Mỹ đã áp dụng hình phạt 300 triệu USD đối với Seagate vì vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ đối với ổ cứng (HDD) cho Huawei.
Theo thông cáo báo chí của Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ, Seagate đã vận chuyển hàng hóa trị giá hơn 1,1 tỷ USD cho Huawei trong khoảng một năm, bất chấp lệnh cấm xuất khẩu được chính quyền cựu tổng thống Donald Trump đưa ra vào năm 2020.
Seagate đã bán 7,4 triệu ổ cứng cho Huawei trong khoảng thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 9/2021. Công ty trở thành nhà cung cấp ổ cứng duy nhất của Huawei kể từ khi các nhà cung cấp ổ cứng khác là Western Digital (WD) và Toshiba ngừng giao hàng do lệnh cấm. Seagate cho rằng các ổ cứng sản xuất ở nước ngoài của họ không chịu sự kiểm soát xuất khẩu vì chúng không phải là sản phẩm trực tiếp từ “thiết bị Mỹ”. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ không đồng ý và nói rằng Seagate đã hiểu sai quy tắc và chỉ đánh giá giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất chứ không phải toàn bộ quy trình. Seagate hiện đã đạt được một giải pháp nộp phạt, trong đó họ sẽ trả góp 15 triệu USD ba tháng một lần trong 5 năm tới.
Kể từ năm 2019, chính phủ Mỹ đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với Huawei và các chi nhánh của công ty với lý do lo ngại về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Mỹ tuyên bố rằng các sản phẩm và dịch vụ của Huawei có thể được quân đội hoặc các cơ quan tình báo Trung Quốc sử dụng để theo dõi hoặc gây hại cho Mỹ và các đồng minh của họ.
Các quy tắc xuất khẩu không chỉ ảnh hưởng đến các công ty Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các công ty ở Mỹ có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc. Các công ty như Qualcomm, Intel, Google và Microsoft đều đã mất lượng khách hàng lớn và nguồn doanh thu tiềm năng, đồng thời phải đối mặt với sự không chắc chắn và chậm trễ trong việc xin giấy phép xuất khẩu từ chính phủ Mỹ. Một số công ty này cũng đã cảnh báo về khả năng trả đũa từ Trung Quốc cũng như việc mất thị phần vào tay các đối thủ Trung Quốc khác.
Theo Neowin
SmartPay – doanh nghiệp cung cấp các giải pháp tài chính công nghệ, hỗ trợ kinh doanh vừa phối hợp cùng Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Doanh nghiệp F&B với thanh toán điện tử”. Thói quen người dùng đã thay đổi, công nghệ cũng sẵn sàng, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến, đã đến lúc ăn tô hủ tiếu bên đường cũng có thể “quẹt thẻ”.
Thương hiệu hàng điện tử Hisense công bố chính thức hoạt động tại Việt Nam với tên gọi Hisense Việt Nam.
FPT vừa phát đi thông cáo, thời gian gần đây, tập đoàn và các công ty thành viên (CTTV) đã bị các đối tượng mạo danh để lừa đảo tuyển dụng, chiếm đoạt tài sản của các ứng viên tìm việc với nhiều hình thức.
Lenovo vừa tung ra thị trường hai mẫu máy tính bảng mới gồm Tab M8 Gen 4 và Tab M9 mới, hiệu năng nâng cao, hoàn hảo cho nhu cầu giải trí và học tập thiết yếu.
Trong tổng số 6 môn eSports thi đấu ở SEA Games 32 được công bố, có tới 4 tựa game đang do VNGGames phát hành, gồm: PUBG Mobile, Mobile Legends: Bang Bang, Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến và VALORANT.
Cisco vừa công bố những cải tiến mới nhất với mục tiêu đưa Đám mây Bảo mật Cisco (Cisco Security Cloud) trở thành một nền tảng bảo mật đa miền thống nhất và do AI điều khiển. Giải pháp XDR mới của Cisco và việc phát hành các tính năng nâng cao cho Duo MFA sẽ giúp các doanh nghiệp có thể bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái CNTT của mình hiệu quả hơn.
Trong 4 tháng đầu năm, Tập đoàn Viettel được Cơ quan quản lý Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp 4 sáng chế độc quyền tại Mỹ, nâng tổng số lượng sáng chế được cấp tại quốc gia này là 23 sáng chế.
Theo thống kê từ Chợ Tốt, thị trường smartphone cũ ghi nhận mức tăng trưởng sau Tết Nguyên Đán chậm hơn so với các năm trước.
Dữ liệu mới nhất từ Kaspersky cho thấy, năm 2022 tại Đông Nam Á tấn công mạng vào doanh nghiệp tăng 45%, 13 triệu tấn công web đã được ngăn chặn.
Đăng ký gói cước ASEAN5 chỉ với 99.000 đồng, khách hàng Viettel sẽ có gói data duy trì liên lạc trong 5 ngày ở các nước thuộc khu vực ASEAN.