Mỹ kêu gọi chấm dứt các vụ thử tên lửa chống vệ tinh trong không gian

Cho đến nay, bốn quốc gia gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã phá hủy vệ tinh của chính họ qua tên lửa hủy diệt. Ảnh: @AFP.

Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết chấm dứt việc thực hành các vụ thử tên lửa chống vệ tinh. Động thái này diễn ra vài tháng sau khi Nga cho nổ một vệ tinh đã chết bằng cách này, rải vào quỹ đạo Trái đất các mảnh vỡ lớn, gây nguy hiểm cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh (An anti-satellite weapons- viết tắt là ASAT), là một cuộc trình diễn quân sự trong đó một vệ tinh trên quỹ đạo bị phá hủy bằng cách sử dụng một hệ thống tên lửa. Các quốc gia thực hiện các vụ thử ASAT trong lịch sử bằng cách nhắm mục tiêu tài sản vệ tinh cũ không hoạt động của mình trong không gian.

Nhưng Nhà Trắng cho biết, các mảnh vỡ được tạo ra bởi các vụ thử này hiện đe dọa các vệ tinh và các vật thể không gian khác, vốn quan trọng đối với lợi ích an ninh, kinh tế và khoa học của tất cả các quốc gia, đồng thời làm tăng rủi ro cho các phi hành gia trong không gian.

Vì công nghệ tên lửa tương tự được sử dụng để tiêu diệt một vệ tinh di chuyển nhanh cũng có thể được sử dụng để đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nên các cuộc thử nghiệm ASAT có thể hoạt động như một cuộc trình diễn công nghệ. Nhưng những bài kiểm tra này chủ yếu là những cuộc phô diễn sức mạnh rất rầm rộ. Khi một quốc gia chứng minh rằng họ có thể phá hủy một trong những vệ tinh của chính mình, thì quốc gia đó sẽ truyền thông tin cho thế giới rằng, họ cũng có khả năng phá hủy vệ tinh của đối thủ. Nhưng cho đến nay, chưa có quốc gia nào thực sự sử dụng công nghệ ASAT để hạ gục vệ tinh của quốc gia khác.

Mặc dù cộng đồng không gian nói chung coi thường các thử nghiệm ASAT, nhưng không quốc gia nào kêu gọi tạm hoãn thực hành trong hơn 60 năm qua khi các quốc gia đã thử nghiệm công nghệ này.

Mỹ kêu gọi chấm dứt các vụ thử tên lửa chống vệ tinh trong không gian - My 3
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu trong chuyến thăm Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở Lompoc, California, Hoa Kỳ ngày 18 tháng 4 năm 2022. Ảnh: @REUTERS / Mike Blake.

Mới đây, vào ngày 18/4, Phó Tổng thống Harris thông báo rằng, Hoa Kỳ sẽ không còn tiến hành các vụ thử tên lửa phá hoại vệ tinh nữa, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác đồng ý với một bộ quy tắc điều chỉnh hành vi có trách nhiệm trong không gian, khi quỹ đạo Trái đất ngày càng trở nên tắc nghẽn với các mảnh vỡ nguy hiểm.

Thông báo được đưa ra trong chuyến thăm tới Căn cứ Không quân Vandenberg hôm 18/4, nó được đưa ra 5 tháng sau khi Nga cho nổ một vệ tinh đã chết bằng tên lửa. Vụ thử nghiệm của Nga đã tạo ra hàng nghìn mảnh vỡ trong quỹ đạo thấp của Trái đất và khiến các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế phải vào nơi trú ẩn.

Vào thời điểm đó, Harris, người giữ chức Chủ tịch Hội đồng Vũ trụ Quốc gia Mỹ đã lên án Nga, bà nói rằng “bằng cách cho nổ tung các mảnh vỡ trong không gian, hành động vô trách nhiệm này gây nguy hiểm cho vệ tinh của các quốc gia khác, cũng như các phi hành gia trong Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)”. Quản trị viên NASA Bill Nelson gọi đó là cú xử lý “liều lĩnh và nguy hiểm” và nói rằng ông “bị xúc phạm bởi hành động vô trách nhiệm và gây mất ổn định này”.

