Mỗi ngày, bình quân một người dùng ví điện tử tại Việt Nam thực hiện khoảng 1,6 – 2,2 giao dịch qua ví điện tử, với giá trị trung bình 230.000 – 274.000 đồng/giao dịch.
Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố nghiên cứu về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam. Kết quả được đưa ra dựa trên cuộc khảo sát với 505 khách hàng tại TPHCM và Hà Nội đã từng sử dụng ít nhất một ví điện tử trong quý 4/2019.
Nghiên cứu bước đầu cho thấy, Momo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố chính của Việt Nam, ba ví này chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các ví điện tử phổ biến trên thị trường hiện được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ. Trong đó, Momo và ZaloPay được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn định kỳ. Moca được dùng chủ yếu cho nhu cầu thanh toán xe công nghệ, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và giao đồ ăn.
tần suất sử dụng và giá trị chi tiêu trung bình hàng ngày của các ví điện tử phổ biến trên thị trường đều đang ở mức cao. Cụ thể, người dùng chi tiêu trung bình 230.000 – 274.000 VND/giao dịch, với tần suất khoảng 1,6 – 2,2 giao dịch/ngày. Về giá trị giao dịch, người dùng MoMo có số chi tiêu bình quân trong ngày là 520.000 đồng, theo sau là người dùng Moca với giá trị giao dịch trung bình trong ngày là 506.000 đồng và ZaloPay là 441.600 đồng.
bà Lê Xuân Phương – Phó Giám Đốc nghiên cứu tại Cimigo nhận định.
Theo kết quả nghiên cứu, có 6 yếu tố chính tác động đến quyết định lựa chọn thương hiệu ví điện tử của người dùng bao gồm: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng; Có chương trình khuyến mãi đa dạng, thường xuyên; An toàn và bảo mật; Liên kết với nhiều ngân hàng khác nhau; Được chấp nhận thanh toán tại quầy ở nhiều nơi; Đa dạng về các loại dịch vụ thanh toán.
Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán chỉ mới đạt được 14%, theo nhận định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân Thành
Khắp nơi trên thế giới đang trải qua thời kỳ ảm đạm nhất trong lịch sử, đường phố vắng lặng, giờ giới nghiêm, thiết quân luật, các ca nhiễm bệnh tăng cao và nhiều nơi mất kiểm soát.
Ứng dụng TTGT Tp Hồ Chí Minh vừa được bổ sung một tính năng mới cho phép người dùng rượu bia có thể tự đo nồng độ cồn, biết tình trạng sức khoẻ cũng như mức phạt tương ứng khi lái xe.
Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại Việt Nam hiện nay đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng, từ việc phải đến tận nơi để mua hàng thì giờ đây “nhà nhà” chuyển sang mua sắm online. Từ đó, thúc đẩy nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng cao, và cuộc chiến giao – nhận hàng giờ đây đã thay đổi theo chiều hướng mới.
Bộ tranh được vẽ bằng điện thoại của nữ sinh viên Đại học Kinh Tế (ĐH Đà Nẵng) đang nhận được hàng ngàn lượt thích và chia sẻ của cộng đồng mạng.
Kaspersky tặng miễn phí 6 tháng các sản phẩm bảo mật điểm cuối cho những tổ chức y tế nhằm giúp các tổ chức được bảo vệ khỏi mối đe dọa trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lan rộng. Theo các chuyên gia bảo mật, các thiết bị y tế, bao gồm cả máy trợ thở cần được cấu hình và cập nhật đúng.
Khi đại dịch Coronavirus đang tiếp tục có chiều hướng diễn biến khó lường, thời gian đi học lại vẫn chưa thể xác định, nhiều trường học trên cả nước đã chủ động đẩy mạnh áp dụng phương thức dạy học qua mạng, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thông qua tin nhắn, email, Facebook của lớp, Zalo Group, trang web của trường hoặc sổ liên lạc điện tử…
Đó là nhận định của các chuyên gia, các “leaker” vốn tung ra những thông tin có độ chính xác rất cao trước khi các sản phẩm mới ra mắt. Điều này khiến team mong chờ Samsung Galaxy Note 20 đang có phần “chưng hửng”.
Vùng đất Tây Nam Bộ trù phú mênh mang sông nước, chằng chịt sông ngòi lại đang phải đối mặt với cơn khát nước ngọt chưa từng có trong lịch sử.
Ngày 23/3, Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) đã chia sẻ một số nguy cơ bảo mật dễ bị khai thác trong môi trường làm việc từ xa, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp áp dụng cho nhân viên làm việc ở nhà.
Báo cáo mới nhất của Bộ Y Tế, hiện Việt Nam có 118 ca dương tính, 645 ca nghi nhiễm với các dấu hiệu ho, sốt, trở về từ vùng dịch, và hơn 52.000 người đang được giám sát y tế. Đặc biệt, Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca lây nhiễm chéo của nhân viên y tế.