Tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020 và Ngày Chuyển đổi số Việt Nam, ông Andrew Williamson, Phó Chủ tịch toàn cầu Các vấn đề Chính phủ và Cố vấn Kinh tế của Huawei Technologies, đã chia sẻ về những kinh nghiệm để phục hồi kinh tế sau tác động của đại dịch Covid-19.
Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020 và Ngày chuyển đổi số Việt Nam do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) và Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức trong hai ngày 14 – 15/12 tại Hà Nội, với chủ đề “Chuyển đổi số quốc gia: Đổi mới phương thức vận hành toàn xã hội”.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Andrew Williamson cho rằng, có sự đồng thuận rộng rãi giữa các nhà kinh tế và các tổ chức đa phương quan trọng như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các chính phủ nên đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Về trung hạn, các gói kích thích tài khóa hiện tại sẽ cung cấp nhu cầu rất cần thiết ở các nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Nghiên cứu từ IMF cũng cho thấy, cách hiệu quả nhất mà các gói kích thích tài khóa có thể tối ưu việc sử dụng tiền thuế của người dân và mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhất cho xã hội (được gọi là số nhân tài khóa) sẽ là thông qua chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Lợi tức đầu tư dự kiến sẽ cao hơn lợi nhuận từ chuyển nhượng của chính phủ, tiêu dùng trực tiếp hoặc thậm chí cắt giảm thuế. Và nếu các chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, họ sẽ nhận được sự lan tỏa tích cực thậm chí cao từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng của tương lai – cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như băng thông rộng cáp quang, 5G và điện toán đám mây. Năm 2016, Ủy ban Châu Âu đã ghi nhận chỉ riêng hệ số nhân trực tiếp trên đầu tư cơ sở hạ tầng 5G là khoảng 2,5, vượt xa mức đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung.
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng ghi nhận rằng, tăng trưởng kinh tế tích cực đều gắn liền với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và việc ứng dụng kỹ thuật số. Một trong những nghiên cứu quan trọng gần đây của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho thấy các nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phổ biến của băng thông rộng di động. Cứ tăng 10% mức độ thâm nhập di động trong dân số thì GDP tăng 2%. Liên minh ITU cũng ước tính rằng tác động thậm chí còn sâu sắc hơn khi có sự nâng cấp trong hệ sinh thái số địa phương.
Ông Andrew Williamson nhận định, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng công nghệ số đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho xã hội hoạt động trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua các công nghệ nhận dạng hình ảnh đã giúp gia tăng đáng kể về tốc độ và số lượng chẩn đoán bệnh nhân COVID-19. Mã QR và các ứng dụng truy vết đã giúp ngăn chặn sự lây lan. Hội nghị truyền hình, bảng trắng trực tuyến và các công cụ năng suất khác đã cho phép nhiều người trong chúng ta làm việc tại nhà sau khi có lệnh cách ly xã hội. Điều này cũng tương tự như vậy với giáo dục kỹ thuật số. Tất cả đều được củng cố bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật số khi nhu cầu sử dụng tăng cao.
“Do đó, sự gia tăng sử dụng các giải pháp kỹ thuật số của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đã đưa xã hội đến ngưỡng của “Nền kinh tế thông minh”. Nhận thức được mô hình mới này, một số chính phủ khai sáng đã đặt lĩnh vực kỹ thuật số vào trọng tâm của các kế hoạch phục hồi kinh tế vĩ mô của họ. Các quốc gia khác có thể học hỏi nhiều điều từ các chính phủ tiên phong này”, ông Andrew Williamson nhấn mạnh.
Ông Andrew Williamson cho rằng, tiềm năng cho nền kinh tế số của Việt Nam rất hứa hẹn. Theo nghiên cứu của GSMA năm 2020 về 11 thị trường trên khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đang nổi bật như một nước tiến bộ về kỹ thuật số. Nghiên cứu cho thấy Việt Nam có điểm số được cải thiện nhiều nhất trong số tất cả các quốc gia được đề cập, tăng 12 điểm từ năm 2016 đến năm 2019.
Việt Nam cũng có mức tăng lớn nhất ở Đông Nam Á về người tiêu dùng kỹ thuật số mới do hậu quả của đại dịch – khoảng 41%. Tuy nhiên, phân tích từ OECD cho thấy các gói phí thanh toán di động trung bình vẫn còn tương đối cao so với tỷ trọng GNP (Tổng sản phẩm quốc dân) trên đầu người ở Việt Nam. Tiếp cận với chi phí thấp hơn sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng và sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số.
Các nhân viên trong một cơ sở sản xuất iPhone của Wistron ở Ấn Độ đã tiến hành bạo loạn vì cho rằng họ không được trả những gì mà đối tác lắp ráp của Apple hứa.
Khoản gần 18h30 phút hôm nay, đồng loạt các dịch vụ của Google gồm Gmail, Google Drive, Google Maps, YouTube, Google Play… đã đồng loạt bị mất kết nối trên toàn cầu mà không rõ nguyên do.
Trong vòng 24 giờ mở bán chiếc xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời Aptera thu hút được sự quan tâm lớn của người dùng, bằng chứng là những công ty đã bán hết những đơn hàng đặt trước.
Hơn 3 trên 10 người dùng khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) thừa nhận đang sở hữu tài khoản mạng xã hội không dùng tên và ảnh thật, không có thông tin nhận dạng cá nhân (PII) – theo khảo sát của Kaspersky.
Theo nghiên cứu của Michael Driscoll, dòng CPU Ryzen 9 5950X cao cấp nhất thuộc thế hệ Zen 3 bị “thổi” giá nhiều nhất trên eBay, tăng đến 240% so với giá niêm yết của hãng.
Ứng dụng tích điểm đổi quà KaiPass của Công ty Cổ phần New Retail Technology vừa ra mắt sẽ là cầu kết nối mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng lẫn các thương hiệu.
Nếu cây trồng không nhận đủ chất dinh dưỡng, chúng thường sẽ có mức nitơ thấp hơn bình thường. Một thiết bị mới di động có thể cho phép nông dân kiểm tra các tình trạng này ngay tại chỗ.
Chuột Engelbart 3 nút hay còn gọi là chuột “XY” 3 nút đầu tiên được thiết kế bởi nhà chế tạo máy tính tiên phong Douglas Engelbart. Nó sẽ được bán đấu giá trực tuyến vào ngày 17/12/2020 với giá khởi điểm 800 USD.
Một gia đình ở thành phố Kure, Hiroshima, Nhật Bản đã chia sẻ câu chuyện họ chung sống với con cá sấu trưởng thành dài 2,1m trong suốt 39 năm qua – chuyện kinh dị khó ai tin nhưng có thật.
POCO M3 sẽ chính thức được bán tại Việt Nam thông qua kênh TMĐT Lazada với 3 màu sắc cùng 2 cấu hình lựa chọn có giá bán từ 3,99 triệu đồng.