cho các công cụ quảng cáo khác gặp bất lợi. Hiện không rõ lý do gì khiến Google đặt tên chương trình này là “Bernanke”.

Bên cạnh đó, Cơ quan chống độc quyền của Pháp hôm 7/6 cho biết cũng đã phạt Tập đoàn Google 220 triệu Euro (267 triệu USD) vì lạm dụng sức mạnh thị trường trong kinh doanh quảng cáo trực tuyến.

Theo Cơ quan chống độc quyền của Pháp, đây là hình thức trừng phạt đầu tiên trên thế giới. Tập đoàn Google đã chấp nhận nộp phạt và cam kết sẽ chấm dứt các hoạt động nhằm thu lợi nhuận từ việc kinh doanh quảng cáo trực tuyến tự động này. Tập đoàn Google cũng đã đề xuất những điều chỉnh liên quan hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực công nghệ.

Cuộc điều tra chống độc quyền không phải là hoạt động duy nhất từ Liên minh châu Âu có thể ảnh hưởng đến Google. Ủy ban châu Âu cũng đang nghiên cứu luật mới để áp đặt các quy định chặt chẽ hơn đối với những gã khổng lồ công nghệ như Google và Apple, nhằm hạn chế quyền lực của họ và thúc đẩy một môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, lành mạnh, an toàn, bình đẳng hơn với các công ty, đối thủ công nghệ khác.

Có thể bạn quan tâm
Apple hướng đến lắp ráp iPhone hoàn toàn từ vật liệu tái chế

Apple đang cố gắng hết sức để công ty của mình thân thiện với môi trường hơn, bao gồm giảm lượng khí thải carbon, tích cực sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu tái chế.

Ra mắt ứng dụng Đăng ký tiêm vaccine Covid-19: thực hiện online và nhận thông báo lịch tiêm

Ngay khi nhận được chỉ đạo từ Ban phòng chống dịch về phương án tiêm vaccine cho nhân viên đang làm việc tại Công viên phần mềm Quang Trung, QTSC đã phối hợp cùng Công ty cổ phần ứng dụng PKH cấp tốc xây dựng giải pháp Đăng ký tiêm vaccine Covid-19 hoạt động trên cả 2 nền tảng website và điện thoại thông minh.

iPhone 12 mini bị khai tử sớm hơn dự kiến

Dòng iPhone 12 đã mang lại thành công lớn đối với Apple, nhưng phiên bản mini là một sản phẩm thất bại.

Cá nhân có doanh thu từ Google, Apple và Facebook có thể nộp thuế theo từng lần phát sinh

Theo Thông tư 40, các cá nhân chuyển nhượng tên miền Internet quốc gia Việt Nam “.vn” và cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nhưng không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ thực hiện nộp thuế theo từng lần phát sinh từ ngày 1/8.

EU kêu gọi cấm hoàn toàn nhận dạng khuôn mặt nơi công cộng

Hai cơ quan giám sát quyền riêng tư của châu Âu đã bắt tay cùng nhau để kêu gọi cấm sử dụng hoàn toàn công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong không gian công cộng. Điều này đi ngược lại các quy tắc dự thảo của Liên minh châu Âu cho phép sử dụng công nghệ này vì lý do an ninh công cộng.

Xiaomi mở xưởng phim, thúc đẩy quay phim bằng camera điện thoại

Mới đây, Xiaomi đã tạo một tài khoản mới trên Weibo để dành riêng cho một bộ phận mới. Đó là xưởng phim rất riêng của họ có tên gọi chính thức là Xiaomi Studios. Một số chuyên gia nhận định, đây có thể là một chiến lược tiếp thị tốt để Xiaomi quảng bá tính năng camera của mình.

Samsung tìm cách chiêu mộ các cựu kỹ sư của Apple và AMD cho dự án chip mới

Một tin đồn lan truyền, Samsung đang cố gắng thuê các cựu kỹ sư của Apple và AMD cho một dự án kiến trúc chip tùy chỉnh sắp tới của mình.

FPT đồng hành trợ lực doanh nghiệp kinh doanh không gián đoạn trong mùa dịch

Ngày 21/6, đồng hành cùng doanh nghiệp Việt hướng tới mục tiêu kinh doanh không gián đoạn, giảm thiểu và chủ động ứng phó trước tác động của đại dịch Covid-19, FPT công bố triển khai chuỗi hành động nhằm tìm kiếm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trên tất cả các khía cạnh, từ kinh doanh, vận hành đến quản trị nhân sự.

Lỗi iOS khiến tên mạng cụ thể có thể vô hiệu hóa Wi-Fi trên iPhone

Một lỗi liên quan đến việc đặt tên mạng không dây đã được phát hiện trong iOS làm vô hiệu hóa hiệu quả khả năng kết nối Wi-Fi của iPhone.

Các đại gia công nghệ Đài Loan thay chính phủ mua vaccine Covid-19

Với số ca mắc Covid-19 ngày càng tăng đe dọa ngành công nghệ quan trọng của đất nước, nổi bật là việc thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu, chính phủ Đài Loan đang cho phép các tập đoàn công nghệ hùng mạnh mua vaccine Covid-19 thay mặt cho họ.