Mỹ ra mắt Mạng thử nghiệm phòng ngừa Covid-19, kêu gọi tình nguyện viên tham gia

Viện Kiểm soát Tình trạng Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) vừa thành lập Mạng thử nghiệm phòng ngừa Covid-19 (COVPN) mới, nhằm tuyển dụng nhiều tình nguyện viên thử nghiệm các loại vắc-xin khác nhau, chống lại virus SARS-CoV-2.

Khi thế giới đang vật lộn với đại dịch Covid-19, nhiều công ty dược phẩm và các tổ chức nghiên cứu y tế thế giới cũng đang chạy đua để phát triển một loại vắc-xin hiệu quả chống lại virus SARS-CoV-2.

Quá trình thử nghiệm trên người đã và đang được tiến hành để xác định hiệu quả và độ an toàn của các vắc-xin ứng cử viên. Hiện tại đã có 21 loại vắc-xin ứng cử viên trong đánh giá lâm sàng và 139 vắc-xin ứng cử viên trong đánh giá tiền lâm sàng trên toàn thế giới.

Viện Kiểm soát Tình trạng Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) vừa thành lập Mạng thử nghiệm phòng ngừa COVID-19 (COVPN) mới, nhằm tuyển dụng nhiều tình nguyện viên thử nghiệm các loại vắc-xin khác nhau, chống lại virus SARS-CoV-2.
Tình nguyện viên hiện có thể đăng ký thử nghiệm vắc-xin Covid-19. Ảnh: @Andreas Prott / Shutterstock.

Trong nỗ lực mới, Viện Kiểm soát Tình trạng Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) đã thành lập Mạng thử nghiệm phòng ngừa COVID-19 (COVPN) tại đây, nhằm mục đích kêu gọi hàng ngàn tình nguyện viên đăng ký để thử nghiệm các loại vắc-xin khác nhau chống lại virus SARS-CoV-2.

Trang web mới ra mắt cho phép cư dân tại Hoa Kỳ đăng ký để trở thành một phần của các thử nghiệm lâm sàng đối với vắc-xin Covid-19. Các cư dân tình nguyện sẽ đăng ký bốn nghiên cứu vắc-xin rộng rãi, dự kiến sẽ bắt đầvào mùa hè hoặc mùa thu này.

Những người tham gia quan tâm có thể điền vào một cuộc khảo sát trên trang web, trong đó bao gồm một số câu hỏi cá nhân, địa điểm, công việc, lịch sử sức khỏe trong quá khứ và hiện tại, thông tin liên hệ của họ.

Tình nguyện viên dự kiến sẽ được đưa đến các địa điểm nghiên cứu và thử nghiệm ít nhất 10 lần trong suốt một đến hai năm. Thời gian này họ sẽ được theo dõi, kiểm soát liên tục bất kỳ triệu chứng có thể xảy ra trước, trong và sau thử nghiệm.

Hơn nữa, COVPN có kế hoạch tiến hành thử nghiệm tại các cộng đồng, nhà thờ, tổ chức y tế và công ty- nơi các công nhân có nguy cơ mắc bệnh SARS-CoV-2 cao hơn rất nhiều.

COVPN cũng có kế hoạch tăng mức tuyển dụng 40% ở những người tình nguyện trên 65 tuổi, hoặc mắc các bệnh tiềm ẩn bao gồm tiểu đường, cao huyết áp, béo phì và bệnh phổi, vì họ có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19.

Viện Kiểm soát Tình trạng Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) vừa thành lập Mạng thử nghiệm phòng ngừa COVID-19 (COVPN) mới, nhằm tuyển dụng nhiều tình nguyện viên thử nghiệm các loại vắc-xin khác nhau, chống lại virus SARS-CoV-2.
Một tình nguyện viên được tiêm vắc-xin covid-19 thử nghiệm đang được thử nghiệm bởi Pfizer và đối tác BioNTech của Đức. Ảnh: @ Đại học Y khoa Maryland / AP.


Thử nghiệm giai đoạn III ban đầu sẽ dành cho một loại vắc-xin được phát triển bởi các nhà khoa học NIAID, hợp tác với Moderna- một công ty công nghệ sinh học. Thử nghiệm vắc-xin mRNA-1273 dự kiến cũng sẽ khởi chạy vào mùa hè này.

Tuyên bố của Alex Azar, Thư ký của Viện HHS cho biết, việc thiết lập một mạng lưới thử nghiệm lâm sàng thống nhất là một yếu tố quan trọng trong Chiến dịch Warp Speed của Tổng thống Trump, nhằm mục đích cung cấp một lượng lớn vắc-xin hiệu quả, an toàn vào tháng 1 năm 2021.

Bắt đầu từ mùa hè này, mạng lưới COVPN sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có và thu hút cộng đồng tham gia, để bảo đảm hàng ngàn tình nguyện viên sẵn sàng chung tay thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của các loại vắc-xin đầy hứa hẹn này.

Việc thử nghiệm vắc-xin sẽ được điều hành, kiểm soát chặt chẽ bởi Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, đứng đầu là Tiến sĩ Larry Corey và Kathleen Neuzil thuộc Đại học Y Maryland.

Mạng lưới này sẽ sử dụng một giao thức thử nghiệm vắc-xin hài hòa kết hợp các biện pháp can thiệp và điều trị COVID-19 công cộng (ACTIV). Hơn 100 địa điểm thử nghiệm lâm sàng sẽ được quản lý bởi mạng lưới này trên cả nước và thậm chí ở cả nước ngoài.

