Nga muốn nhân bản đội quân gồm các chiến binh Scythia 3.000 năm trước

Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói về “tiềm năng của những ngôi mộ đặc biệt 3.000 năm tuổi của người Scythia” được bảo tồn trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Ảnh: @Pixabay.

Sergei Shoigu - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga gợi ý rằng, ông muốn nhân bản một nhóm chiến binh cổ đại.

Khi bạn nắm giữ chức vụ như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, bạn có lẽ phải dũng cảm và suy nghĩ thấu đáo để bảo vệ đất nước của mình trước những bước tiến của kẻ thù. Và với ý tưởng chiến lược mới nhất của mình – nhân bản toàn bộ đội quân chiến binh cổ đại – Sergei Shoigu chắc chắn đang có bước ngoặt lớn, song bên cạnh đó nó cũng mang lại nhiều tranh cãi về tính pháp lý, nhân văn và đạo đức.

Nga muốn nhân bản đội quân gồm các chiến binh Scythia 3.000 năm trước - nhan ban
Ảnh: @Pixabay.

Trong một phiên họp trực tuyến của Hiệp hội Địa lý Nga vào tháng trước, Shoigu- một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất sử dụng DNA của các chiến binh Scythia 3.000 năm tuổi để nhân bản chủng người này một lần nữa.

Có nhiều lý do để ý kiến này được đưa ra, bởi nếu xét theo bối cảnh thì người Scythia, vốn xuất thân từ Iran ngày nay, là những người du mục đã du hành khắp Âu-Á từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 2 TCN, họ đã từng xây dựng một đế chế hùng mạnh tồn tại trong vài thế kỷ, trước khi cuối cùng bị các đối thủ cạnh tranh loại bỏ.

Hai thập kỷ trước, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hài cốt lính chủng người này được bảo quản tốt trong một kurgan, hay còn gọi là gò chôn cất nằm ở vùng Tuva, Siberia.

Nga muốn nhân bản đội quân gồm các chiến binh Scythia 3.000 năm trước - nhan ban 1
Một trong những trở ngại đầu tiên mà gợi ý của Shoigu phải đối mặt là vấn đề đạo đức, vì việc nhân bản con người không chỉ bị coi là điều cấm kỵ, mà còn là bất hợp pháp ở hầu hết các nơi trên thế giới. Ảnh: @Pixabay.

Do vị trí của Tuva ở miền nam Siberia, phần lớn diện tích của nó là băng vĩnh cửu, nên hài cốt các chiến binh Scythia được đóng băng bảo quản vật chất sinh học tốt hơn các loại đất khác. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hiểu rõ điều này hơn bất cứ ai, bởi vì ông ấy cũng là người đến từ Tuva.

Shoigu đã gợi ý một cách tinh tế về việc thực hiện một số loại quy trình nhân bản con người. Nhưng liệu điều đó có khả thi không?

Cho đến nay, không ai nhân bản một con người. Nhưng các nhà khoa học đã thực hiện thành công nhân bản trị liệu các loại tế bào riêng lẻ và công việc chỉnh sửa gen cụ thể khác, và tất nhiên, có những ví dụ nổi bật về nhân bản động vật khá phức tạp từng xảy ra trong quá khứ cũng như hiện tại. Ví dụ vào đầu năm nay, các nhà khoa học đã nhân bản lần đầu tiên một loài có nguy cơ tuyệt chủng của Hoa Kỳ: một con chồn chân đen mà người ta cho rằng nó đã tuyệt chủng cách đây 30 năm trước.

Vì vậy, tại sao con người vẫn chưa được nhân bản?

Tất cả nằm ở hình thức nhân bản phổ biến nhất, được gọi là chuyển giao hạt nhân tế bào. Trong quá trình này, một tế bào soma (như tế bào da hoặc cơ quan có nhân được nhân bản một cách cẩn thận và nhân này được gửi vào tế bào trứng. Nó giống như có một khuôn mẫu trống đang chờ đợi để đưa các tế bào soma có nhân vào, sau đó loại bỏ phần nhân của trứng ra để hợp với phần nhân của tế bào soma. Thực tế, đây được xem là quá trình hoán đổi.

Tuy nhiên, từ góc độ kỹ thuật, nhân bản con người và các loài linh trưởng khác khó hơn so với các loài động vật có vú khác”, Viện Nghiên cứu Bộ gen Người Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho biết trên trang web của mình : “Một lý do là hai protein thiết yếu cho quá trình phân chia tế bào, được gọi là protein trục nằm rất gần với nhiễm sắc thể trong trứng linh trưởng. Do đó, việc loại bỏ nhân của trứng để nhường chỗ cho nhân của người hiến tặng cũng đồng thời loại bỏ các protein trục hình thoi, can thiệp vào quá trình phân chia tế bào là một quá trình cực kỳ phức tạp, khá khó khăn trong vấn đề kỹ thuật”.

Nói rõi hơn thì hiện tại, gần như không thể nhân bản con người và các loài linh trưởng khác, mà không làm hỏng các protein trục của tế bào, vốn rất quan trọng đối với sự phân chia tế bào.

