Nguồn lực CNTT: Thế giới thiếu, Việt Nam có cơ hội

Liệu VN có đạt được 1 triệu nhân lực CNTT chất lượng vào năm 2015 và trở thành quốc gia xếp thứ 3 thế giới về cung cấp nguồn nhân lực CNTT vào năm 2020 như kỳ vọng khi mà ngành CNTT đang giảm dần sức hấp dẫn đối với sinh viên trong các kỳ tuyển sinh? Nội dung thảo luận chính của hội thảo “Nhân lực CNTT trong thế giới phẳng” diễn ra ngày 1/12/2011 tại Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM, Liên minh các Công viên phần mềm châu Á, châu Đại Dương (SPA) phối hợp tổ chức đã đưa ra các khó khăn và giải pháp khả thi cho vấn đề này.

Nguồn lực CNTT: Thế giới thiếu, Việt Nam có cơ hội - clip image002 resize
 
Điệp khúc “thiếu – thừa”
 
Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực CNTT VN, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ ứng dụng CNTT (thuộc Bộ TT-TT) cho biết, nước ta hiện có hơn 280 trường ĐH, CĐ, các trung tâm có đào tạo chuyên ngành CNTT (tăng gấp đôi năm 2005), mỗi năm có khoảng 60.000 sinh viên ngành CNTT nhập học ở các trường (gấp đôi năm 2006). Hiện có 169.000 sinh viên đang học CNTT, trong năm 2010 vừa qua có 35.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp ra trường. Tổng số lượng kỹ sư CNTT đang làm trong ngành CNTT trên cả nước khoảng 250.000, với tốc độ tăng trưởng 25-32%… Như vậy, tính về số lượng đơn vị đào tạo và số lượng sinh viên ngành CNTT hiện có, theo nhìn nhận của ông Đường cũng như nhiều chuyên gia trong ngành đều cho rằng như thế là đủ, thậm chí là thừa. Cái thiếu hụt trong nguồn lực CNTT chúng ta từ trước đến nay vẫn là thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, thiếu nhân lực có kỹ năng tốt và có chứng chỉ quốc tế, thiếu các chuyên gia đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế, thiếu các chuyên gia cung cấp những giải pháp tổng thể, khả năng ngoại ngữ cao.
 
Tuy nhiên một thực tế đang diễn ra đáng lo ngại hơn chính là sức hấp dẫn ngành CNTT đang bị giảm xuống đáng kể, sinh viên đăng ký thi ngành CNTT giảm, sinh viên đang theo học ngành CNTT cũng bỏ ngang, sinh viên CNTT tốt nghiệp ra trường thì không thích đi làm ngành mình đã được đào tạo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lương của ngành CNTT tại VN hiện vẫn chưa thật sự hấp dẫn so với những ngành nghề khác, một kỹ sư CNTT mới ra trường nhận mức lương từ khoảng 4-5 triệu đồng, trong khi ngành Ngân hàng là 8 triệu đồng chẳng hạn. Mức thu nhập bình quân một kỹ sư CNTT VN cũng khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực, trung bình khoảng 11.000 USD/năm (trong khi ở Ấn Độ trên 30.000 USD/năm). Số lượng sinh viên CNTT ra trường được tuyển dụng cũng hạn chế, không phải sinh viên CNTT nào tốt nghiệp xong cũng được tuyển dụng.
 
Cơ hội khi nguồn nhân lực thế giới đang thiếu
 

Đề án Đưa VN trở thành quốc gia mạnh về CNTT được Thủ tướng phê duyệt ngày 9/10/2010 với các nội dung phát triển: nguồn nhân lực CNTT, hạ tầng thông tin và truyền thông, thị trường và công nghiệp, CPĐT và xã hội điện tử; nghiên cứu phát triển CNTT và hoàn thiện môi trường pháp lý. Trong đó mục tiêu xây dựng nhân lực đông đảo và chất lượng được đặt lên hàng đầu, với những mục tiêu cụ thể: đến năm 2015, 30% sinh viên tốt nghiệp CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế và có thể gia nhập ngay đội ngũ lao động quốc tế, năm 2020 có 80% sinh viên tốt nghiệp CNTT đạt trình độ quốc tế. Cùng với lợi thế về tỉ lệ dân số trẻ, ham học hỏi, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ mới, giá nhân công rẻ, đặc biệt sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ thông qua Đề án, các chính quyền địa phương, mọi người đều hy vọng các thách thức về số lượng và chất lượng mà nguồn nhân lực CNTT VN đang đối mặt được tháo gỡ trong thời gian tới, thu hẹp dần khoảng cách so với các nước trong khu vực.
 
