Mỹ có thể thua trong cuộc đua chip bán dẫn toàn cầu nếu không có điều này

Ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ đối mặt với tình trạng thiếu nhân công kỹ thuật. Ảnh: @AFP.

Hàng loạt kế hoạch chi tiêu cho ngành công nghiệp chất bán dẫn của Mỹ có thể không hoạt động, nếu quốc gia này không giải quyết được hàng loạt khuất mắc dưới đây.

Với danh nghĩa cạnh tranh với Trung Quốc, Tổng thống Joe Biden đã ký thành luật Đạo luật Chip và Khoa học vào năm ngoái. Nó nhằm mục đích xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn cho Mỹ, bằng cách cung cấp 52,7 tỷ đô la dành cho nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn, cũng như phát triển lực lượng lao động chuyên dụng cho ngành. Kể từ đó, các công ty tư nhân đã đầu tư 210 tỷ đô la vào sản xuất trên toàn quốc, bắt đầu với 50 dự án bán dẫn mới.

Có thể thấy, đây là một nỗ lực quan trọng. Nhưng những khoản đầu tư này đang và sẽ gặp trở ngại, cụ thể chính là do sự thiếu hụt nguồn nhân lực của Mỹ. Nếu không có những nỗ lực khẩn cấp để tăng số lượng công nhân bán dẫn ở Mỹ, thì những khoản đầu tư này có thể thất bại, khiến Mỹ có thể bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua chip bán dẫn toàn cầu.

Hãy xem Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan hàng đầu thế giới (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co- viết tắt là TSMC), công ty này đã có kế hoạch đầu tư 40 tỷ đô la chỉ riêng ở bang Arizona, Mỹ. Nhà máy ở Phoenix mới của TSMC được coi là cơ sở sản xuất chất bán dẫn tiên tiến đầu tiên của họ tại Mỹ, nhưng giờ đây cơ sở này đã bị chậm tiến độ đi rất nhiều. Vốn dĩ, đây cũng chính là cơ sở mà Tổng thống Biden đã đến thăm vào năm ngoái, hứa hẹn rằng thông qua cơ sở này mà việc sản xuất bán dẫn của Mỹ sẽ hoạt động trở lại.

Vấn đề tại cơ sở nhà máy ở Phoenix của TSMC là không có đủ người Mỹ có kinh nghiệm trong sản xuất chất bán dẫn, chứ chưa nói đến kinh nghiệm, trình độ sản xuất tiên tiến. Chủ tịch TSMC Mark Liu cho biết: “Chúng tôi đang gặp phải một số thách thức nhất định, vì không đủ số lượng công nhân lành nghề có chuyên môn cần thiết để lắp đặt, vận hành, điều khiển các thiết bị trong một cơ sở cung cấp, chế tạo chất bán dẫn”.

Vào ngày 25/7/2023, Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn (Semiconductor Industry Association- viết tắt là SIA), hợp tác với Oxford Economics, đã công bố một nghiên cứu cho thấy, Mỹ đang phải đối mặt với sự thiếu hụt đáng kể các kỹ thuật viên, nhà khoa học máy tính và kỹ sư, cùng với mức thiếu hụt dự kiến ​​là 67.000 công nhân trong ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2030.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, công ty dịch vụ tư vấn tài chính toàn cầu Deloitte ước tính rằng, Mỹ sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt từ 70.000 đến 90.000 công nhân bán dẫn trong vài năm tới. Còn công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự đoán rằng, Mỹ có thể thiếu 90.000 kỹ thuật viên ngành bán dẫn lành nghề vào năm 2030.

Matt Johnson, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Silicon Labs và là chủ tịch hội đồng quản trị SIA cho biết: “Công nhân bán dẫn là động lực thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới trong ngành công nghiệp chip cũng như trong toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. Chính vì thế, sự hợp tác hiệu quả giữa chính phủ và ngành có thể khắc phục tình trạng thiếu nhân tài mà ngành bán dẫn của Mỹ đang phải đối mặt, cũng như nếu muốn xây dựng lực lượng lao động công nghệ Mỹ mạnh nhất có thể, và giải phóng toàn bộ tiềm năng đổi mới trong ngành chất bán dẫn”.

Để giải quyết các thách thức này, nghiên cứu của SIA-Oxford Economics đưa ra ba khuyến nghị cốt lõi để tăng cường lực lượng lao động kỹ thuật của Mỹ bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường hỗ trợ cho các chương trình, và quan hệ đối tác khu vực, nhằm phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật viên lành nghề cho ngành sản xuất chất bán dẫn và các lĩnh vực sản xuất tiên tiến khác.

Thứ hai, phát triển hệ thống STEM – đây là một chương trình giảng dạy được thiết kế để trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineer), toán học (Math)) trong nước cho các kỹ sư và nhà khoa học máy tính đóng vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn, và các lĩnh vực quan trọng khác đối với nền kinh tế tương lai của Mỹ.

