Nhật Bản yêu cầu Big Tech phản ứng kịp thời trước hành vi phỉ báng trực tuyến

Việc phỉ báng trực tuyến đang trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Ảnh: @Google.

Chính phủ Nhật Bản đang xây dựng các quy tắc yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội của Big Tech phải phản hồi kịp thời các khiếu nại của người dùng về hành vi phỉ báng trực tuyến.

Nhờ những tiến bộ của Internet, mọi người có thể tự do chia sẻ thông điệp của mình với thế giới. Tuy nhiên, sự tự do này cũng đặt ra những thách thức xã hội, đặc biệt là vấn đề phỉ báng trên Internet.

Theo quy định mới của Nhật Bản, các nền tảng sẽ được hướng dẫn thiết lập các nguyên tắc xóa các bài đăng được coi là cấu thành hành vi phỉ báng trực tuyến, các công ty Big Tech đứng sau các nền tảng phải phản hồi các khiếu nại về thực trạng phỉ báng trực tuyến trong vòng một tuần, cũng như chủ động tiết lộ thông tin liên quan đến các biện pháp để giải quyết, khắc phục thực trạng.

Các quy định này được thiết lập để áp dụng cho các công ty công nghệ lớn, chẳng hạn như Meta – công ty mẹ của Facebook, Google và X (trước đây gọi là Twitter).

Chính phủ Nhật Bản sẽ sẽ đệ trình một đề xuất lập pháp lên Quốc hội sau khi phiên họp lập pháp tiếp theo diễn ra vào cuối tháng này. Các quan chức Nhật Bản đang cân nhắc xem nên sửa đổi luật hiện hành, hay là tạo ra một luật hoàn toàn mới để áp dụng.

Một cuộc khảo sát của Chính phủ Nhật Bản được thực hiện vào tháng 8 năm ngoái cho thấy, 18% người dùng mạng xã hội cho biết, họ đã gặp phải hành vi phỉ báng trực tuyến trong khoảng thời gian một năm. Trong đó, những người ở độ tuổi 20 có nguy cơ cao trở thành mục tiêu của nạn phỉ báng trực tuyến nhất với tỉ lệ 24%, tiếp theo là những người ở độ tuổi 30 với tỉ lệ 22%. Theo nghiên cứu của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, đối với thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 40, 19% trong cả hai nhóm đối tượng khảo sát này cho biết, họ đã từng bị phỉ báng trực tuyến.

Người dùng X có khả năng báo cáo hành vi phỉ báng trực tuyến nhiều nhất với tỉ lệ lên tới 54%. Đối với Facebook và Instagram, tỷ lệ này ở mức 15%. Giờ đây, Chính phủ Nhật đã quyết định hành động mới do ảnh hưởng của những sự cố như vậy đối với người dùng, sức khỏe tâm thần và các quyền cơ bản của người dùng trực tuyến.

Động thái này cũng được khẩn trương đẩy mạnh một phần, sau sự cố đau lòng liên quan đến vấn đề phỉ báng trực tuyến. Vào tháng 5/2020, Hana Kimura, khi đó 22 tuổi, đô vật chuyên nghiệp xuất hiện trên chương trình thực tế nổi tiếng Fuji Television Network “Terrace House” đã đột ngột tự sát sau khi bị phỉ báng trong các bài đăng trên dịch vụ mạng xã hội. Ngay lập tức sự việc gây ra sự chú ý, căm phẫn, lẫn bàng hoàng của công chúng.

Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo đã chuyển hai thủ phạm phỉ báng Hana Kimura cho các công tố viên với tội danh xúc phạm, sau đó Tòa án Tokyo ban hành mức phạt chỉ 9.000 yên (khoảng 81 USD). Nhiều công dân Nhật Bản phàn nàn rằng, hình phạt này quá nhẹ, khiến dư luận đòi hỏi phải có luật chặt chẽ hơn nữa.

Trong động thái mới nhất, Bộ Nội vụ Nhật Bản sẽ xây dựng các quy tắc dựa trên báo cáo do một nhóm chuyên gia công bố vào tháng 12/2023. Trong đó, các nền tảng sẽ được yêu cầu thiết lập các con đường kết nối để nạn nhân báo cáo hành vi phỉ báng trực tuyến, và thông báo rõ ràng cho người dùng nạn nhân về quy trình giải quyết kịp thời.

Nhật Bản yêu cầu Big Tech phản ứng kịp thời trước hành vi phỉ báng trực tuyến - Nhat Ban
Nhật Bản yêu cầu Big Tech phản ứng với hành vi phỉ báng trực tuyến. Ảnh: @Google.

Nếu người dùng báo cáo một bài đăng có nội dung phỉ báng trực tuyến, các nền tảng sẽ có trong vòng một tuần để phản hồi về khiếu nại đó. Các dịch vụ nền tảng cũng sẽ được khuyến khích tạo và xuất bản các hướng dẫn liên quan đến việc xóa các bài đăng vi phạm. Ngoài ra, các nền tảng cũng sẽ được yêu cầu phải tiết lộ trạng thái xóa bài đăng vi phạm dựa trên nguyên tắc nhất định.