Theo tính toán của Bộ TT-TT, nếu nguồn nhân lực VN tăng trưởng 32% như thời kỳ “vàng son” trước đây, cộng với 250.000 kỹ sư hiện có, mục tiêu đạt 1 triệu nhân lực CNTT đến năm 2015 hoàn toàn có thể khả thi, và khi đó VN sẽ trở thành quốc gia đứng thứ 3 thế giới về cung cấp nguồn nhân lực CNTT (sau Trung Quốc xếp thứ nhất và Ấn Độ vị trí thứ hai). Ông Đường cũng khẳng định, trong 10 năm tới, VN có thể chưa trở thành cường quốc về CNTT nhưng hoàn toàn có khả năng trở thành quốc gia có nguồn nhân lực CNTT đạt cả chất lẫn lượng. Đối với các nước phát triển, sinh viên đã không còn muốn theo học ngành CNTT, vì thế trên thế giới hiện nay đang rất thiếu nguồn lực CNTT (thiếu khoảng 1,5 – 2 triệu kỹ sư phần mềm). Đây đồng thời là cơ hội cho các nước đang phát triển trong đó có VN trong kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cung cấp thị trường toàn cầu.
 
Xuất khẩu nhân lực và liên kết châu Á
 
Cùng với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT đặt ra, Đề án cũng đã đưa ra những giải pháp và hành động. Bên cạnh tập trung đẩy mạnh triển khai những kế hoạch cụ thể, những chính sách ưu đãi đầu tư cho các đơn vị đào tạo CNTT, các cơ sở nghiên cứu CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế… đề án nhấn mạnh đến việc nâng cao khả năng dự báo nhu cầu nhân lực CNTT VN, để từ đó có cơ sở đặt hàng với các trường đại học, phía đơn vị đào tạo cũng nắm bắt được nhu cầu thị trường. Đặc biệt gần đây, Bộ GD&ĐT đã thực hiện nhập những chương trình, giáo trình và quy trình đào tạo chất lượng quốc tế CNTT vào 20 trường ĐH trong nước (sẽ nhân rộng sau thời gian thử nghiệm). Bộ GD&ĐT cũng đang khuyến khích mô hình đào tạo 1+4 (nghĩa là 1 năm đầu tiên đào tạo tiếng Anh hoặc Nhật, 4 năm tiếp theo đào tạo CNTT ứng với ngoại ngữ đó). Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD&ĐT nên kết hợp Bộ TT-TT để sớm xây dựng, đưa ra hệ thống đánh giá tiêu chuẩn, chức năng CNTT (chuẩn kỹ năng, chuẩn chất lượng).
 
Tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Hiền, CEO QTSC kiến nghị,các đơn vị đào tạo cần đa dạng hóa công nghệtrongđào tạo, việc chưa đưa công nghệ nguồn mở và điện toán đám mây vào chương trình giảng dạy trong đại học hiện naylàrất thiếu sót. Ngoài chú trọng đào tạo chuyên mônnênưu tiên đào tạo kỹ năng. ÔngHiền cho biết, hiện QTSC đang kêu gọiđầu tư, hợp tác vớicác trường ĐH, các tổ chức uy tín thế giới đểcùng QTSC thành lập một học viện đào tạo CNTT mang tầm quốc tế.Nhiệm vụ chính của học viện sẽ chuyên về nghiên cứu và đào tạo CNTT (đào tạo nâng cao nguồn lực CNTT mới ra trường, đào tạo theo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, kết hợp đào tạo các kỹnăng mềm, kỹ năng chuyên sâu), đặc biệt sẽ kiêm luôndịch vụxuất khẩu nhân lực CNTT ra nước ngoài. Theo kế hoạch,học viện sẽ chính thức thành lập năm 2012, đến năm 2016 học viện sẽ nâng lên thành trường cao đẳng.
 