Thực tế, Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo có nhiều vệ tinh trên quỹ đạo thực hiện một loạt các hoạt động an ninh quốc gia, từ do thám đến phòng thủ tên lửa, thông tin liên lạc và dẫn đường cho các loại vũ khí chính xác. Nga, Trung Quốc và những nước khác đã chứng minh rằng, những vệ tinh đó rất dễ bị tấn công – một dấu hiệu khác cho thấy chiến tranh hiện đại sẽ diễn ra như thế nào trong không gian cũng như trên mặt đất.

Vào năm 2007, Trung Quốc đã cho nổ một vệ tinh trong một hành động tạo ra hơn 3.000 mảnh vỡ. Đến năm 2019, Ấn Độ cũng phá hủy một vệ tinh trong một động thái bị cộng đồng quốc tế lên án. Hoa Kỳ cũng đã tiến hành các cuộc thử nghiệm chống vệ tinh bằng tên lửa mang tính hủy diệt vào các năm 1985, 1986 và 2008. Lần cuối cùng Mỹ phá hủy một vệ tinh theo cách này là vào năm 2008, khi Hải quân Mỹ phóng một tên lửa SM-3 đã được sửa đổi để đánh chặn vệ tinh của Văn phòng Trinh sát Quốc gia Mỹ đang bị trục trặc USA-193, theo tổ chức Secure World Foundation.

Harris nói, Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên cam kết không tiến hành các cuộc thử nghiệm đó nữa, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác thực hiện cam kết tương tự. Lệnh cấm này trước hết thuộc về một quốc gia, là một phần trong chiến lược của chính quyền Biden nhằm thúc đẩy việc sử dụng không gian có trách nhiệm và Harris sẽ thúc giục các quốc gia khác làm theo.

“Rõ ràng là có sự quan tâm mạnh mẽ giữa các đối tác quốc tế của chúng tôi trong việc phát triển các tiêu chuẩn này”, bà Harris nói hôm 18/4. “Chúng ta phải viết lại các quy tắc mới của con đường này, và chúng ta sẽ dẫn dắt bằng hành động thực tế”.

Bà ấy nói thêm rằng, các cuộc xử lý vệ tinh kiểu này “là thiếu thận trọng và chúng vô trách nhiệm. Những thử nghiệm kiểu này cũng gây nguy hiểm rất nhiều cho những gì chúng ta làm trong không gian”.

Trong khi đó, Brian Weeden, giám đốc lập kế hoạch chương trình tại Secure World Foundation nói rằng, “thực hiện cam kết đó và kêu gọi các quốc gia khác tuân theo là một bước tiến quan trọng”.

Ông nói, tuyên bố này sẽ “gây áp lực” lên Trung Quốc, Nga và các đối thủ tiềm năng khác “phải tuân theo hoặc bị coi là những kẻ có khả năng gây ra các sự cố mảnh vỡ trong tương lai gây hại cho tất cả mọi người”.

Ngay cả khi việc phá hủy vệ tinh trở thành dĩ vãng, điều đó không có nghĩa là sự can thiệp vào vệ tinh sẽ biến mất. Có rất nhiều cách khác để can thiệp vào vệ tinh, từ tấn công mạng đến gây nhiễu, mà không tạo ra một mớ hỗn độn trong không gian nào cả. Weeden nói: “Điều này không cản trở khả năng của quân đội trong việc từ chối hoặc làm suy yếu các quốc gia khác sử dụng công nghệ không gian trong một cuộc xung đột”.

Mỹ kêu gọi chấm dứt các vụ thử tên lửa chống vệ tinh trong không gian - My 1
Lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với các cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh có sức hủy diệt là một nỗ lực nhằm phát triển “các tiêu chuẩn mới về hành vi có trách nhiệm trong không gian”. Ảnh: @AFP.

Hoa Kỳ cũng đang làm việc với các đồng minh để tham gia “Hiệp định Artemis”, một loạt các thỏa thuận song phương sẽ thiết lập các quy tắc cho việc sử dụng không gian một cách hòa bình, và điều chỉnh hành vi trên bề mặt của mặt trăng. Các quy tắc sẽ cho phép các công ty tư nhân khai thác tài nguyên mặt trăng, tạo vùng an toàn để ngăn chặn xung đột, và đảm bảo rằng các quốc gia hành động minh bạch về kế hoạch của họ trong không gian và chia sẻ khám phá khoa học của họ.

