Người phụ nữ được cấy ghép khuôn mặt từ mô hiến tặng lần hai

Cựu ý tá 52 tuổi Carmen Blandin Tarleton. Ảnh: @AP / Charles Krupa.

Lần thứ hai trong một thập kỷ, một phụ nữ ở New Hampshire có khuôn mặt mới sau lần cấy ghép thất bại đầu tiên.

Cựu ý tá 52 tuổi Carmen Blandin Tarleton có khuôn mặt bị biến dạng trong một cuộc tấn công của chồng cũ. Và mới đây, cô chính thức đã trở thành người Mỹ đầu tiên và là người thứ hai trên toàn cầu được phẫu thuật ghép khuôn mặt tới lần thứ 2, sau khi ca cấy ghép đầu tiên thất bại cách đây 6 năm trước. Ca cấy ghép từ một người hiến tặng giấu tên, và tiến trình được diễn ra tại Bệnh viện Brigham & Women ở Boston vào tháng 7 vừa qua.

“Tôi rất phấn khởi”, Tarleton nói với cơ quan Associated Press trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại độc quyền từ nhà cô ở Manchester. Cô ấy vẫn đang chữa bệnh sau ca phẫu thuật nên sẽ chưa có những bức ảnh nào đầu tiên nào về khuôn mặt mới của cô ấy.

“Nỗi đau mà tôi đã trải qua đã biến mất”, cô nói. “Đó là một trang mới kỳ diệu nhất trong cuộc đời tôi. Tôi đã chờ đợi gần một năm và thực sự hạnh phúc. Đó là điều tôi cần. Tôi đã có một cuộc chiến tuyệt vời”.

Hiện có hơn 40 bệnh nhân trên toàn thế giới đã được cấy ghép khuôn mặt, trong đó có 16 người ở Hoa Kỳ.

Người phụ nữ được cấy ghép khuôn mặt từ mô hiến tặng lần hai - ghep mat 0
Ảnh minh họa: @Daftcode.

Tiến sĩ Bohdan Pomahac, người đã thực hiện ca cấy ghép mặt đầu tiên cho Tarleton đã do dự trong việc thực hiện ca cấy ghép lần 2 này, vì muốn ưu tiên việc thực hiện phẫu thuật tái tạo cho một ca khác. Nhưng nhóm của ông đã bị thuyết phục về giá trị thần kỳ của ca cấy ghép khuôn mặt lần thứ hai này.

“Cô ấy thực sự muốn thử sức thêm một lần nữa”, Pomahac, người dẫn đầu cuộc phẫu thuật thứ hai kéo dài 20 giờ cho biết. Một nhóm khoảng 45 bác sĩ đã loại bỏ phần cấy ghép thất bại 6 năm trước, và sau đó chuẩn bị các dây thần kinh cảm giác và mạch máu ở cổ để tiến hành phẫu thuật nối. Khuôn mặt sau đó đã được cấy ghép và Tarleton sẽ có được chức năng vận động và cảm giác khuôn mặt y như người bình thường trong những tháng tới.

Không giống như lần cấy ghép đầu tiên của cô ấy, người hiến tặng lần này được coi là có mô phù hợp tốt hơn nhiều. So với mô lần cấy đầu tiên của người hiến tặng là không tương thích cho lắm, dẫn đến tình trạng đào thải cấp tính, trong đó cơ thể tấn công khuôn mặt mới và cần phải có các loại thuốc mạnh để ức chế hệ thống miễn dịch.

Người phụ nữ được cấy ghép khuôn mặt từ mô hiến tặng lần hai - 2 5
Ảnh minh họa: @Daftcode.

“Bây giờ, tôi rất lạc quan và hy vọng rằng khuôn mặt mới thứ 2 này sẽ ổn định hơn nhiều so với lần cấy ghép đầu tiên, tôi có thể đánh giá cao điều đó”, Pomahac nói.