Thứ ba, giữ chân và thu hút nhiều sinh viên quốc tế có bằng cấp cao hơn đóng góp năng lực vào trong nền kinh tế Mỹ.

Dan Martin, nhà kinh tế cấp cao và nhà nghiên cứu hàng đầu tại Oxford Economics, cho biết: “Phân tích của chúng tôi cho thấy vai trò quan trọng của kỹ năng cao trong lĩnh vực bán dẫn, và nguy cơ thiếu hụt kỹ năng mà ngành sẽ phải đối mặt, nếu các biện pháp phát triển tài năng chủ động không được thực hiện”.

Tại Mỹ, các nhà sản xuất chất bán dẫn từ lâu đã gặp khó khăn trong việc thuê công nhân bán dẫn, vì nhiều tầng lớp nhân lực thiếu nhận thức về ngành bán dẫn này, và cũng có quá ít sinh viên theo học các lĩnh vực học thuật liên quan.

Còn các quan chức của nhiều công ty bán dẫn Mỹ cho biết, việc tuyển dụng nhiều vị trí quan trọng sẽ còn trở nên khó khăn hơn, bao gồm công nhân xây dựng nhà máy chip, kỹ thuật viên vận hành thiết bị chế tạo chip, và kỹ sư thiết kế chip.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất chất bán dẫn Mỹ thời gian qua đã phải vật lộn để thuê thêm nhân viên, một phần vì theo các quan chức, thị trường lao động Mỹ không có đủ công nhân bán dẫn lành nghề, và một mặt họ còn phải cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn để có được các kỹ sư bán dẫn chuyên nghiệp. Còn nhiều sinh viên tốt nghiệp với bằng kỹ sư cao cấp được sinh ra ở nước ngoài, nhưng do các quy định nhập cư nhọc nhằng khiến việc xin thị thực làm việc ở nước Mỹ cũng trở nên khó khăn theo.

Trước tình trạng này, việc Chính phủ Mỹ chú tâm thành lập 5 trung tâm lực lượng lao động ban đầu ở các thành phố như Phoenix và Columbus, Ohio, để giúp đào tạo thêm phụ nữ, người da màu và những người lao động thiểu số khác trong các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của chính quyền Biden là một bước đi tốt, nhưng rõ ràng có thể thấy là chưa đủ.

Trong ngắn hạn, Mỹ nên xúc tiến cấp thị thực cho lao động nước ngoài có kinh nghiệm chuyên ngành bán dẫn. Những công nhân này chủ yếu đến từ Đài Loan, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều người ở Malaysia và Hàn Quốc sẵn sàng làm việc ở Mỹ trong ngành này.

Trên thực tế, nhiều chính trị gia ở Mỹ ủng hộ các chính sách nhập cư hạn chế hơn, vì thế nó có thể đi ngược những nỗ lực đã kể ở trên. Bởi việc coi những người lao động này là cần thiết đối với an ninh quốc gia của Mỹ đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên tầm quan trọng của công nghệ chip đối với cả công nghệ quân sự và công nghệ sử dụng hàng ngày cũng sẽ giúp ích cho lợi ích quốc gia của Mỹ rất nhiều.

Thế nên, gần đây Thượng nghị sĩ John Cornyn của bang Texas nói rằng, việc xúc tiến cấp thị thực cho lao động nước ngoài có kinh nghiệm chuyên ngành bán dẫn nên được điều chỉnh mở rộng, để đáp ứng cho một thị trường tự do, song hành với lợi nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ nói chung. Và tất nhiên, Mỹ cũng cần có một khung pháp lý an ninh quốc gia riêng biệt, độc lập có thể thúc đẩy một sự điều chỉnh phù hợp, an toàn, hiệu quả đối với lực lượng lao động ngành bán dẫn đến từ nước ngoài.

Giải quyết vấn đề trong dài hạn sẽ cần đầu tư mới vào các trường dạy nghề và thương mại bán dẫn. Làm như vậy sẽ tạo ra nhiều công nhân hơn, không chỉ cho ngành công nghiệp bán dẫn, mà còn cho quá trình chuyển đổi xanh chuyên phục vụ cho các công việc như kỹ thuật viên dịch vụ tua-bin gió, và thợ lắp đặt bảng điều khiển năng lượng mặt trời.

Chung quy lại, việc không thực hiện những cải cách này sẽ khiến Mỹ thiếu hụt những công nhân cần thiết để gặt hái những phần thưởng từ Đạo luật Chip và Khoa học mang lại.

Về lâu dần, điều này sẽ khiến Washington bị bỏ lại phía sau, sau cả những đối thủ cạnh tranh địa chính trị gắt gao như Trung Quốc, và các đối tác như Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan trong cuộc cạnh tranh chất bán dẫn toàn cầu. Vì thế, người Mỹ sẽ vẫn phụ thuộc một cách nguy hiểm vào thế giới bên ngoài đối với công nghệ quan trọng này.