Thông báo này cũng được đưa ra trong bối cảnh hợp tác tình báo của Mỹ với Ukraine gia tăng khi cuộc xâm lược của Nga đang kéo dài. Các chuyên gia phương Tây lo ngại rằng, các vệ tinh tình báo trong không gian có thể bị Nga nhắm mục tiêu và bắn hạ trong bối cảnh xung đột đang căng thẳng.

“Xung đột hoặc đối đầu trong không gian không phải là không thể tránh khỏi, và Hoa Kỳ đang tìm cách đảm bảo môi trường không gian vũ trụ không nên có xung đột”, tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.

“Chính quyền … đã nói rõ rằng, Hoa Kỳ sẽ tham gia vào cộng đồng quốc tế để duy trì và củng cố một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ cho không gian”, Harris chia sẻ thêm.

Theo Washingtonpost/Reuters

Có thể bạn quan tâm
Google xác nhận 3,2 tỷ tài khoản trình duyệt Chrome bị tin tặc tấn công

Nguồn tin uy tín cho biết, ứng dụng trình duyệt web của gã khổng lồ công nghệ lớn bậc nhất thế giới Google (thuộc Alphabet) – Chrome với hơn 3,2 tỷ người dùng đang bị lỗ hổng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến quyền riêng tư và thông tin cá nhân.

Kaspersky đã chuyển quá trình xử lý dữ liệu về đe dọa mạng sang Thụy Sĩ

Kaspersky thông báo đã chuyển quá trình xử lý dữ liệu liên quan đến đe doạ mạng của người dùng Mỹ Latinh và Trung Đông sang Thuỵ Sĩ và tái chứng nhận các dịch vụ dữ liệu của mình bởi TÜV AUSTRIA.

Ukraine quét khuôn mặt lính Nga tử trận rồi liên lạc với các bà mẹ

Các quan chức Ukraine cho rằng, việc sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt Clearview AI có thể giúp chấm dứt cuộc chiến tàn khốc. Nhưng một số chuyên gia gọi đó là “chiến tranh tâm lý cổ điển” tạo tiền lệ khủng khiếp.

Bất chấp khủng hoảng, lĩnh vực bán dẫn đã có một năm thành công

Bất chấp tình trạng khủng hoảng chip trên toàn cầu, các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đã có một năm khởi sắc về doanh thu trong năm 2021.

Tuyến cáp quang biển APG lại bị đứt

Theo thông tin từ một đơn vị cung cấp internet (ISP) tại Việt Nam, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố trên phân đoạn S1.7 cách khu vực Đông Nam Á khoảng 910 km.

Diễn đàn ‘Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai’

Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF) năm 2022 đã diễn ra tại TP.HCM với sự tham gia của hơn 900 đại biểu trong nước và quốc tế. Sự kiện nhấn mạnh đến tầm nhìn, sự quyết tâm chuyển đổi số của thành phố với ba trụ cột chính quyền số, xã hội số và kinh tế số, làm động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai.

Apple gọi Meta đạo đức giả, tiếp tục cuộc khẩu chiến mối thù nhiều năm

Apple đã tiếp tục khẩu chiến với Meta- công ty mẹ của Facebook trong tuần này về vấn đề thu phí đối với nhà phát triển ứng dụng.

TikTok bị điều tra vì không kiểm duyệt nội dung lạm dụng tình dục trẻ em

Nền tảng truyền thông xã hội TikTok được cho là đang bị điều tra tại Mỹ vì thiếu kiểm duyệt trong lĩnh vực ngăn chặn việc chia sẻ nội dung lạm dụng tình dục trẻ em (CSAM).

iPhone 13 Series xanh lá lên kệ, iPhone sốt lần nữa

Ngày 15/04/2022, những chiếc iPhone 13 Series Xanh lá đầu tiên đã được giao đến khách hàng, các đại lý ủy quyền lớn của Apple như FPT Shop và Minh Tuấn Mobile đã nhanh chóng có các chương trình thu hút người dùng.

Hàng loạt smartphone sẽ giảm giá mạnh từ ngày 15-17/4

Thông qua chương trình ưu đãi được các hệ thống bán lẻ áp dụng trong 3 ngày từ 15 – 17/4, hàng loạt mẫu smartphone từ phổ thông đến cao cấp đều được giảm giá mạnh.