Ngắt dịch vụ Internet ở Nga, lợi bất cập hại

Giữa bão lửa chiến sự Nga-Ukraine: “Người Nga cần Internet hơn bao giờ hết”. Ảnh: @AFP.

Mặc dù, một số quan chức Ukraine đã kêu gọi các nền tảng công nghệ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nga, nhưng những người ủng hộ tự do internet cho rằng, điều đó có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.

Trong vài tuần qua khi Mỹ và châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vì cuộc xâm lược vào Ukraine, nhanh chóng các doanh nghiệp như McDonald và Starbucks đóng cửa hoạt động ngay tại nước này, vì thế mà các nền tảng công nghệ đã phải cân nhắc một “phương trình” phức tạp hơn. Bởi các biện pháp trừng phạt này là một công cụ quan trọng để gây áp lực lên Điện Kremlin, nhưng tất cả các biện pháp trừng phạt này đều có thể không giống nhau.

Theo Alexandra Givens, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Trung tâm Dân chủ và Công nghệ (một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, Mỹ), không giống một số biện pháp trừng phạt như đóng cửa doanh nghiệp được thực hiện nhằm gây tổn hại chủ yếu đến nền kinh tế Nga, việc hạn chế quyền truy cập người dân Nga vào các nền tảng công nghệ nước ngoài có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.

Ở đây, nó có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đối với người dân Nga trong khả năng tiếp cận luồng thông tin khách quan, đa dạng hơn từ nguồn bên ngoài. Mặt khác, những biện pháp như vậy có thể đang có lợi cho Nga, khi chính phủ này đang tăng cường khả năng kiểm soát đối với những tin tức bên ngoài mà người Nga có thể tiếp cận.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Joanna Szostek, một giảng viên truyền thông chính trị tại Đại học Glasgow cho biết: “So với các công ty kinh tế, thương mại khác đang kinh doanh ở Nga, tôi nghĩ các công ty công nghệ khác biệt hơn về mặt giá trị truyền thông trong bối cảnh này, bởi vì công ty công nghệ có lợi ích rõ ràng, quan trọng và đó là lý do họ nên ở lại”.

Mặc dù một số người ở Ukraine đã kêu gọi các công ty công nghệ ngắt luôn dịch vụ hoàn toàn, tuyệt đối ở Nga để phản đối chiến sự, nhưng các chuyên gia về tự do internet cho rằng, hành động như vậy có thể phản tác dụng. Các chuyên gia này cho biết, các nền tảng công nghệ có thể phải chấp nhận rủi ro có tính toán để duy trì dịch vụ của họ ở nước này.

Szostek nói: “Ý tưởng về việc Nga hoàn toàn bị mắc kẹt sau một bức tường mà không có thông tin bên ngoài nào vượt qua được, ý tôi là, nó khá kinh hoàng thực sự, nơi đó có thể trở nên tăm tối đến mức nào”.

Trong những ngày gần đây, Tổng thống Putin đã tăng cường đẩy mạnh mục tiêu mà ông mong muốn từ lâu là kiểm soát cách Internet của Nga kết nối với phần còn lại của thế giới. Nga hiện đã chặn quyền truy cập vào Facebook, Twitter và Instagram, mỗi trang có hàng chục triệu người dùng Nga. Thậm chí, luật mới của Nga chống lại việc “cố ý phổ biến thông tin sai lệch” đã buộc các hãng tin tức độc lập quốc tế phải rời khỏi Nga vì sợ nhân viên của họ bị bắt.

Khi các công ty kinh doanh thương mại toàn cầu điều hướng ra khỏi “vùng biển phức tạp” này, một số công ty truyền thông xã hội cũng đã rút khỏi Nga hoàn toàn, và chính phủ Ukraine đã kêu gọi các tổ chức hỗ trợ cơ sở hạ tầng của internet cắt đứt Nga hoàn toàn khỏi mạng internet toàn cầu. Mặc dù có thể hiểu được tâm lý này, nhưng những cách kêu gọi này rất nguy hiểm và đã bị từ chối một cách chính đáng.

Các tổ chức xã hội dân sự quốc tế (bao gồm cả Trung tâm Dân chủ và Công nghệ của Alexandra Givens) gần đây đã cùng nhau nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì quyền truy cập thông tin liên lạc cho công dân Nga, đồng thời kêu gọi các chính phủ quốc tế làm rõ các chế độ trừng phạt của họ để đảm bảo thực tế này.

Họ lập luận rằng, các bên tham gia dự tính các bước sẽ hạn chế thông tin liên lạc ở Nga nên cân nhắc kỹ lưỡng tác động đầy đủ của các biện pháp đó, và nên hành động theo cách có mục tiêu, cởi mở và có chiến lược. Ví dụ, ở đây các công ty nên nhìn thấy rằng, việc tạm ngừng các dịch vụ liên lạc của các cá nhân, cộng đồng sẽ gây ra mối quan ngại lớn hơn việc tạm ngừng bán quảng cáo hoặc tài khoản phần mềm doanh nghiệp cho các công ty Nga.

Ngắt dịch vụ Internet ở Nga, lợi bất cập hại - Nga 1
Các nền tảng công nghệ phải đạt được sự cân bằng mong manh, nếu họ muốn tiếp tục hoạt động ở Nga trong bối cảnh Điện Kremlin đang chiến tranh ở Ukraine. Ảnh: @AFP.