Tại Nhật Bản, cả khu vực nhà nước và tư nhân đều áp dụng các biện pháp chống lại hành vi phỉ báng trực tuyến, nhưng số lượng khiếu nại do Bộ Nội vụ thống kê đã tăng lên hơn 5.000 trường hợp mỗi năm, nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành động mở rộng, quyết liệt hơn nữa.

Vào năm 2022, Liên minh Châu Âu đã triển khai Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, quy định bao gồm các yêu cầu gỡ bỏ nội dung có hại và tiết lộ một số dữ liệu liên quan. Vương quốc Anh cũng đã thông qua luật yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội thực hiện các bước để bảo vệ trẻ em khỏi những nội dung có hại. Ở Mỹ, các luật tương tự ở cấp liên bang còn rất ít. Các nhà hoạch định chính sách thường ưu tiên quyền tự do ngôn luận, đã giao cho các nền tảng thiết lập các tiêu chuẩn riêng về công tác kiểm duyệt nội dung.

Có thể bạn quan tâm
Doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm hơn 30% trong tuần đầu tiên của năm 2024

Doanh số bán iPhone của Apple tại Trung Quốc đã giảm hơn 30% trong tuần đầu tiên của năm 2024, điều này làm gia tăng thêm dấu hiệu về áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong nước như Huawei, Xiaomi đối với công ty công nghệ khổng lồ Mỹ.

Chip 5nm trong laptop Huawei Qingyun L540 của TSMC, không phải SMIC

Máy tính xách tay Qingyun L540 đã khiến người tiêu dùng ngạc nhiên với con chip 5nm mới của Huawei, tuy nhiên màn tháo dỡ mới nhất cho thấy nó không phải được sản xuất bởi SMIC.

Samsung ra mắt màn hình MicroLED trong suốt, hình ảnh hiển thị lơ lửng giữa không trung

Trong sự kiện First Lock trước thềm triển lãm CES 2024, Samsung đã giới thiệu màn hình MicroLED trong suốt đầu tiên trên thế giới.

Con đường chông gai của Google hướng tới loại bỏ cookie trên web

Google đang thúc đẩy kế hoạch xóa cookie của bên thứ ba khỏi Trình duyệt Chrome. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành không tin rằng, Google sẽ đáp ứng được thời hạn tự tuyên bố là năm 2024 để loại bỏ hoàn toàn cookie.

Màn hình smartphone tương lai có thể được làm từ gỗ

Kính và nhựa từ lâu đã là mặc định cho hầu hết màn hình trên smartphone nhưng điều này có thể thay đổi trong tương lai không xa.

FPT Play đạt giải Nền tảng giải trí Việt xuất sắc

Đây là năm thứ hai liên tiếp FPT Play vinh dự nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng cũng như sự nhất trí của hội đồng chuyên môn Tech Awards 2023 cho hạng mục Nền tảng giải trí Việt xuất sắc.

Chuyên gia chân dung OPPO Reno11 ra mắt, Thế Giới Di Động mở bán đặc quyền cùng nhiều ưu đãi

Ngày 5/1/2024 cùng với việc ra mắt sản phẩm mới, Thế Giới Di Động công bố là nhà bán lẻ duy nhất tại Việt Nam mở bán đặc quyền Reno 11 Series – sản phẩm chủ lực trong phân khúc cận cao cấp của OPPO. Sản phẩm được đồng loạt mở bán tại các cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc với mức giá từ 10,99 triệu đồng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Lazada cắt giảm nhân sự khắp Đông Nam Á trong dịp đầu năm mới

Lazada, công ty thương mại điện tử dưới sự bảo trợ của Alibaba, đã bắt đầu một đợt sa thải toàn diện mới, ảnh hưởng đến nhân viên ở mọi cấp độ trên khắp Đông Nam Á.

ASUS và RICOH hợp tác cung cấp dịch vụ thuê laptop doanh nghiệp ExpertBook tại Việt Nam

ASUS Việt Nam và RICOH Việt Nam đã ký kết hợp tác phát triển mô hình kinh doanh bền vững – Dịch vụ cho thuê laptop doanh nghiệp ASUS ExpertBook Series thông qua hệ thống của RICOH. Đây là cột mốc đánh dấu mối quan hệ cùng phát triển của hai bên, đồng thời đem đến cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam sản phẩm dịch vụ giúp đơn giản hoá và tối ưu chi phí vận hành.

Cận Tết Nguyên Đán 2024, điện thoại, phụ kiện giảm giá hàng loạt

Đón chào năm mới 2024, các đại lý bán lẻ di động, thiết bị công nghệ liên tục triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi nhằm kích cầu doanh số bán hàng.