“Nếu không có sự khác biệt, sẽ rất khó để duy trì hoạt động kinh doanh trên Amazon”

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, đã chia sẻ về các cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia TMĐT xuyên biên giới; đồng thời chia sẻ các yếu quyết và tầm nhìn để doanh nghiệp Việt có thể tham gia vào thị trường toàn cầu này.

Ông đánh giá thế nào về thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam trong thời gian qua? Đâu là kết quả khiến ông ấn tượng nhất?

“Có thể thấy sự gia tăng không ngừng của các đối tác bán hàng Việt trên thị trường toàn cầu thông qua TMĐT xuyên biên giới, trong đó có Amazon. Sự phát triển liên tục không chỉ ở quy mô mà còn là sự đa dạng danh mục sản phẩm và thương hiệu ở nhiều ngành hàng.

Trong 5 năm qua (2019-2023, dữ liệu Amazon):

  • Số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon từ các đối tác bán hàng Việt Nam tăng hơn 300%.
  • Số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình Đăng ký Thương hiệu (Brand Registry) của Amazon tăng gấp 35 lần.
  • Top 5 danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon gồm Sức khỏe & Chăm sóc cá nhân, Nhà cửa, Nhà bếp, May mặc và Làm đẹp.

5 năm qua chứng kiến những thành tựu và cải tiến không ngừng, và chúng tôi tin rằng điều này sẽ còn tiếp diễn, với sự tham gia sôi nổi của các nhà bán hàng thông qua TMĐT xuyên biên giới.

Lần đầu đến Việt Nam trong chuyến công tác vào năm 2017, tôi nhận thấy nhiều nhà bán hàng rất hào hứng về kinh doanh trực tuyến. Nhìn lại sau bảy năm, so với thời điểm đó, chúng tôi ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ không chỉ về quy mô mà còn nhiều chỉ số khác kể trên, và cả chất lượng. Ban đầu, nhà bán chủ yếu tập trung vào các sản phẩm đơn giản, tạo ra lợi nhuận nhanh chóng, hướng đến lợi ích ngắn hạn. Giờ đây, nhiều doanh nghiệp đang dần hướng đến tầm nhìn dài hạn hơn. Họ không chỉ gia tăng doanh thu hay đạt được những con số triệu đô mà còn nâng cao chất lượng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm, xây dựng thương hiệu và mở rộng sang nhiều ngành hàng. Điều này cho phép chúng tôi khai thác tối đa tiềm năng phát triển của Việt Nam với TMĐT xuyên biên giới”.

Những thách thức nào mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu, theo ông?

“Khi đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, hai thách thức chính mà họ sẽ gặp phải có thể kể đến:

Đầu tiên là quyết định sản phẩm để bán. Điều này không chỉ đòi hỏi các nhà bán hàng có sự thấu hiểu nhu cầu thị trường mà còn cần nắm bắt các quy định của thị trường và sự tuân thủ về sản phẩm, từ đó, có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt về sản phẩm để bán ra thị trường. Ngoài ra, trong quá trình phát triển sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải rất linh hoạt để có thể phản ánh nhu cầu của khách hàng trong sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp cần liên tục, linh hoạt và nhanh chóng đọc vị, đáp ứng những thị hiếu mới nhất của thị trường. Đây là một phần quan trọng, đồng thời là thách thức lớn đối với nhiều người bán chưa quen với tốc độ của TMĐT xuyên biên giới nói riêng và TMĐT toàn cầu nói chung.

Thách thức lớn thứ hai là chi phí. Bán sản phẩm từ Việt Nam sang Mỹ đòi hỏi rất nhiều chi phí, đặc biệt về logistics, vận chuyển đầu vào (inbound shipping) và quản lý tồn kho. Tại Amazon, chúng tôi cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ hỗ trợ, do đó người bán trước tiên cần hiểu rõ những công cụ và chương trình nào có thể tận dụng. Tiếp theo, họ cần tìm cách áp dụng những công cụ và chương trình này vào quy trình sản xuất để tối ưu hoá lợi ích sản xuất, đàm phán với nhà cung cấp, và thiết kế chuỗi cung ứng phù hợp, từ đó cải thiện cấu trúc chi phí và vượt qua thách thức này một cách hiệu quả”.

“Nếu không có sự khác biệt, sẽ rất khó để duy trì hoạt động kinh doanh trên Amazon” - Hinh 2 15

Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu khi tham gia vào thị trường này?

“Ngày nay, thị trường vận hành dựa trên nhu cầu hơn là nguồn cung. Trước đây, nguồn cung hạn chế giúp sản phẩm mới dễ dàng thu hút người mua. Hiện tại, với nguồn sản phẩm phong phú, việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ là rất quan trọng. Một sản phẩm đại trà, cơ bản có thể thu hút nhiều người nhưng rốt cuộc lại không làm hài lòng bất kỳ ai.