May mắn thay, chúng ta đã thấy những ví dụ điển hình về những gì các công ty và chính phủ có thể làm trong hoàn cảnh tồi tệ mà nước Nga đang mắc phải. Twitter gần đây đã theo sau Facebook và các dịch vụ tin tức như New York Times khi tung ra phiên bản dark web của trang web để người Nga có thể truy cập vào nền tảng này bất chấp sự kiểm soát, theo dõi, ngăn chặn của chính phủ.

Thậm chí, người Nga đang đạt được những con số kỷ lục khi hướng đến các mạng riêng ảo, cho phép người dùng phá vỡ một số hạn chế về truy cập internet. Các dịch vụ nhắn tin được mã hóa end-to-end mang đến cho người dùng sự thoải mái khi họ có thể liên lạc riêng tư và an toàn.

Ngoài việc làm rõ phạm vi trừng phạt liên quan đến dịch vụ thông tin, các công ty công nghệ quốc tế cũng nên hiểu rõ tầm quan trọng của các công cụ đang bảo vệ con đường tự do tiếp cận thông tin trực tuyến ở Nga và Ukraine. Và câu chuyện chiến sự lần này giữa Nga- Ukaine như nhắc nhở chúng ta rằng, công nghệ trung tâm phải quan trọng như thế nào đối với nỗ lực này, để các nhà lãnh đạo toàn cầu thúc đẩy tầm nhìn khẳng định về một mạng internet mở, có thể tương tác, không bị kiểm duyệt kỹ thuật số và hỗ trợ các công nghệ bảo vệ quyền của người dùng cá nhân.

Theo CNBC/ Barrons

Có thể bạn quan tâm
Ra mắt Cổng thông tin Chuyển đổi số TP.HCM

Ngày 18/3, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM ra mắt “Cổng thông tin Chuyển đổi số TP.HCM”. Đây là kênh chính thức tổng hợp thông tin liên quan đến kế hoạch, chương trình chuyển đổi số, các hoạt động và kết quả chuyển đổi số của thành phố.

FPT Long Châu trợ giá 8% thuốc điều trị Covid

Từ ngày 18/3/2022, FPT Long Châu sẽ áp dụng trợ giá 8% thuốc trị Covid chính hãng, chứa hoạt chất Molnupiravir – tức giá mới chỉ còn 230.000đ cho một liệu trình trên toàn quốc (trước đây là 250.000đ).

Ra mắt bộ đôi Galaxy A33 5G và A53 5G sáng tạo dành cho Gen Z

Với thông điệp “Rực nét nguyên bản”, buổi livestream ra mắt bộ đôi smartphone Galaxy A33 5G/ A53 5G được Samsung dàn dựng theo màn hình dọc kết hợp các hiệu ứng sáng tạo và trẻ trung.

Luật an toàn trực tuyến mới của Anh sẽ đưa các CEO công nghệ vào tù nhanh hơn nếu không tuân thủ

Chính phủ Vương quốc Anh sẽ sớm tăng tốc các biện pháp trừng phạt hình sự đối với các ông chủ công ty công nghệ lớn khi vi phạm các tuân thủ, qua luật an toàn trực tuyến mới.

Xiaomi 12 Pro, Xiaomi 12 sẽ bán ở Việt Nam đầu tháng 4, giá từ 19,9 triệu đồng

Ngay sau khi ra mắt trên toàn cầu, bộ đôi flagship Xiaomi 12 Pro và Xiaomi 12 đã được giới thiệu ở Việt Nam, cùng giá bán và thời điểm giao hàng.

realme GT 2 Pro sẽ ra mắt vào 22/3, kèm đó là 2 mẫu smartphone tầm trung

realme cho biết sẽ chính thức ra mắt chiếc điện thoại flagship GT 2 Pro tại thị trường Việt Nam vào ngày 22/3/2022 sắp tới.

OPPO Việt Nam ra mắt dòng Reno 7 hoành tráng, đậm chất công nghệ

Cùng với thông tin nhận được khoảng 12.000 đơn đặt hàng trước, dòng Reno 7 gồm Reno 7 và Reno 7Z được OPPO Việt Nam chính thức ra mắt người dùng Việt thông qua sự kiện dàn dựng công phu và hiện đại.

Intel Products Việt Nam tài trợ 150 laptop và 10 robot cho dự án “Phổ cập kỹ năng số”

Quý 1 năm 2022 của dự án “Phổ cập kỹ năng số” cho học sinh nông thôn Việt Nam, quỹ Dariu tiến hành bàn giao 150 laptop và 10 robot hỗ trợ kỹ năng lập trình Microbit do công ty TNHH Intel Products Việt Nam (IPV) tài trợ cho 5 trường học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang.

Chiến sự Nga-Ukraine sẽ tạo cú hích lớn cho công nghệ phát thải thấp

Một quan chức cao cấp của Đức hôm 15/3 dự đoán, cuộc chiến sự ở Ukraine và tác động của nó đối với giá nhiên liệu hóa thạch tự nhiên trên toàn thế giới sẽ tạo ra một cú hích lớn cho công nghệ phát thải thấp.

Intel xây dựng nhà máy chip trị giá 19 tỷ USD ở Đức

Intel đã xác nhận kế hoạch xây dựng một nhà máy bán dẫn ở Đức với kinh phí 19 tỷ USD. Đây là một phần của khoản đầu tư lên tới 88 tỷ USD vào châu Âu trong thập kỷ tới.