Năng lượng số sẽ là chìa khóa để giảm phát thải carbon

Hội thảo chuyên đề “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình Hiện đại hoá, công nghiệp hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Ngày 10/11, tại Hội thảo “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình Hiện đại hoá, công nghiệp hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Huawei Digital Power đã chia sẻ các giải pháp năng lượng số hướng đến chủ trương giảm mức phát thải khí carbon của Việt Nam cùng với xu hướng chung trên toàn thế giới.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 – Industry 4.0 Summit 2021 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến từ 9/11 đến 6/12/2021, với chủ đề “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong kỷ nguyên số”.

Hội thảo chuyên đề “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình Hiện đại hoá, công nghiệp hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đặt ra tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng từ nguồn năng lượng bền vững, năng lượng xanh giúp giảm thiểu tối đa lượng khí thải carbon và những sáng kiến, ứng dụng công nghệ thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, năng lượng mới trong tất cả các ngành công nghiệp và đời sống.

Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ; trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Biến đổi khí hậu cùng với những hệ quả đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Khí thải carbon là nguyên nhân chính cho sự nóng dần lên của Trái Đất, gây ra các đợt hạn hán, bão lũ và các diễn biến thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sự sống của hàng tỷ người trên Trái Đất. Do đó, các biện pháp giảm phát thải nhà kính mạnh mẽ là yếu tốt then chốt để ngăn chặn biển đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của tất cả quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra mục tiêu trung hòa carbon trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26, các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra ở Glasgow, Scotland (Anh). Chuyển đổi sang nền kinh tế không phụ thuộc vào năng lượng phát thải carbon và hướng đến một tương lai phát triển bền vững là yêu tố tiên quyết để nhân loại tồn tại và phát triển.

Năng lượng số sẽ là chìa khóa để giảm phát thải carbon - Ong Bruce Li
Ông Bruce Li, Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số Châu Á – Thái Bình Dương của Huawei Digital Power

Chìa khoá đạt được mục tiêu trung hoà carbon đó chính là xây dựng các hệ thống nguồn năng lượng dựa trên các nguồn năng lượng sạch và năng lượng mới. Chia sẻ tại Hội thảo, ông Bruce Li, Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số Châu Á – Thái Bình Dương của Huawei Digital Power cho biết: “ Lĩnh vực năng lượng số (Digital Power) chính là mảng xương sống trong tương lai của ngành năng lượng. Đó chính là việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số và điện tử công suất hướng đến nguồn năng lượng xanh và sạch hơn. Ứng dụng những công nghệ trong lĩnh vực ICT, điện tử công suất tích hợp đưa vào tất cả các ngành công nghiệp, các lĩnh vực trong cuộc sống, đơn cử như ngành năng lượng mặt trời, giao thông thông minh, xe điện và hạ tầng cho xe điện”.

Huawei đã sớm đầu tư vào chiến lược phát triển năng lượng số, bao gồm phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy việc chuyển đổi số các nguồn năng lượng truyền thống, kết hợp công nghệ kỹ thuật cao trong quản lý năng lượng, tăng cường chia sẻ dữ liệu về năng lượng để tạo ra một tương lai tốt đẹp và xanh hơn. Huawei tập trung đưa ra các sản phẩm giải pháp công nghệ đóng vai trò then chốt nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và đạt mục tiêu giảm thiểu carbon trên toàn cầu. Ngành ICT sẽ giúp các lĩnh vực khác cắt giảm lượng khí thải carbon gấp 10 lần so với mức phát thải của chính ngành ICT. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đến năm 2030, công nghệ kỹ thuật số có thể sẽ giúp giảm 15% lượng khí thải carbon toàn cầu. 

A person sitting at a tableDescription automatically generated with medium confidence
Ông Lê Nho Thông, Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam

Huawei Digital Power mong muốn thúc đẩy ngành năng lượng trong lĩnh vực phát điện như điện mặt trời, điện gió; hỗ trợ cho hạ tầng giao thông thông minh, giao thông xanh; viễn thông và công nghệ thông tin, trạm phát sóng; và trung tâm dữ liệu bằng các giải pháp công nghệ tích hợp điện tử công suất và kỹ thuật số để thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng cho một tương lai xanh hơn. Huawei cam kết hợp tác với tất cả những đối tác có cùng tầm nhìn và hướng tới mục tiêu một thế giới trung hoà carbon” – ông Lê Nho Thông, Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.

