NASA trở lại “địa ngục” sao Kim sau 30 năm

NASA bắt đầu thực hiện hai sứ mệnh sao Kim để khám phá quá khứ bí ẩn của hành tinh này. Ảnh: @Pixabay.

NASA đã chọn hai sứ mệnh mới tới sao Kim nhằm mục đích tìm hiểu lịch sử của hành tinh này, bao gồm cả việc nó trở nên nóng như thế nào so với Trái đất, và liệu nó có thể đã từng sinh sống được hay không.

Sao Kim và Trái đất được biết đến là những thế giới giống nhau với khối lượng tương tự và cả hai đều nằm trong vùng có thể sinh sống được của Hệ Mặt trời (vùng mà nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh). Nhưng chỉ có Trái đất là có thể sinh sống được, trong khi sao Kim biến thành địa ngục. Vì vậy, các nhà khoa học muốn biết tại sao.

Cơ quan vũ trụ Mỹ cho biết, các nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh sự hiểu biết về bầu khí quyển của hành tinh và các tính năng địa chất của Kim tinh. Bằng cách mới đây họ đã đầu tư 500 triệu đô la (352 triệu bảng Anh) để phát triển mỗi sứ mệnh trong số hai sứ mệnh, chúng được đặt tên là DAVINCI + và VERITAS.

NASA trở lại “địa ngục” sao Kim sau 30 năm - sao Kim 3
Ảnh: @NASA.

Sứ mệnh VERITAS (viết tắt của Venus Emissivity, Radio Science, InSAR, Topography And Spectroscopy) bao gồm một tàu quỹ đạo có nhiệm vụ sẽ lập bản đồ bề mặt hành tinh để giúp xác định lịch sử địa chất qua công nghệ radar và quang phổ cận hồng ngoại, quan sát các trận động đất của nó và tìm hiểu lý do tại sao Kim tinh lại phát triển khác rất nhiều so với Trái đất, xác nhận liệu các quá trình như kiến tạo mảng và núi lửa có còn hoạt động trên Sao Kim hay không.

VERITAS cũng sẽ lập bản đồ phát xạ tia hồng ngoại từ bề mặt sao Kim để xác định loại đá của nó mà phần lớn vẫn chưa được biết đến, và tìm hiểu liệu các núi lửa đang hoạt động có giải phóng hơi nước vào bầu khí quyển hay không.

Trong khi đó, sứ mệnh DAVINCI + (viết tắt của Deep Atmosphere Venus Investigation of Noble gases, Chemistry, and Imaging Plus) bao gồm một tàu vũ trụ và một tàu thăm dò điều tra sâu bầu khí quyển sao Kim, các loại khí quý hiếm, tính chất hóa học trong khí quyển, đo thành phần khí quyển của sao Kim để hiểu cách nó hình thành và phát triển, cũng như xác định liệu hành tinh này có từng có đại dương hay không.

NASA trở lại “địa ngục” sao Kim sau 30 năm - sao Kim
Ảnh: @NASA.

Hai sứ mệnh được lựa chọn dựa trên giá trị khoa học tiềm năng và tính khả thi của các kế hoạch phát triển. Các nhóm phát triển dự án bây giờ sẽ làm việc để hoàn thiện các yêu cầu, thiết kế và đẩy mạnh dần kế hoạch của họ, thời gian phóng dự kiến là giai đọan năm 2028-2030.

Thông báo về các sứ mệnh, quản trị viên NASA Bill Nelson cho biết: “Hai sứ mệnh chị em này đều nhằm mục đích tìm hiểu cách thế nào mà sao Kim trở thành một thế giới giống như địa ngục, có khả năng nấu chảy chì trên bề mặt”.

“Sứ mệnh sẽ cung cấp cho toàn bộ cộng đồng khoa học cơ hội để điều tra một hành tinh mà chúng ta chưa từng đến trong hơn 30 năm qua”.

NASA trở lại “địa ngục” sao Kim sau 30 năm - sao Kim 1
Ảnh: @NASA.

Ông nói thêm: “Chúng tôi hy vọng những sứ mệnh này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về cách Trái đất phát triển và tại sao nó hiện có thể sinh sống được, trong khi những hành tinh khác trong Hệ Mặt trời của chúng ta thì không”.

“Mục tiêu của chúng tôi rất sâu sắc. Nó không chỉ giúp hiểu sự tiến hóa của các hành tinh và khả năng sinh sống trong Hệ Mặt trời của chúng ta, mà còn mở rộng ra ngoài những ranh giới này đến các hành tinh ngoài vũ trụ, một lĩnh vực nghiên cứu thú vị và mới nổi của NASA”.

Thomas Zurbuchen, quản trị viên bộ phận nghiên cứu khoa học của NASA cho biết: “Chúng tôi đang cải tiến chương trình khoa học hành tinh của mình với việc khám phá mạnh mẽ một thế giới mà NASA đã không ghé thăm trong hơn 30 năm qua”.

