Nhân lực có kỹ năng số tiên tiến đang thúc đẩy GDP hàng năm của khu vực APAC

(Ảnh minh họa).

Những người lao động khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD) có kỹ năng số tiên tiến, bao gồm kỹ năng về kiến trúc đám mây hoặc phát triển phần mềm đóng góp khoảng 934 tỷ đô la Mỹ vào GDP hàng năm của khu vực này. Điều này là do mức lương mà họ được nhận cao hơn 65% so với những người có trình độ học vấn tương tự nhưng không sử dụng các kỹ năng số trong công việc - theo báo cáo của Amazon Web Services (AWS).

Báo cáo có tên gọi “Khảo sát về kỹ năng số tại Châu Á Thái Bình Dương: Lợi ích kinh tế của Lực Lượng Lao Động Am Hiểu Công Nghệ” do AWS tài trợ và được thực hiện bởi Gallup, nghiên cứu về việc lực lượng lao động được cung cấp khả năng sử dụng công nghệ đã và đang mang lại lợi ích đáng kể cho người lao động, các tổ chức và nền kinh tế như thế nào. 16.000 người đang làm việc và 7.500 người sử dụng lao động thuộc các tổ chức và ngành công nghiệp trong khu vực công và tư nhân tại các quốc gia Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Singapore và Thái Lan đã tham gia khảo sát này.

Khảo sát phân loại những kỹ năng số cơ bản bao gồm khả năng sử dụng email, trình xử lý văn bản, các phần mềm văn phòng khác và nền tảng truyền thông xã hội. Các kỹ năng số trung cấp bao gồm kỹ năng kéo-thả thiết kế trang web, ứng dụng khắc phục sự cố và phân tích dữ liệu. Các kỹ năng số nâng cao bao gồm về kiến trúc hoặc bảo trì điện toán đám mây, phát triển phần mềm hoặc ứng dụng, trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học.

Khảo sát cho thấy những người lao động có kỹ năng số tiên tiến tại CA-TBD đang được hưởng lợi từ nhiều khía cạnh chứ không chỉ là tăng thu nhập. 79% người lao động có kỹ năng số tiên tiến bày tỏ mức độ hài lòng cao hơn trong công việc, so với 50% người lao động với kỹ năng trung cấp và 46% người lao động với kỹ năng số cơ bản.

Khảo sát cũng chỉ ra rằng, 69% các tổ chức khu vực APAC đang vận hành hầu hết hoạt động kinh doanh của họ trên đám mây cho biết mức tăng trưởng doanh thu hàng năm ổn định từ 10% trở lên, so với 50% những tổ chức chỉ sử dụng đám mây cho một số hoạt động kinh doanh của họ. Những tổ chức vận hành trên đám mây cho thấy tỉ lệ điểm cao hơn 20 phần trăm (80% so với 60%) trong việc giới thiệu hoặc cải tiến sản phẩm mới trong vòng hai năm qua.

Trong 10 công nghệ mới nổi như AI, điện toán mạng lưới và điện toán lượng tử, công nghệ chuỗi khối (blockchain) và tiền mã hóa (cryptocurrency), 67% những nhà sử dụng lao động cho biết ít nhất một trong những công nghệ này có khả năng trở thành một phần tiêu chuẩn trong hoạt động kinh doanh tương lai của họ, với 5G xếp hạng cao nhất ở mức 49%.

 “Mọi người ở khu vực CA-TBD đang tăng cường sự chuyển đổi số, từ cách họ làm việc đến cách họ sinh sống. Khi nhiều tổ chức chuyển dịch hạ tầng CNTT của họ lên đám mây trong thập kỷ tới và các công nghệ mới xuất hiện, số hóa sẽ tạo ra một khối lượng lớn việc làm mới. Cơ hội để CA-TBD có thể cạnh tranh trong nền kinh tế số phụ thuộc vào việc sở hữu một lực lượng lao động mạnh mẽ và có kỹ năng cao để thúc đẩy những đổi mới sáng tạo của hiện tại và tương lai” – Tiến sĩ Jonathan Rothwell, Nhà Tư Vấn Cấp Cao ngành kinh tế học của Gallup cho hay.

Với việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ đang tăng tốc trên khắp thế giới, nhu cầu về nguồn lao động với kỹ năng số tiên tiến sẽ vẫn tăng mạnh trong những năm tới. 76% những nhà sử dụng lao động tại CA-TBD được khảo sát đã báo cáo rằng họ đang tìm cách tuyển đủ nhân lực cho các vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng số hiện đang ứng tuyển, nhưng 72% cho biết hiện họ đang đối diện với thách thức để tìm được nhân lực mà họ cần. Một rào cản có thể là do 38% tổ chức CA-TBD yêu cầu bằng cử nhân, ngay cả đối với vị trí nhân viên CNTT không đòi hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhiều đơn vị bắt đầu nhận ra rằng việc chấp nhận các chứng chỉ trong ngành có thể giảm bớt những thách thức trong quá trình tuyển dụng của họ. 76% những nhà sử dụng lao động cho biết, các chứng chỉ số hoặc các khóa đào tạo có thể được chấp nhận thay thế cho bằng cử nhân.

