Nhật Bản sử dụng AI để dịch tiếng kêu “cục tác” của gà

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản tuyên bố đã tìm ra cách dịch tiếng kêu của gà, bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo. Ảnh: @AFP.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết, họ đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để thử nghiệm, và dịch tiếng kêu của những con gà đang kêu "cục tác", tìm hiểu xem chúng đang phấn khích, đói hay sợ hãi.

Trong thông báo mới nhất, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản cho biết, họ đã phát triển một hệ thống AI có thể hiểu được trạng thái cảm xúc của gà. Nghiên cứu do giáo sư Adrian David Cheok của Đại học Tokyo trực tiếp dẫn đầu.

Hệ thống AI này dựa trên một kỹ thuật mà các nhà nghiên cứu gọi là “Học phân tích cảm xúc sâu sắc (Deep Emotional Analysis Learning- viết tắt là DEAL)”. Họ nói rằng kỹ thuật này bắt nguồn từ các thuật toán toán học phức tạp, và thậm chí có thể được sử dụng để thích ứng với các kiểu phát âm luôn thay đổi của gà, nghĩa là kỹ thuật này sẽ trở nên tốt hơn trong việc giải mã tiếng kêu của gà theo thời gian.

Nghiên cứu mới cho thấy, hệ thống này có khả năng dịch các trạng thái cảm xúc khác nhau ở gà, bao gồm đói, sợ hãi, tức giận, hài lòng, phấn khích và đau khổ thông qua tiếng kêu cục tác đặc thù của nó.

Nghiên cứu còn nêu rõ: “Phương pháp của chúng tôi sử dụng kỹ thuật AI tiên tiến mà chúng tôi gọi là Học phân tích cảm xúc sâu sắc (DEAL), một cách tiếp cận mang tính toán học và sáng tạo cao, cho phép hiểu rõ các trạng thái cảm xúc thông qua dữ liệu thính giác”.

Giáo sư Adrian David Cheok nói với tờ New York Post: “Nếu chúng ta biết động vật đang cảm thấy gì, chúng ta có thể thiết kế một thế giới tốt đẹp hơn nhiều cho chúng”.

Để thực nghiệm, các nhà nghiên cứu bắt tay hợp tác với một nhóm các nhà tâm lý học động vật và bác sĩ thú y Nhật Bản thử nghiệm hệ thống này trên 80 con gà, cùng với 200 giờ đoạn âm thanh tiếng kêu cục tác của gà.

“Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với mẫu gồm 80 con gà, ghi lại và phân tích tỉ mỉ tiếng kêu của chúng trong nhiều điều kiện khác nhau. Để đảm bảo tính chính xác trong cách diễn giải của hệ thống, chúng tôi đã hợp tác với một nhóm gồm tám nhà tâm lý học động vật và bác sĩ phẫu thuật thú y, những người đã cung cấp những hiểu biết chuyên môn về trạng thái cảm xúc của gà”, Adrian David Cheok nói thêm.

Kết quả cho thấy, hệ thống này có thể đạt được độ chính xác cao đáng ngạc nhiên tới 80% trong việc xác định trạng thái cảm xúc của gà. Adrian David Cheok cho biết: “Xác suất phát hiện chính xác cảm xúc ở mức trung bình cao đối với từng tiếng kêu của gà cho thấy hệ thống AI của chúng tôi đã học cách nắm bắt các mô hình, và đặc điểm có ý nghĩa từ âm thanh của gà”.

Điểm mới trong cách tiếp cận của nghiên cứu này nằm ở việc ứng dụng các kỹ thuật AI tinh vi vào một lĩnh vực nghiên cứu phần lớn chưa được khám phá. Bằng cách thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa con người và động vật, các chuyên gia Nhật Bản tin rằng, nghiên cứu mới của họ sẽ mở đường cho những tương tác đồng cảm, và hiệu quả hơn với thế giới động vật.

Nhật Bản sử dụng AI để dịch tiếng kêu "cục tác" của gà - ga
Theo Giáo sư Adrian David Cheok từ Đại học Tokyo, công nghệ này dựa trên phương pháp AI mà các nhà nghiên cứu gọi là “Học phân tích cảm xúc sâu sắc”. Ảnh: @AFP.

“Đó là một bước nhảy vọt vĩ đại của khoa học! Và đây mới chỉ là khởi đầu. Chúng tôi hy vọng có thể áp dụng các kỹ thuật AI và máy học này cho các loài động vật khác, và đặt nền móng cho trí thông minh đáng kinh ngạc trong các ngành công nghiệp khác nhau liên quan đến động vật”, Cheok nói trong một tuyên bố, được tờ New York Post trích dẫn.

Các chuyên gia khoa học quốc tế khác nhận định, phát hiện của nghiên cứu này có tiềm năng cải thiện y học thú y, cải thiện điều kiện chăn nuôi gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác giữa con người và động vật, và góp phần thúc đẩy nghiên cứu hành vi của động vật.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tiếp cận phát hiện này một cách thận trọng. Bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng thừa nhận những hạn chế tiềm ẩn, bao gồm sự khác biệt về giống gà, và sự phức tạp của một số hoạt động giao tiếp của gà, chẳng hạn như tiếng kêu đi kèm với các ngôn ngữ cơ thể dị biệt khác (thứ mà hiện tại hệ thống AI mới có thể chưa phát hiện và xử lý được).