Để xây dựng một thương hiệu thành công, cần xác định rõ khách hàng mục tiêu và giải quyết được các vấn đề cụ thể của họ. Bằng cách kết hợp sự hiểu biết về thị trường mục tiêu cùng với lợi thế bán hàng (unique-selling-point), các doanh nghiệp có thể thiết lập được bản sắc thương hiệu riêng biệt. Nếu không có sự khác biệt, sẽ rất khó để duy trì hoạt động kinh doanh trên Amazon hay bất kỳ nền tảng nào khác.

Nếu sự thành công ban đầu của nhà bán hàng là nhờ vào sự am hiểu về các nền tảng trực tuyến, họ sẽ sớm đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm tương tự, dẫn đến việc mất thị phần nếu không có yếu tố khác biệt. Do đó, xây dựng thương hiệu là điều cần thiết cho sự tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Chúng tôi đã nỗ lực nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp Việt về xây dựng thương hiệu. Mục tiêu của chúng tôi là giúp các nhà bán tận dụng được các công cụ, công nghệ và các giải pháp tiên tiến của Amazon như Đăng ký Thương hiệu, Chương trình Khuyến mãi tùy chỉnh theo Thương hiệu… để xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả và bền vững”.

Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tham gia một số chương trình gọi vốn trong nước, và họ cũng đang kinh doanh toàn cầu trên Amazon. Nhận định của ông về điều này?

“Có thể thấy rằng, nếu trước đây, các nhà khởi nghiệp chủ yếu tập trung vào các cơ hội trong nước, thì giờ đây đã có sự chuyển biến rõ rệt khi nhiều đơn vị khởi nghiệp nhận ra rằng, mặc dù thị trường nội địa rất quan trọng, nhưng thị trường TMĐT toàn cầu cũng mang đến nhiều cơ hội rộng mở. Đây là một tín hiệu tích cực khi ngày càng có nhiều startup mở rộng tầm nhìn ra thị trường xuyên biên giới.

Trước đây, nhiều nhà khởi nghiệp chưa biết cách đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng toàn cầu hay làm thế nào để thương hiệu của mình bán hàng hiệu quả trên thị trường quốc tế. Với nguồn lực hạn chế, họ phải thận trọng về nơi để đầu tư, và thường chỉ giới hạn ở thị trường trong nước. Nhưng hiện nay, nhận thức về TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, giúp các công ty khởi nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin và các hỗ trợ cần thiết để mở rộng ra toàn cầu. Kết quả là ngày càng có nhiều startup sáng tạo lựa chọn Amazon với mong muốn cùng nhau cất cánh toàn cầu”.

Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh tại Việt Nam đang trở thành xu hướng và là mục tiêu tăng trưởng kinh tế của chính phủ Việt Nam. Amazon có sáng kiến gì để góp phần thúc đẩy phát triển bền vững trong TMĐT xuyên biên giới?

“Tại Amazon, chúng tôi đang tích cực tham gia vào nhiều sáng kiến đa dạng nhằm thúc đẩy sự bền vững. Một phần của nỗ lực này là chương trình Vận chuyển trong bao bì sản phẩm (SIPP), trước đây gọi là Vận chuyển trong bao bì riêng (SIOC). Chương trình này cho phép nhà bán hàng vận chuyển sản phẩm bằng bao bì thương hiệu riêng của mình mà không cần Amazon bổ sung thêm vật liệu. Điều này cho phép nhà bán tùy chỉnh các yếu tố thương hiệu và bao bì để khách hàng thấy thương hiệu của mình trong quá trình giao hàng. Với ít bao bì đóng gói hơn, nhà bán hàng sử dụng ít không gian hơn trên xe tải, giúp giảm số lượng xe tải cần dùng và giảm tổng lượng carbon phát thải.

Một sáng kiến ​​khác của Amazon là sử dụng huy hiệu Cam kết Thân thiện với Khí hậu (Climate Plegde Friendly), nhằm nhận diện các sản phẩm đáp ứng các chứng nhận bền vững nhất định. Amazon hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, từ nguồn nguyên liệu thô đầu vào đến quy trình sản xuất. Các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí trên sẽ được gắn nhãn rõ ràng trên các gian hàng Amazon, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Đây là hai trong nhiều sáng kiến mà Amazon đang hỗ trợ các nhà bán hàng nhằm đóng góp vào các nỗ lực phát triển bền vững”.

Amazon đã trang bị cho các nhà bán hàng những sáng kiến ​​AI nào có thể giúp ích cho các doanh nghiệp Việt?