Huawei cam kết sẽ sát cánh cùng Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam đối với thế giới, đồng thời nâng cao chất lượng sống cho người dân Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm
Elon Musk bán hơn 1,1 tỷ USD cổ phiếu Tesla

Theo hồ sơ tài chính được SEC công bố hôm 10/11, CEO Elon Musk đã bán một số lượng lớn cổ phiếu Tesla thông qua một kế hoạch mà ông đã đề ra vào ngày 14/9.

Xiaomi 11 Lite 5G NE phiên bản giới hạn tặng kèm trang sức Swarovski

Xiaomi 11 Lite 5G NE phiên bản giới hạn có màu trắng. Máy có giá bán không đổi từ 9,49 triệu đồng, được tặng kèm trang sức cùng voucher giảm giá 10% khi mua trang sức Swarovski.

Cục ATTT phát hành cẩm nang hướng dẫn an toàn khi học trực tuyến

Cẩm nang “Hướng dẫn sử dụng an toàn phần mềm, công cụ dạy, học trực tuyến” gồm các nội dung hướng dẫn người dùng những phương pháp để tránh các nguy cơ mất thông tin, đảm bảo an toàn cho các thiết bị thông tin và sử dụng phần mềm an toàn khi dạy và học trực tuyến.

TSMC và Sony đầu tư 7 tỷ USD xây dựng nhà máy chip mới tại Nhật Bản

Hôm 9/11, TSMC cho biết họ sẽ xây dựng một nhà máy chip trị giá 7 tỷ USD tại Nhật Bản thông qua mối quan hệ hợp tác với Tập đoàn Sony – một động thái được chính phủ Nhật Bản hoan nghênh.

Mỗi năm Viettel tuyển dụng gần 1.000 nhân sự trẻ trong lĩnh vực công nghệ cao

Với số lượng và tốc độ đó đã giúp khối ngành công nghệ cao của Viettel tăng gần 50% trong 2 năm 2020 và 2021 so với thời điểm 5 năm trước đây. Riêng năm 2021, 98% nhân sự tuyển mới vào Viettel thuộc các ngành trong lĩnh vực Công nghệ cao như Công nghệ thông tin, Nghiên cứu và sản xuất, Khoa học dữ liệu…

Tim Cook bác bỏ các đề xuất rằng Apple có thể cho phép sử dụng tiền điện tử

CEO Apple Tim Cook đã thừa nhận tại hội nghị DealBook của The New York Times rằng ông sở hữu tiền điện tử sau khi phóng viên đặt câu hỏi về việc cá nhân ông có sở hữu Bitcoin hay Ethereum hay không.

Samsung mang dòng tủ lạnh cá nhân hóa về Việt Nam

Dòng tủ lạnh BESPOKE cho phép người dùng tùy chỉnh thiết kế theo nhu cầu sử dụng. Dòng tủ lạnh được Samsung Việt Nam bán ra thị trường với giá bán từ 26,9 triệu đồng, có ba phiên bản khác nhau.

Phát hiện lỗ hổng phần mềm khiến các thiết bị y tế dễ bị tin tặc tấn công

Các nhà nghiên cứu ở New York cho biết đã tìm thấy một loạt lỗ hổng trên phần mềm sử dụng trong các thiết bị y tế và máy móc của các ngành khác mà nếu bị khai thác sẽ khiến các thiết bị quan trọng như máy theo dõi bệnh nhân bị hỏng.

Hàng hiếm Apple-1 được đem ra đấu giá

Một trong những chiếc máy tính đầu tiên của Apple, Apple-1, đã được bán đấu giá với giá bán có thể lên đến 600.000 USD.

Tự động hóa cộng tác – giải quyết thách thức lao động già và thiếu hụt nhân sự

Universal Robots, công ty hàng đầu về robot cộng tác (cobot) đã tổ chức sự kiện trực tuyến “Collaborative APAC – Cobot Expo 2021”, quy tụ các tên tuổi lớn trong mảng tự động hóa ở Châu Á – Thái Bình Dương nhằm giải quyết những thách thức kinh doanh về các vấn đề lực lượng lao động già, thiếu hụt lao động, và sự thay đổi nguyện vọng nghề nghiệp bị tác động bởi tự động hóa cộng tác.