Gần đây, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu cũng đã và đang sử dụng các công cụ AI cho nỗ lực bảo tồn động vật. Trong một trường hợp, các công cụ AI đã được triển khai để giúp xác định dấu vết nhằm hiểu rõ hơn về quần thể động vật tồn tại.

Hay vào năm 2022, các nhà nghiên cứu do Đại học Copenhagen, ETH Zurich và Viện nghiên cứu quốc gia về Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường của Pháp dẫn đầu cho biết, họ đã tạo ra một thuật toán giúp hiểu được cảm xúc của lợn.

Trong công trình này, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Đan Mạch, Thụy Sĩ, Pháp, Đức, Na Uy và Cộng hòa Séc đã dịch tiếng kêu của lợn thành các cảm xúc khác nhau.

Bằng cách sử dụng hơn 7000 bản ghi âm tiếng kêu của lợn ở cấp độ đầu vào, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một thuật toán AI có thể giải mã liệu một con lợn đang trải qua cảm xúc tích cực (vui vẻ hay phấn khích), cảm xúc tiêu cực (sợ hãi hay căng thẳng). Các bản ghi âm được thu thập trong nhiều tình huống mà lợn thương phẩm gặp phải, cả tích cực lẫn tiêu cực, từ khi chúng được sinh ra cho đến khi chúng chết đi.

Theo Businessinsider/Researchsquare/Futurism/Indiatimes/Science

Có thể bạn quan tâm
GPU GeForce RTX 40 Series tăng tốc học tập, giải trí và sáng tạo trong một laptop nhỏ gọn

Ngày 21/9, NVIDIA Vietnam đã giới thiệu và trình diễn chi tiết những ưu thế vượt trội của nền tảng bộ xử lý GeForce RTX 40 Series được trang bị trên laptop, mang lại hiệu suất cao trong học tập, giải trí và làm việc, cũng như trong lĩnh vực sáng tạo, nghiên cứu, giáo dục, STEM…

Mối đe dọa hiện hữu của AI chính là sự phân tâm điên rồ của con người

Việc tập trung vào viễn cảnh loài người bị tuyệt chủng bởi trí tuệ nhân tạo (AI) trong tương lai xa, có thể ngăn cản chúng ta giải quyết những mối nguy hiểm cấp thiết hơn đối với xã hội ngày nay.

Dư luận dậy sóng việc AI tạo ảnh khỏa thân giả các bé gái vị thành niên

Ít nhất 20 cô gái tuổi teen Tây Ban Nha cho biết, họ đã nhìn thấy những bức ảnh khỏa thân giả do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra. Và một cuộc điều tra đang được tiến hành, sau khi phụ huynh các nạn nhân nộp đơn khiếu nại tố cáo về vấn nạn này.

Hệ thống giám sát côn trùng thông minh đạt giải thưởng 100 ngàn USD của QVIC 2023

CTCP Công nghệ RYNAN với Hệ thống giám sát côn trùng thông minh, đã đoạt giải nhất mùa thứ ba của Cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm® Việt Nam (QVIC), giành lấy 100 ngàn USD giải thưởng và cnhiều cơ hội kinh doanh sắp tới.

Việt Nam tăng vọt phần mềm độc hại ngụy trang dưới dạng ứng dụng doanh nghiệp

Theo báo cáo mới nhất của Kaspersky Security Network (KSN), 1.120 nhân viên tại doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam đã đối mặt với sự tăng vọt của phần mềm độc hại được ngụy trang dưới dạng ứng dụng doanh nghiệp từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023.

Yandex công bố mã nguồn mở của SDK từ AppMetrica

Yandex vừa xuất bản mã nguồn SDK của AppMetrica, sản phẩm nền tảng phân tích ứng dụng tất cả trong một do chính công ty phát triển. Ngay lúc này bất cứ nhà phát triển nào cũng có thể kiểm tra SDK AppMetrica, đề xuất cải tiến và sử dụng đoạn mã cho dự án của riêng mình. Mã được phân phối theo Giấy phép MIT.

Xiaomi xác nhận Redmi Note 13 Pro trang bị chip Snapdragon 7s Gen 2

Xiaomi gần đây đã xác nhận chip sẽ có trên biến thể Pro của dòng Redmi Note 13 mà công ty dự kiến sẽ ra mắt tại Trung Quốc vào cuối tuần này.

Keysight giới thiệu máy hiện sóng trang bị công cụ phân tích tự động

Keysight Technologies vừa ra mắt Infiniium MXR B-Series – thành viên mới nhất của dòng sản phẩm máy hiện sóng Infiniium, cung cấp các công cụ phân tích tự động, cho phép đội ngũ kỹ sư nhanh chóng phát hiện các bất thường và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

Long An triển khai mini app trên Zalo cho người dân tìm việc, kiến nghị…

Lần đầu tiên, người dân trên địa bàn tỉnh Long An được kết nối việc làm qua ứng dụng Zalo. Đây chỉ là một trong nhiều tính năng thiết thực được chính quyền tỉnh Long An xây dựng trong mini app “Long An Số” trên nền tảng công nghệ Zalo.

Asanzo ra series GoogleTV 32 và 43 inch, giá từ 4,79 triệu đồng

Sau thành công của series GoogleTV được ra mắt vào nửa cuối năm 2022, ASANZO tiếp tục mang đến thị trường 2 model GoogleTV kích thước 32 và 43 inch với tên mã 32EX8 và 43EX8.