NASA trở lại “địa ngục” sao Kim sau 30 năm - sao Kim 2
Ảnh: @NASA.

Năm ngoái, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra chất phosphine trong bầu khí quyển của sao Kim mà họ tin rằng, có thể chỉ ra sự tồn tại của một số dạng sống trên hành tinh này.

Hiện tại, sao Kim có một bầu khí quyển dày, áp suất xung quanh gấp 89 lần áp suất trên Trái đất, và khá độc hại bao gồm chủ yếu 96% là carbon dioxide, với các đám mây dạng giọt axit sulfuric dẫn đến hiệu ứng nhà kính khiến bề mặt hành tinh này ở nhiệt độ cao tới 471C.

Năm 1990, tàu vũ trụ Magellan của NASA đã đến Kim tinh và tạo ra bản đồ toàn cầu đầu tiên về bề mặt Sao Kim, cũng như các bản đồ toàn cầu về trường trọng lực của hành tinh này. Sau đó, vào năm 1994, tàu vũ trụ Magellan đã thu thập dữ liệu về bầu khí quyển trước khi nó ngừng hoạt động kết thúc sứ mệnh.

Có thể bạn quan tâm
Cisco giới thiệu sức mạnh của nền tảng đám mây tương lai

Tại sự kiện trực tuyến “Đám mây tương lai” diễn ra hôm nay 3/6, Cisco đã giới thiệu cách thức hãng thúc đẩy chiến lược đám mây trong các lĩnh vực nhằm giúp các doanh nghiệp kết nối, bảo mật và tự động hóa, mang lại trải nghiệm số liền mạch trong thế giới đám mây lai.

Cẩn trọng với email lừa đảo, giả mạo hacker, đòi tiền chuộc

Nếu không tỉnh táo, người dùng sẽ rất dễ bị sập bẫy với chiêu lừa đảo gửi email đòi tiền chuộc sau khi chiếm quyền điều khiển và đánh cắp những dữ liệu được lưu trữ trong thiết bị di động của nạn nhân.

Chuyển tiền đến Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 Việt Nam qua MoMo không mất phí

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thống đốc NHNN, từ ngày 3/6 đến 31/7/2021, Ví MoMo miễn phí cho tất cả các giao dịch Chuyển tiền đến Quỹ này và không cần nhập số tài khoản của Quỹ.

VNPT đầu tư hạ tầng kết nối 10.000 camera giám sát tại khu cách ly

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, tính đến thời điểm này, VNPT đã hoàn thành lắp đặt hơn 2.400 camera giám sát trên 150 cơ sở cách ly tập trung tại 32 tỉnh/thành phố từ Đà Nẵng trở vào.

Galaxy Tab A7 Lite: vỏ kim loại nguyên khối, cấu hình tốt, giá 4,5 triệu đồng

Galaxy Tab A7 Lite là dòng máy tính bảng mới nhất được Samsung hướng đến người dùng phổ thông, sở hữu đầy đủ các thông số kỹ thuật tốt.

Thiết bị đeo Fitbit sẽ thêm khả năng theo dõi ngáy ngủ

Các thành viên tại 9to5Google vừa phát hiện ra một vài tính năng chưa được giới thiệu mà Fitbit dự định bổ sung vào các thiết bị đeo của mình thông qua các bản cập nhật phần mềm.

Microsoft sẽ tiết lộ thế hệ tiếp theo của Windows vào ngày 24/6

Microsoft sẽ tiết lộ thế hệ tiếp theo của Windows vào ngày 24/6 tới. Động thái này diễn ra một tuần sau khi CEO Satya Nadella cho biết những cải tiến lớn đối với Windows dành cho các nhà phát triển và người sáng tạo.

Ra mắt hệ điều hành HarmonyOS, Huawei tự tin khôi phục mảng di động

Huawei vừa công bố ra mắt hệ điều hành HarmonyOS dành cho smartphone khi công ty đang tìm cách phục hồi trở lại sau các lệnh trừng phạt của Mỹ – vốn đã cản trở hoạt động kinh doanh thiết bị cầm tay của họ.

Cùng bé tập hát với bộ thẻ nhạc JoiCard ‘300 bài hát thiếu nhi’

Bộ thẻ nhạc JoiCard “300 bài hát thiếu nhi” là dự án thẻ nhạc ứng dụng công nghệ AR do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung hợp tác cùng công ty JoiKid thực hiện. Dự án chính thức được ra mắt vào đúng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 vừa qua.

Trung Quốc cấp cho người dân 6,2 triệu USD tiền kỹ thuật số để xài thử

Trung Quốc sẽ phát 40 triệu Nhân dân tệ (6,2 triệu USD) tiền kỹ thuật số của mình cho người dân ở Bắc Kinh để họ có thể dùng thử theo phương thức “xổ số”.