Người đã tiêm vaccine Covid-19 cần đến ngay bệnh viện nếu có triệu chứng bất thường

Tính đến sáng ngày 17/3, Việt Nam đã có hơn 20.000 người tiêm chủng vaccine Covid-19. Trong vài ngày đầu tiêm ngừa, Việt Nam có vài trường hợp phản ứng với vaccine, Bộ Y tế khuyến cáo hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

Những triệu chứng nào cần đến ngay bệnh viện kiểm tra?

Báo cáo của chương trình Tiêm chủng Mở rộng (TCMR) Quốc gia cũng cho biết, trong ngày 16/3 tại các điểm tiêm ngừa có ghi nhận vài trường hợp phản ứng sau tiêm chủng với vaccine Covid-19 của AstraZeneca với các dấu hiệu sưng đau chỗ tiêm, tiêu chảy, mệt mỏi, đau đầu, phát ban, đau cơ… Trong đó có 2 trường hợp phản ứng nặng sau khi tiêm, cả hai đều đã được xử lý và chăm sóc kịp thời.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân sau khi tiêm vaccine Covid-19 thấy có các dấu hiệu trên, đặc biệt các trường hợp diễn biến nặng, ngay lập tức cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Những người được tiêm ngừa đợt đầu tiên là các cán bộ Y tế đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, các nhân viên y tế, các tổ chức, ban phòng chống dịch đang làm việc lại vùng dịch đang thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết khi tiêm ngừa được 60-75% người có miễn dịch trong cộng đồng, Việt Nam có thể đẩy lùi và kiểm soát được Covid-19. 25-40% dân số còn lại sẽ hưởng lợi nhờ miễn dịch người khác đã có.

Ai nên và không nên tiêm vaccine ngừa Covid-19?

Đầu tháng 3, nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vaccine phòng Covid-19 của Oxford/AstraZeneca (AZD1222).

WHO khuyến cáo, do nguồn cung ứng vẫn còn hạn chế, do đó cần ưu tiên vaccine cho những người ở tuyến đầu trong việc phòng chống dịch, và người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền được xác định sẽ chuyển bệnh nặng hơn khi nhiễm Covid-19.

Những người đang điều trị HIV, hoặc mắc các bệnh có khả năng làm suy giảm hệ thống miễn dịch phải chờ các báo cáo chính xác trước khi tự ý tiêm ngừa bởi vẫn chưa có các nghiên cứu về phản ứng sau khi tiêm của nhóm người này.

Những người đã từng mắc Covid-19 có thể hoãn tiêm phòng trong 6 tháng nhường cơ hội tiêm vaccine cho những người cần hơn.

Phụ nữ đang cho con bú cũng được khuyến khích đi tiêm phòng và WHO không khuyến cáo ngưng cho con bú sau khi tiêm phòng. Trong khi đó phụ nữ mang thai vẫn có rất ít số liệu đánh giá về tính an toàn của vaccine lên nhóm đối tượng này.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có nguy cơ phối nhiễm với virus SARS-CoV-2, do đó chỉ được tiêm sau khi được cán bộ Y tế tư vấn.

Người dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vaccine và những người dưới 18 tuổi vẫn phải chờ kết quả của những nghiên cứu tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm
WHO khuyến cáo các nước không nên hoãn tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca

Trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu ngừng việc tiêm ngừa vaccine Covid-19 của AstraZeneca, WHO kêu gọi các nước không nên tạm ngừng việc tiêm chủng vaccine AstraZeneca bởi đây có thể là phản ứng dây chuyền và sẽ cản trở công cuộc đẩy lùi dịch bệnh trên toàn cầu.

Facebook nỗ lực xóa các âm mưu tạo do dự về việc tiêm chủng vaccine Covid-19

Facebook cho biết, họ đang làm việc để chống lại các bài đăng mang tính do dự về vaccine Covid-19, khiến người dùng mất lòng tin về chế phẩm này.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hứng chịu 3 triệu tấn công lừa đảo trong năm 2020

Công nghệ Chống Lừa đảo của Kaspersky (Kaspersky’s Anti-Phishing) đã phát hiện và ngăn chặn tổng cộng 2.890.825 tấn công nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á năm 2020, tăng 20% ​​so với 2.402.569 tấn công lừa đảo bằng đường dẫn website giả mạo năm 2019 .

Nokia sa thải 10.000 nhân sự để dồn sức vào cuộc đua 5G

Nokia có kế hoạch cắt giảm tới 10.000 việc làm và dành số tiền tiết kiệm được để đầu tư vào hoạt động kinh doanh phát triển công nghệ mạng 5G của mình.

Nhóm hacker Trung Quốc đang nhắm vào các công ty viễn thông để đánh cắp bí mật 5G

Các nhà nghiên cứu an ninh mạng tại McAfee đã trình bày chi tiết về một chiến dịch gián điệp mạng đang diễn ra, nhắm vào các công ty viễn thông trên khắp thế giới.

Ngoan cố không tuân thủ yêu cầu, Nga dọa sẽ chặn Twitter mà không cần lệnh của tòa án

Nhà chức trách Nga cho biết, họ sẽ chặn Twitter trên toàn quốc trong một tháng trừ khi công ty truyền thông xã hội này tuân thủ yêu cầu xóa một số nội dung nhất định.

Nhiều quốc gia ngừng tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca vì tác dụng phụ

Nhiều người đã gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, đông máu dẫn đến tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Công ty dược AstraZeneca khẳng định sản phẩm của họ không liên quan đến các ca tử vong. Nhưng nhiều quốc gia trở nên thận trọng hơn trong việc tiêm ngừa vaccine.

Thành lập ban chuyển đổi số ngành truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng

Ngày 16/3, MCV Group cùng Liên minh Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DTS) ký kết hợp tác thành lập ban chuyển đổi số ngành truyền thông truyền hình, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Thẻ Căn cước công nhân gắn chip có lợi ích gì?

Hiện tại, người dân vẫn sử dụng thẻ căn cước công nhân (CCCD) mã vạch và chứng minh nhân dân (CMND) để thực hiện các giao dịch hành chính bình thường. Vậy thẻ CCCD gắn chip có lợi điểm gì?

Theo dõi người dùng ở chế độ ẩn danh, Google có thể sẽ bồi thường 5.000 USD/người

Một vụ kiện cáo buộc rằng, Google Chrome theo dõi người dùng ngay cả trong chế độ ẩn danh đã được khởi động, sau khi một thẩm phán ra phán quyết bác yêu cầu rút lại đơn kiện tập thể từ phía Google.