Mỗi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 mà COVPN tiến hành sẽ cần hàng ngàn tình nguyện viên. Sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là với các cộng đồng dễ bị lây nhiễm nhất sẽ rất quan trọng đối với sự thành công của nỗ lực nghiên cứu này, Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc NIH cho biết.

Ngoài vắc-xin của Moderna, Công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc sẽ thử nghiệm vắc-xin tại Brazil trong thử nghiệm giai đoạn III. Đây là một trong ba công ty đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng sắp đưa vào cơ thể con người. Vắc-xin này sẽ được thử nghiệm với sự hợp tác của nhà sản xuất vắc-xin Brazil, Viện uto Butantan. Thử nghiệm này cũng sẽ tuyển dụng khoảng 9.000 nhân viên y tế tình nguyện tại các cơ sở Covid-19.

Trong khi đó, vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca, được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Oxford và Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm giai đoạn III. Nếu những vắc-xin này được chứng minh là an toàn và hiệu quả, chúng có thể được phân phối đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Viện Kiểm soát Tình trạng Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) đã ra mắt Mạng thử nghiệm phòng ngừa Covid-19 (COVPN) vào ngày 9/7, nhằm đối phó với đại dịch toàn cầu, qua việc sẽ thử nghiệm vắc-xin và kháng thể đơn dòng (mAbs) chống lại SARS-CoV-2.

Mạng này được thành lập bằng cách hợp nhất bốn mạng thử nghiệm lâm sàng do NIAID tài trợ hiện có gồm:

+Mạng thử nghiệm vắc-xin HIV (HVTN) có trụ sở tại Seattle;

+Mạng thử nghiệm phòng chống HIV (HPTN) có trụ sở tại Durham, NC;

+Hiệp hội nghiên cứu lâm sàng bệnh truyền nhiễm (IDCRC) có trụ sở tại Atlanta;

+Nhóm thử nghiệm lâm sàng AIDS có trụ sở tại Los Angeles;

Mặc dù trang web này hiện đang dành cho người dân ở Hoa Kỳ, nhưng nó sẽ sớm được mở rộng ra phạm vi ra toàn cầu trong thời gian sớm nhất.

(Theo News-medical)

Có thể bạn quan tâm
Sony tung tai nghe True-Wireless WF-SP800N mới tại Việt Nam

Bên cạnh công nghệ Extra Bass, WF-SP800N còn thừa hưởng công nghệ chống ồn kỹ thuật số cùng thiết kế năng động với 4 màu sắc lựa chọn.

Phát hiện mới: Lợn và gà miễn nhiễm với Covid-19

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, lợn và gà không thể bị nhiễm SARS-CoV-2, trong khi dơi và chồn sương dễ bị nhiễm nhất.

Faecbook lại gây lỗi hàng loạt ứng dụng trên iOS

Từ chiều tối nay, hàng loạt người dùng đều không thể khởi chạy được hầu hết các ứng dụng trên điện thoại iPhone và iPad của mình ngoại trừ Facebook.

Thói quen du lịch của người Việt đã thay đổi thế nào thời dịch Covid-19?

Bên cạnh xem các video giới thiệu địa điểm du lịch nhiều hơn, người Việt cũng tìm kiếm các địa điểm du lịch có khoảng cách di chuyển ngắn, chương trình giảm giá và dịch vụ vệ sinh tốt khi có nhu cầu đi du lịch sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid-19.

Đánh giá hiệu quả vắc-xin Covid-19, chuyện không hề đơn giản

Với hơn 140 loại vắc-xin SARS-CoV-2 đang được phát triển, cuộc đua đang diễn ra gấp rút để tìm ra “ứng cử viên” thành công nhất giúp ngăn ngừa dịch Covid-19.

Bằng chứng mới: Người lạc quan ngủ ngon, sống lâu, ít mắc bệnh mãn tính

Những người lạc quan sống lâu hơn những người bi quan, và có nguy cơ mắc bệnh mãn tính thấp hơn. Điều này đã được kiểm chứng về mặt khoa học trong nhiều trường hợp.

Realme ra mắt hệ sinh thái AioT: đồng hồ Realme Watch, tai nghe Buds Q và C11 giá rẻ

Ngày 9/7, Realme đã chính thức giới thiệu hệ sinh thái AioT tại Việt Nam thông qua các dòng sản phẩm mới, gồm đồng hồ Realme Watch, tai nghe không dây Buds Q và điện thoại C11 giá rẻ.

Qualcomm ra mắt Snapdragon 865 Plus với tốc độ lên đến 3,1GHz

Snapdragon 865 Plus được Qualcomm cải tiến nhiều so với thế hệ trước để mang đến trải nghiệm chơi game, AI và kết nối 5G mượt mà.

Viet Solutions 2020: cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia

Lễ phát động cuộc thi Viet Solutions 2020 tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia dành cho các cá nhân, doanh nghiệp trên toàn cầu đã diễn ra ngày 8/7 tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT).

Samsung sẽ “đi theo” Apple loại bỏ bộ sạc trong hộp máy

Samsung có thể không trang bị bộ sạc trong hộp của một số dòng điện thoại thông minh kể từ năm 2021 để giảm chi phí và bảo vệ môi trường.