Nga đe dọa rời chương trình Trạm vũ trụ quốc tế ISS vì lệnh trừng phạt của Mỹ

Nga có thể rời Trạm vũ trụ quốc tế sớm nhất vào năm 2025. Ảnh: @CNBC.

Giám đốc không gian của Nga đang đe dọa rời khỏi chương trình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2025, trừ khi Hoa Kỳ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực vũ trụ của Nga.

“Nếu các lệnh trừng phạt vẫn còn và không được dỡ bỏ trong tương lai gần, vấn đề Nga rút khỏi ISS sẽ do các đối tác Mỹ chịu trách nhiệm”, Tổng giám đốc không gian của Nga, ông Dmitry Rogozin cho biết trong phiên điều trần trước Quốc hội Nga, kênh NBC News đưa tin.

Nga đe dọa rời chương trình Trạm vũ trụ quốc tế ISS vì lệnh trừng phạt của Mỹ - Tram vu tru quoc te ISS
Ảnh: @CNBC.

Rogozin nói thêm: “Hoặc là chúng tôi làm việc cùng nhau, trong trường hợp đó các lệnh trừng phạt phải được dỡ bỏ ngay lập tức, hoặc chúng tôi sẽ không làm việc cùng nhau và chúng tôi sẽ triển khai trạm riêng của mình”.

Điều này đáng quan tâm bởi Nga sắp đưa một mô-đun lắp ghép mới lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS vào mùa hè này, và thiết bị này thực tế có thể đóng vai trò là trung tâm của một khu phức hợp độc lập của trạm, đang chờ sự chấp thuận cuối cùng của Tổng thống Vladimir Putin để tiến hành.

Rogozin cũng tuyên bố rằng, Nga không thể phóng một số vệ tinh vì lệnh trừng phạt của Mỹ cấm nước ông nhập khẩu một số vi mạch cần thiết cho chương trình của Nga, Reuters đưa tin. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt toàn cầu về vi mạch trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cũng làm ảnh hưởng phần nào đến tiến độ phát triển vũ trụ của Nga.

Nga đe dọa rời chương trình Trạm vũ trụ quốc tế ISS vì lệnh trừng phạt của Mỹ - Tram vu tru quoc te ISS 1
Ảnh: @CNBC.

“Chúng tôi có quá đủ tên lửa nhưng không có gì để phóng chúng”, Rogozin nói. “Chúng tôi có những con tàu vũ trụ gần như đã được lắp ráp xong, nhưng chúng thiếu một bộ vi mạch cụ thể, mà chúng tôi không có cách nào mua được vì lệnh trừng phạt này từ phía Mỹ”.

Đối với Jonathan McDowell, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, tin tức này không gây nhiều ngạc nhiên.

Ông giải thích trong một email: “Về mặt chính trị, tôi nghĩ không có gì ngạc nhiên khi Nga chấm dứt quan hệ đối tác không gian với Mỹ trong những năm tới. “Rõ ràng là mặc dù Mỹ hoan nghênh sự tham gia của quốc tế, nhưng Mỹ không quan tâm đến việc Nga là một đối tác bình đẳng trong chương trình mặt trăng Artemis của mình”.

Các biện pháp trừng phạt gần đây được đưa ra sau những gì các quan chức Mỹ mô tả là các cuộc tấn công mạng do Nga dẫn đầu, và cũng như can thiệp bầu cử – một tuyên bố mà Nga đã phủ nhận, Reuter đưa tin.

Nga đe dọa rời chương trình Trạm vũ trụ quốc tế ISS vì lệnh trừng phạt của Mỹ - Tram vu tru quoc te ISS 2
Ảnh: @CNBC.

Thậm chí, vào tháng 12/2020, chính quyền của Cựu Tổng thống Donald Trump cáo buộc rằng Công ty Cổ phần Trung tâm Tên lửa và Vũ trụ – Tiến bộ và Công ty Cổ phần Viện Nghiên cứu Chế tạo Máy Trung ương, còn được gọi là TsNIIMash có quan hệ với quân đội quốc gia. Vì thế, với lệnh cấm mới mà các công ty Hoa Kỳ cần phải có giấy phép trước khi bán linh kiện cho các tổ chức này.

Những thực thể này nằm trong số hàng chục thực thể chịu sự giám sát của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ của Trump, ở cả Nga và Trung Quốc. Căng thẳng mới xuất hiện sau khi tân Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi người đồng cấp Nga Vladimir Putin là “kẻ giết người” vào đầu năm nay, theo Reuters, đồng thời ông còn áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt khốc liệt đối với Nga.

Nga đã tham gia vào ISS, đóng góp thiết bị và phi hành gia, kể từ khi được phóng vào năm 1998. ISS là trạm vũ trụ duy nhất có người trên tàu. Đây là pháo đài hợp tác quốc tế giữa hai quốc gia kể từ khi họ hợp tác trong dự án Thử nghiệm Apollo-Soyuz vào những năm 70.