“Amazon đang tập trung mạnh mẽ vào việc phát triển và triển khai AI cũng như học máy (machine learning) nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên Amazon, hỗ trợ sự thành công của nhà bán hàng, tối đa hóa năng suất và hỗ trợ một số vấn đề về con người. Mới đây, chúng tôi đã giới thiệu các công cụ AI tạo sinh (generative AI) giúp đăng tải sản phẩm và video thân thiện với người dùng mà không đòi hỏi kiến thức kỹ thuật chuyên sâu.

Chúng tôi đã nhận được phản hồi tích cực từ các đối tác Việt Nam về các công cụ hỗ trợ đăng tải sản phẩm (AI listings). Ngoài ra, chúng tôi đang rất hào hứng đón chờ một dự án mới hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm – Project Amelia. Được công bố tại Hoa Kỳ vào tháng 9, dự án dự kiến mở rộng thêm nhiều ngôn ngữ khác để phục vụ không chỉ người bán hàng tại Mỹ mà còn trên toàn cầu.

Các sáng kiến này đã được giới thiệu đến các nhà bán hàng, và sẽ tiếp tục được hoàn thiện, triển khai với nhiều ngôn ngữ khác nhau nhằm hỗ trợ nhà bán hàng trên toàn thế giới trong thời gian tới”.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ!

Có thể bạn quan tâm
Nền tảng Nhà Tốt thêm tính năng đặt dịch vụ chuyển nhà

Nhà Tốt (nhatot.com), nền tảng mua bán và cho thuê bất động sản thuộc Chợ Tốt, giới thiệu tính năng đặt dịch vụ chuyển nhà.

FPT Shop ‘thưởng nóng’ 45 triệu đồng cho vận động viên nhí đạt 2 huy chương vàng giải trượt băng Tốc độ Đông Nam Á

Chiều ngày 03/11/2024, tại buổi lễ trao Giải Vô địch trẻ Trượt băng Quốc gia 2024, diễn ra ở Hà Nội, FPT Shop đã trao tặng phần thưởng trị giá 45 triệu đồng cho vận động viên nhí Nguyễn Hoàng Bảo Chi – người đã xuất sắc giành 2 huy chương vàng tại giải Trượt băng Tốc độ Đông Nam Á mở rộng 2024 ở các cự ly 333m và 500m.

Chạy vì  một “Tết ấm cho người nghèo”

Giải chạy thiện nguyện online “Tết ấm cho người nghèo – Xuân Ất Tỵ 2025 vừa được BIDV phát động

Viettel bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).

Chiến lược “4 Mới” khai phá tiềm năng AI

Tại Diễn đàn Siêu băng rộng lần thứ 10 (Ultra-Broadband Forum – UBBF 2024), ông James Chen – Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Viễn thông của Huawei đã đề xuất chiến lược “4 Mới” cho các nhà mạng toàn cầu khai phá tiềm năng AI.

OPPO tuyển người khám phá Hà Giang với dự án X và Quỷ Cốc Tử

X-Project & nhiếp ảnh gia Quỷ Cốc Tử – dự án là dự án đánh dấu sự trở lại của một siêu phẩm dòng X, OPPO Find X8. Theo đó, dự án này sẽ tuyển 2 đồng hành, vùng với Quỷ Cốc Tử và chiếc điện thoại sắp ra mắt khámm phá Hà Giang và cả Việt Nam.

VNG 9 tháng đầu năm: Tăng trưởng mạnh về lợi nhuận, thêm nhiều đối tác lớn

Công ty cổ phần VNG (VNG) vừa công bố Báo cáo tài chính tính đến 30/9/2024 với nhiều số liệu tích cực: doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 6.892 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh đạt 202 tỷ đồng.

Gia tăng doanh thu trong Ứng dụng tại Việt Nam, vẫn còn nhiều cách để khai thác

Để giúp các nhà phát hành ứng dụng Việt Nam nắm bắt bối cảnh toàn cầu và tối đa hóa tiềm năng gia tăng doanh thu của mình, đội ngũ Yandex Ads và các chuyên gia trong ngành đã cùng chia sẻ kiến thức và khuyến nghị cho chiến lược gia tăng doanh thu toàn cầu và mở rộng ra quốc tế.

Grab Việt Nam hợp tác triển khai các dự án trồng và bảo tồn rừng, người dùng có thể tham gia

Grab tiếp tục hợp tác với Sở NN & PTNT tỉnh Ninh Thuận và Quỹ Sống cho kế hoạch trồng thêm 171.010 cây xanh và gieo 150.000 bom hạt giống tại khu vực Vườn quốc gia Núi Chúa, rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam, và rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Giang.

Viettel AI và Presight sẽ hợp tác phát triển AI tạo sinh

Ngày 28/10, Trung tâm dịch vụ dữ liệu và trí tuệ nhân tạo Viettel (Viettel AI) đã ký Biên bản Ghi nhớ (MoU) với Presight, công ty phân tích dữ liệu lớn và AI tạo sinh hàng đầu của Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).