Vấn đề nguồn nhân lực CNTT, ông Imran Kunalan(đến từ Malaysia) nhận định đây không chỉ là bài toán của VN mà là vấn đề của nhiều quốc gia.Tuy nhiên với thách thức suy thoái chất xámtại châu Á, cùng với thực trạng chưa có sự kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường, sự phân biệt giữa chương trình đào tạo và nghiên cứu trong đào tạo CNTT tại VN hiện nay cần phải được xem xét dưới góc độ nghiêm túc hơn. Kinh nghiệm ở Malaysia cho thấy, để đào tạo và nghiên cứu, nhà trường và doanh nghiệp có được tiếng nói chung cầnphải có sự phối hợp giữa các định chế giáo dục,thậm chí ngay giữa các cấp học, từ mẫu giáo lên đại học cũng cần phải có sự kết nối. Giữa các bộ ngành cũng cần có sự liên thông với nhau, ở Malaysiacó cả những chương trình phát triển kỹ năng ICT trong gia đinhđểngười dân dễ dàng sử dụng chính phủ điện tử, từ đó tạo sự thích thú khám phá CNTT trong các thế hệ, cũng là một hình thức cổ súy cho sinh viên theo học ngành IT.Malaysia còn có những chương trình nâng cấp kỹ năng ICT cho những người thất nghiệp. Các nước trong đó có VN cần phải chiêu nạp người tài và có những chương trình để chia sẻ người tài toàn cầu– ông Imran chia sẻ.
 
Về cơ hội làm việc toàn cầu, ông Barnile Chitran Maitra (đại diện đến từ Ấn Độ)cho rằng, các nướckhu vực châu Ácần phải kết hợp với nhau để tạo ra giá trị trường hữu. Trước hết mỗi nướccầnphảixây dựng những chương trình học tốt, các trường đại học tốt, cơ chế học tập và giảng dạy tốt, song song việcđào tạocho các kỹ sưphong cách làm việc toàn cầu, huấn luyện về quyền sở hữu trí tuệ, vì trong quá trình thuyên chuyển, làm việc thuê ngoài theo các dự án toàn cầu, việc tiết lộ bí mật kinh doanh hay công nghệ cũng là điều nhiều doanh nghiệp e ngại, lưu tâm.Đại diện đến từ Thái Lan, ông Thanachart Numnondađánh giá cao việc trao đổi nguồn nhân lực giữa các nước trong liên minh phần mềm SPA nhằm tận dụng những thế mạnh của nhau,cùng nhau làm việc hoặc cùng nhau tạo racông nghệ mới nào đó. Tuy nhiên trước khi có sự liên kết bên ngoài, ngay tạicác công viên phần mềm của mỗi quốc giaphải có được một sự liên minh nội địa. Như tại Thái Lan, ông Thanachart cho biết, họđã tạo ra được một cộng đồng huấn luyện công nghệ di động, ở đó thu hút những người tài khác nhau kể cả nhân lực của Apple. Hiện Thái Lanđang tiếp tục huấn luyện cho một cộng đồng khác để tạo ra công nghệ điện toán đám mây cho riêng mình.
 

Ngày 24/11/2011, Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã công bố danh mục chức danh phần mềm và dịch vụ phần mềm. Danh mục được xây dựng dựa trên tham khảo của Nhật Bản và Trung Quốc. Danh mục gồm có 9 ngạch, 7 bậc và 33 phân bậc. Danh mục là thang bậc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong nguồn lực CNTT, các đơn vị đào tạo CNTT trong nước có thể tham khảo danh mục này.

Liên minh SPA gồm 13 quốc gia, có tác dụng thúc đẩy tình hữu nghị, hợp tác, trao đổi, hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy ngành CNTT châu Á – châu Đại Dương phát triển. Tại hội nghị lần này,liên minh đã kết nạp Công viên Phần mềm ĐHQG TPHCM trở thành thành viên thứ 23, và thống nhất bầu bà Pg Sarimah Hj Abd Lafif, Tổng Giám đốc Liên đoàn CNTT Brunei đảm nhận Chủ tịch SPA nhiệm kỳ 2012-2013.