Nga đe dọa rời chương trình Trạm vũ trụ quốc tế ISS vì lệnh trừng phạt của Mỹ - Tram vu tru quoc te ISS 1
Ảnh: @CNBC.

Nếu điều tồi tệ trên xảy ra, sự ra đi của Nga sẽ là đòn giáng mạnh đầu tiên sau hàng thập kỷ hợp tác giữa Mỹ và Nga trong không gian. Bởi Nga và Mỹ cùng với các đối tác khác đã hợp tác để duy trì hoạt động của trạm vũ trụ kể từ năm 1998.

Thậm chí, đầu năm nay, Nga đã ký một thỏa thuận với Trung Quốc để xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt trăng, sau khi bác bỏ kế hoạch quay trở lại mặt trăng của NASA.   Rogozin trước đó đã chỉ trích kế hoạch này của Mỹ là quá “lấy Mỹ làm trung tâm” và đẩy các đối tác ra khỏi các nguyên tắc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau được phát triển trong quá trình hợp tác trên ISS”, The Verge đưa tin.

Đồng thời, Trung Quốc và Nga cũng từ chối ký Hiệp định Artemis, một thỏa thuận do Mỹ ký kết nhằm điều chỉnh các quy tắc khám phá không gian.

Có thể bạn quan tâm
Zalo đào tạo có trả lương cho sinh viên mới ra trường

Zalo Product Management Trainee Program (Zalo PMT) là chương trình đào tạo có lương do Zalo xây dựng hướng đến các bạn trẻ muốn theo đuổi công việc phát triển sản phẩm (Product Management) khi mới ra trường hoặc mới có 1-2 năm kinh nghiệm.

Signify bổ nhiệm Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á

Signify, tập đoàn về chiếu sáng vừa bổ nhiệm ông Rami Hajjar, Tổng Giám đốc Signify Indonesia làm Tổng Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á, thay cho ông Alok Ghose.

Ứng dụng gọi xe Be ủng hộ 5 tỷ đồng vào Quỹ vaccine, Grab hỗ trợ nông sản Bắc Giang

Các ứng dụng gọi xe đã có hành động cụ thể hướng tới cộng đồng trong mùa dịch, ứng dụng gọi xe Be đã ủng hộ 5 tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng chống Covid-19; trong khi đó Grab Việt Nam vừa công bố triển khai chương trình Chung tay hỗ trợ nông sản Bắc Giang trên nền tảng GrabMart.

EU tố Apple là người gác cổng thống trị lĩnh vực nhà thông minh

Liên minh châu Âu đã đưa ra một báo cáo sơ bộ về smarthomes (nhà thông minh) và Internet of Things, nói rằng Apple, Google và vài gã công nghệ khác có thể cạnh tranh không công bằng trong các hạng mục này.

Huawei phát động cuộc thi ứng dụng ở châu Á, giải thưởng tiền mặt 200.000 USD

Huawei Mobile Services (HMS) vừa phát động AppsUP 2021, cuộc thi sáng tạo ứng dụng thường niên trên toàn cầu, tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) năm nay giải thưởng có tổng giá trị 200.000 USD.

Giải pháp báo cáo chi tiêu, quản lý chi phí đơn giản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Visa đã hợp tác với ngân hàng Sacombank cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam công cụ quản lý chi tiêu nâng cao, được thiết kế để giúp doanh nghiệp SME quản lý chi phí kinh doanh hiệu quả hơn.

Bosch cho “Trải nghiệm hệ thống Hội nghị Dicentis Không dây” miễn phí

“Trải nghiệm hệ thống Hội nghị Dicentis không dây” là chương trình của Bosch kéo dài đến ngày 30/9/2021, đưa giải pháp thảo luận hiện đại đến nhiều doanh nghiệp trong thời điểm cần sự tương tác từ xa và hạn chế tiếp xúc gần.

LG trang bị công nghệ mới cho máy lọc không khí PuriCare 360°

LG PuriCare 360° thế hệ mới có bộ lọc Safe Plus Filter™, ứng dụng công nghệ lọc khí 360° kết hợp hệ thống lọc đa màng.

Tivi Bravia của Sony giảm 13 triệu đồng

Nhân giải Vô địch Bóng đá Châu Âu (UEFA Euro) 2021 chuẩn bị diễn ra, từ ngày 01/06 – 30/06/2021, TV BRAVIA sẽ được giảm giá lên đến 13 triệu đồng.

Bosch khánh thành nhà máy chế tạo IC hiện đại trị giá đầu tư 1 tỷ Euro

Ngày 7/6, tập đoàn Bosch tổ chức Lễ khánh thành nhà máy chế tạo IC (Wafer fab) hiện đại tại Dresden, Đức. Nhà máy công nghệ cao này được vận hành hoàn toàn bằng công nghệ kết nối, điều khiển bằng dữ liệu và tự tối ưu hóa hoạt động.