Ngoài ra, tỷ lệ nhân bản thành công nói chung cũng khá thấp. Các nhà khoa học đã mất 277 lần cố gắng thu được một phôi thai sống sót để nhân bản thành công cừu Dolly.

Và mặc dù sớm muộn gì trong tương lai, vấn đề này cũng sẽ được giải quyết một cách dễ dàng, nhưng việc nhân bản con người được coi là điều cực kỳ cấm kỵ ở hầu hết thế giới. Thậm chí, ở một số nơi, nó cũng rõ ràng là điều bất hợp pháp.

Nga muốn nhân bản đội quân gồm các chiến binh Scythia 3.000 năm trước - nhan ban 2
Ảnh: @Pixabay.

Trở lại câu chuyện nhân bản một đội quân gồm các chiến binh Scythia 3.000 năm tuổi, điều gì sẽ xảy ra nếu dự án này thành công?

Người Scythia là những chiến binh mạnh mẽ và là những kỵ sĩ tài năng, nhưng các nhà khoa học thuộc Điện Kremlin sẽ phải theo dõi cẩn thận phiên bản trẻ sơ sinh nhân bản của các chiến binh Scythia trưởng thành đã qua đời vì bệnh tật, triệu chứng thời thơ ấu khác. Ai sẽ nuôi những đứa trẻ này? Ai sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về hạnh phúc và tương lai của chúng, và hậu quả nếu có sau này sẽ ra sao?

Theo Popularmechanics

Có thể bạn quan tâm
Cuộc thi Solve for Tomorrow, chương trình học tạo ra các ý tưởng nhân văn

Cuộc thi Solve for Tomorrow cung cấp nền tảng kiến thức, nuôi dưỡng và khuyến khích các em học sinh phát huy trí óc sáng tạo vào những mục tiêu nhân văn, giúp ích cho cộng đồng và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng 100 máy thở cho người dân Ấn Độ

Sáng nay 11/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ đã trao tặng 100 máy thở cho Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma nhằm chia sẻ với nhân dân Ấn Độ trong đại dịch Covid-19.

VivoBook Flip 14 TP470: laptop xoay gập, màn hình cảm ứng dành cho giới trẻ, giá từ 14,9 triệu đồng

ASUS vừa tung ra thị trường dòng laptop xoay gập 14 inch VivoBook Flip 14 TP470 có thiết kế nổi bật và cá tính, màn hình cảm ứng viền mỏng NanoEdge hỗ trợ bút Pen , CPU Intel thế hệ 11 mạnh mẽ, mức giá từ 14,9 triệu đồng.

Viettel vận hành hệ thống tính toán hiệu suất cao, đạt 20 triệu tỉ phép tính/giây để xử lý AI

Trung tâm Không gian mạng Viettel (một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội) vừa chính thức vận hành Hệ thống tính toán hiệu năng cao tại Trung tâm dữ liệu Viettel. Đây cũng là Trung tâm dữ liệu tính toán lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

Người dùng mua Apple AirTag ngay dù giá bán lẻ cao hơn giá đặt hàng nhiều

Viện Di Động hiện đang là nhà bán lẻ duy nhất đưa ra thị trường thiết bị định vị Apple AirTag.

Hacker tấn công mạng làm tắt đường ống dẫn nhiên liệu “huyết mạch” của Mỹ

Mới đây, nhà điều hành đường ống dẫn nhiên liệu hàng đầu của Mỹ Colonial Pipeline đã đóng cửa toàn bộ mạng lưới của họ, nơi cung cấp gần một nửa nguồn cung cấp nhiên liệu cho Bờ Đông Hoa Kỳ, sau một cuộc tấn công mạng vào ngày 7/5 liên quan đến ransomware.

Tài khoản WhatsApp không chịu chính sách bảo mật mới của Facebook vẫn an toàn

Trong một tuyên bố mới được đăng trên trang web của mình, WhatsApp cho biết người dùng sẽ không bị xóa tài khoản, ngay cả khi họ không chấp nhận chính sách bảo mật mới sau ngày 15/5 tới.

VinSmart dừng sản xuất tivi và điện thoại di động

Ngày 9/5/2021, Tập đoàn Vingroup bất ngờ công bố VinSmart sẽ dừng việc nghiên cứu, sản xuất tivi và điện thoại di động.

Apple bị kiện về vụ nổ pin iPhone 6 gây bỏng nặng cho người dùng

Một người dùng iPhone có tên Robert Franklin ở Texas, Hoa Kỳ đang tìm kiếm một vụ kiện tập thể chống lại gã khổng lồ công nghệ Apple, vì bị cáo buộc bán pin bị lỗi và vi phạm lời hứa bảo hành, sau khi điện thoại thông minh của anh ta phát nổ vào mặt vào năm 2019.

88% người dùng iOS 14.5 trên toàn cầu đã không cho ứng dụng theo dõi

Việc chặn theo dõi dữ liệu giữa các ứng dụng và dịch vụ của iOS 14.5 đang được người dùng hoan nghênh. Điển hình là theo tính toán của Flurry, 88% người dùng iOS 14.5 chọn không cho ứng dụng theo dõi.