Được biết, Tarleton bị bỏng hơn 80% cơ thể và bị mù vào năm 2007, khi người chồng ghẻ lạnh của cô, Herbert Rodgers đánh cô bằng gậy bóng chày và tạt dung dịch kiềm vào cơ thể cô, vì anh ta nghĩ rằng cô đang có một người đàn ông khác. Năm 2009, Rodgers nhận án giết Tarleton với ít nhất 30 năm tù. Và cuối cùng anh ta đã chết trong tù vào năm 2017.

(Theo Medicalxpress)

Có thể bạn quan tâm
Công nghệ AI sẽ giúp đối phó với các đại dịch tương lai ra sao?

Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động tàn khốc đối với thế giới ở nhiều phương diện, lĩnh vực thậm chí cả tính mạng con người.

Thế Giới Di Động ký độc quyền, mục tiêu bán 20.000 chiếc OPPO Watch trong 3 tháng

Thế Giới Di Động vừa kí kết hợp tác phân phối độc quyền chiếc smartwatch đầu tiên của OPPO tại thị trường Việt Nam mang tên OPPO Watch. Hai bên kì vọng sẽ bán ra 20.000 chiếc trong vòng 3 tháng tới, gấp đôi doanh số của những thương hiệu smartwatch khác trên thị trường hiện nay.

Sony WH-1000XM4 trình làng với nhiều tính năng mới

Ngoài nâng cấp khả năng chống ồn và cải thiện chất lượng âm thanh, dòng tai nghe true wireless chống ồn chủ động WH-1000XM4 còn được Sony ứng dụng công nghệ AI để mang đến những trải nghiệm thú vị hơn cho người dùng.

Nhà Trắng vạch 5 biện pháp “xóa sổ” công nghệ Trung Quốc khỏi Hoa Kỳ

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 6/8 tuyên bố Hoa Kỳ sẽ thiết lập một “Mạng sạch”, đồng thời nêu tên 7 công ty bị cấm phát hành thêm ứng dụng từ Trung Quốc và bị hạn chế khả năng truy cập vào các hệ thống đám mây của Hoa Kỳ.

Mức độ virus tồn tại rất cao trong không khí nơi có bệnh nhân mắc Covid-19

Một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trung tâm Y tế Đại học Nebraska cung cấp bằng chứng mới về khả năng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm trong môi trường, sau khi thu thập các mẫu không khí, bề mặt tại các khu vực chăm sóc bệnh nhân Covid-19.

Chẳng may giống tên “hot” , ứng dụng Bluzone nhận “bão” 1 sao từ người dùng Việt

Chỉ vì có cái tên gần giống với tên ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone, Bluzone-ứng dụng ra đời từ 2017 bất ngờ được người dùng Việt quan tâm cài đặt “nhầm” và kéo theo đó là lượt “bão” 1 sao kèm theo những góp ý “trên trời rơi xuống”.

Nhà mạng Viettel kêu gọi chủ thuê bao cài đặt Bluezone

Hướng ứng lời kêu gọi của Bộ Thông tin & Truyền thông về việc cài đặt ứng dụng Bluezone, Viettel đã kêu gọi những người dùng bằng cách hiển thị thông điệp “#Hay cai dat Bluezone” ngay cạnh logo nhà mạng.

Cảnh báo: “Mắc trầm cảm và lo lắng cùng lúc, não sẽ to bất thường”

Trầm cảm và lo lắng có ảnh hưởng sâu sắc đến các vùng não liên quan đến trí nhớ và xử lý cảm xúc. Ở những người bị trầm cảm và lo lắng, các nhà nghiên cứu ghi nhận sự co rút ở vùng hải mã. Ngược lại, vùng não amygdala lại tăng kích thước bất thường.

Intel tái khởi động gameshow thực tế Expert Challenge

Sau 1 năm gián đoạn, gameshow thực tế dành cho cộng đồng yêu công nghệ Việt Expert Challenge sẽ chính thức diễn ra vào tháng 9 tới.

Deepfakes – “tội phạm AI” nguy hiểm nhất 15 năm tới

Nội dung âm thanh hoặc video giả mạo, còn được gọi là ‘Deepfakes’ đã được xếp hạng là lĩnh vực sử dụng trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) đáng lo ngại nhất trong nhiều năm tới.