Andrew Sklar, Giám đốc Đào tạo và Cấp Chứng Chỉ của AWS khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản cho biết, kỹ năng số mang lại lợi ích to lớn cho các cá nhân, tổ chức và nền kinh tế, đó là lý do AWS cam kết mở rộng các chương trình đào tạo kỹ năng số cho người lao động và người sử dụng lao động trên khắp CA-TBD. Cam kết toàn cầu trong việc đầu tư hàng trăm triệu đô la để cung cấp dịch vụ đào tạo kỹ năng điện toán đám mây miễn phí cho 29 triệu người trên khắp thế giới vào năm 2025, tính đến hiện tại, AWS đã đào tạo kỹ năng số cho hơn 13 triệu người.

Dịp này AWS cũng công bố chương trình AWS re/Start Associate, một nhánh mới trong chương trình AWS re/Start nhằm giúp các chuyên gia CNTT hiện chưa có việc làm hoặc chưa có công việc phù hợp có thể nâng cao các kỹ năng của họ và chuyển sang công việc cần kỹ năng đám mây trung cấp.

Có thể bạn quan tâm
Viettel và Qualcomm sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát 5G đầu tiên thế giới

Viettel và Qualcomm công bố nghiên cứu, sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset ASIC theo tiêu chuẩn Open RAN.

Kết nối và tìm kiếm dễ dàng với bản cập nhật mới Windows 11

Hôm qua, Microsoft đã ra mắt bản cập nhật mới cho Windows 11, đồng thời công bố tích hợp hộp tìm kiếm Windows và những khả năng của Bing phiên bản mới vào thanh tác vụ, giúp người dùng dễ dàng kết nối hay tìm kiếm.

MWC 2023: OPPO gây ấn tượng với Find N2 Flip và nhiều sáng tạo tương lai khác

Bằng cách mang lại những trải nghiệm kết nối nâng cao thông qua những đổi mới nhân văn, OPPO đã định hình mình là một công ty công nghệ hướng đến tương lai.

Xiaomi tung loạt thiết bị AIoT cao cấp tại Việt Nam

Xiaomi vừa giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam bộ sản phẩm AioT mới nhất, bao gồm tai nghe Xiaomi Buds 4 Pro, đồng hồ thông minh phong cách cổ điển Xiaomi Watch S1 Pro và máy hút bụi Truclean W10 Wet Dry Vacuum.

Honor bất ngờ trình làng điện thoại gập Magic Vs sẽ bán ra toàn cầu

Honor, công ty smartphone có trụ sở tại Trung Quốc đã chính thức ra mắt toàn cầu loạt smartphone mới nhất của mình, bao gồm Magic Vs có thể gập và bộ đôi Magic5/Pro.

TCL là thương hiệu TV đứng đầu thị phần Android Smart TV theo OMDIA

TCL đã giành vị trí thứ 2 trong thị phần TV toàn cầu năm 2022 và giữ vị trí đầu tiên trong thị phần Android TV 2 năm liên tục từ 2021-2022

iPhone SE 4 sẽ trở lại với hình dáng iPhone 14

Chuyên gia phân tích Ming-chi Kuo từng đưa ra dự đoán vào tháng Giêng rằng Apple đã khai tử iPhone SE 4. Tuy nhiên giờ đây, ông đã quay ngược báo cáo này.

Viettel và Intel ký kết hợp tác kiến tạo hạ tầng số tương lai tại MWC 2023

Trong ngày khai trương Hội nghị Di động Thế giới (MWC 2023) 27/2 tại Tây Ban Nha, Viettel và Intel đã ký kết biên bản ghi nhớ đồng hành phát triển những công nghệ kiến tạo hạ tầng số của tương lai.

Rò rỉ dữ liệu từ nhân viên cũng đáng lo như bị tấn công mạng

Rò rỉ dữ liệu do tấn công mạng hoặc do nhân viên là những vấn đề bảo mật gây quan ngại nhất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNNV) và các tập đoàn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

MWC 2023: Lenovo ra mắt loạt máy tính thế hệ mới hỗ trợ môi trường làm việc hybrid

Tại sự kiện MWC 2023, Lenovo đã công bố loạt PC, Chromebook, màn hình cùng các dịch vụ với những cải tiến mới nhất, hỗ trợ hiệu quả các hình thức làm việc hybrid đa dạng, trang bị các tính năng tân tiến để trao quyền cho người dùng đáp ứng mọi nhu cầu.