Lưu Xuân
 

 

Dự thảo Nghị định về Dịch vụ công nghệ thông tin: Doanh nghiệp lo sẽ bị gây khó

Ngày 4/4/2012, hội Tin học TPHCM (HCA) đã tổ chức cuộc tọa đàm “khẩn cấp” về dự thảo Nghị định Dịch vụ công nghệ thông tin vừa được Bộ TT-TT soạn thảo với sự tham dự của các doanh nghiệp hội viên, cơ quan báo chí. Nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm cho rằng các điều khoản trong Nghị định được xây dựng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và cho cả sự phát triển của chính bản thân các dịch vụ. Các ý kiến được TH&ĐS ghi nhận.

Vệ tinh VINASAT-1 được bảo hiểm với giá trị 2.541 tỷ đồng

Ngày 17/4, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI), Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã ký hợp đồng bảo hiểm vệ tinh VINASAT-1 trên quỹ đạo giai đoạn 2012-2013 với tổng giá trị bảo hiểm lên tới 2.541 tỷ đồng.

Ca sĩ quá cố vẫn “đắt show” nhờ công nghệ hologram

Dù đã qua đời năm 1996, Tupac Shakur, được mệnh danh là thiên tài rapper và là người tình cũ của Madonna, vẫn “bận rộn” trình diễn trong Lễ hội âm nhạc Coachella tại California (Mỹ).

Cảnh báo đường dây gái gọi từ các trang web sex

Từ một trang web sex, alauxanh… trở thành đường dây cung cấp gái gọi quy mô lớn. Hàng trăm chân dài xinh đẹp dưới sự chỉ đạo của alauxanh sẵn sàng phục vụ quý ông khắp các miền Bắc – Trung – Nam.

Doanh nghiệp nội “tỵ” với Google, Facebook… vì bị quản chặt

Trong khi câu chuyện về thuế còn nhiều tranh cãi, có một thực tế cho thấy hiện nay vẫn còn tình trạng không công bằng khi quản lý nội dung giữa các dịch vụ trực tuyến nước ngoài và trong nước.

Chính phủ điện tử: Đường dài qua, vẫn xa đích đến

Năm 2001, Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước (Đề án 112) đã được Chính Phủ thông qua mở đầu cho việc xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam. Hơn 10 năm triển khai, mô hình CPĐT gặt được những thành công và cả thất bại. Những tư liệu và đánh giá trong tài liệu “Tổng quan quá trình phát triển CPĐT Việt Nam và những giải pháp trong tương lai” (gọi tắt là tài liệu) chuẩn bị cho hội thảo Quốc gia về CPĐT năm 2012 (eGov 2012) tháng 7/2012 dưới đây là sự soi lại chặng đường đã đi qua cũng như cố gắng đạt được các kết quả thích đáng hơn cho nền hành chính Việt Nam.

Cuộc đời nhà sáng lập WikiLeaks lên phim

Cuộc đời nhà sáng lập trang web WikiLeaks sẽ trở thành chủ đề cho một bộ phim mới, với sự tham gia diễn xuất của những diễn viên gạo cội.

AOL bán bản quyền sáng chế trị giá 1 tỉ USD cho Microsoft

AOL đã bán phần lớn số bản quyền sáng chế của mình cho Microsoft với giá khoảng 1 tỉ USD. Đây có lẽ đã là con số khiến cho AOL hài lòng sau một khoảng thời gian rất dài đi tìm đối tượng bán phù hợp.

Tại sao người dùng chưa chuộng Windows Phone?

Charlie Kindel, người vừa mới rời khỏi Microsoft sau 21 năm làm việc, từng trên cương vị phụ trách mảng Windows Phone đã có một bài viết nói về vần đề mà nền tảng non trẻ này gặp phải. Đó là mối quan hệ không được ngọt ngào giữa các nhà mạng, các nhà sản xuất và tất nhiên là cả Windows Phone. Theo ông, các nhà mạng và các OEM đã miễn cưỡng phát hành Windows Phone trong khi Android của Google thì giảm bớt “va chạm” trong chặng đường cuối tới tay người dùng.

Google, Facebook sẽ phải thành lập VPĐD tại VN

Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.