Mỹ có thể thua trong cuộc đua chip bán dẫn toàn cầu nếu không có điều này - chip 3
Kế hoạch sản xuất chip trong nước trị giá hơn 52 tỷ USD của Mỹ đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Ảnh: @AFP.

Nhưng Washington có một lợi thế quan trọng, đặc biệt là so với Trung Quốc và các nền dân chủ ở Đông Á. Đó là những người có ý định di cư vẫn chọn Mỹ là điểm đến ưa thích hàng đầu của họ, với việc Mỹ tiếp tục chiếm được cảm tình của thế giới, nhờ sự kết hợp giữa thị trường tự do và thịnh vượng với các giá trị lao động được ưu tiên và bảo vệ tốt.

Tuy nhiên, trong khi Mỹ hiện đang chiếm thế thượng phong, không có lý do gì để nghĩ rằng nó sẽ được như vậy mãi mãi. Bởi Úc, Canada, Đức và các quốc gia khác đều đang tìm cách thu hút những người lao động ngành bán dẫn có tay nghề cao, khác với cách tiếp cận của Mỹ.

Ronnie Chatterji, điều phối viên triển khai Đạo luật Chip và Khoa học của Nhà Trắng nói rằng, việc lấp đầy thị trường lao động ngành bán dẫn sẽ là một thách thức lớn, nhưng ông tin rằng người Mỹ sẽ làm được, nếu một khi họ nhận thức rõ hơn về sự mở rộng của ngành bán dẫn trong nền kinh tế đất nước. Còn không, nước Mỹ sẽ kém thịnh vượng hơn, nếu các công ty có thể tăng sản lượng bán dẫn nhưng lại thiếu nhân công để làm việc đó.

Theo Barrons/Semiconductors/Nytimes

Có thể bạn quan tâm
Người dùng cần làm gì ngay khi dữ liệu cá nhân bị rò rỉ?

Rò rỉ dữ liệu khi sử dụng dịch vụ trực tuyến và kỹ thuật số không còn là điều quá mới mẻ, và cũng đã có nhiều biện pháp bảo vệ dữ liệu đã được đưa ra. Tuy nhiên, người dùng sẽ làm gì khi thông tin của mình xuất hiện trong danh sách dữ liệu bị phát tán? Nếu là tấn công có chủ đích, việc ngăn chặn vẫn nằm trong tầm tay người dùng.

Unity ra mắt chương trình beta cho visionOS – hỗ trợ nhà phát triển tạo game và ứng dụng

Unity, nền tảng sáng tạo và phát triển nội dung 3D theo thời gian thực (RT3D) công bố ra mắt chương trình beta (thử nghiệm) dành cho visionOS đi kèm khả năng truy cập Unity PolySpatial.

Thành lập diễn đàn giám sát sự phát triển của AI

Anthropic, Google, Microsoft và OpenAI vừa thông báo về việc thành lập một diễn đàn mới. Nó sẽ là một tổ chức mới trong ngành trí tuệ nhân tạo (AI) để tập trung vào việc đảm bảo sự phát triển an toàn và có trách nhiệm của các mô hình AI tiên tiến. Diễn đàn này cũng sẽ hoạt động dựa trên chuyên môn kỹ thuật, và khả năng vận hành của các công ty thành viên để mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ sinh thái AI.

Ô tô điện lại là nguyên nhân gây cháy tàu chở hàng ngoài khơi?

Một tàu chở hàng chở gần 3.000 ô tô điện đã bốc cháy ngoài khơi Hà Lan vào đêm 25/7 vẫn chưa được xác định, tuy nhiên có vẻ như mọi thứ bắt đầu từ một chiếc ô tô điện.

Apple hướng đến thiết kế iPhone không viền

iPhone trong tương lai có thể trang bị màn hình cực kỳ rộng sau khi Apple yêu cầu các nhà cung cấp của mình phát triển một phiên bản hoàn toàn không cần đến viền phía trước.

Hệ sinh thái Galaxy nâng cấp với Tab S9 và Galaxy Watch6

Galaxy Tab S9 và Galaxy Watch6 series nằm trong danh mục những sản phẩm cao cấp với mục tiêu nâng cấp trải nghiệm sống di động, vừa được Samsung cho ra mắt.

Samsung Galaxy Z Fold5 và Z Flip5 lộ diện, nhiều đổi mới, giá từ 25,99 triệu đồng

Galaxy Z Flip5 và Galaxy Z Fold5 có bản lề Flex hoàn thiện hóa trải nghiệm gập cho một thiết kế chắc chắn và cân đối, giúp tạo chế độ chụp rảnh tay FlexCam, tăng hiệu năng, tuổi thọ pin tối ưu và bộ vi xử lý mới nhất.

AI bùng nổ dấy lên lo ngại khan hiếm nguồn nước cung cấp cho các trung tâm dữ liệu lớn

Trung tâm dữ liệu của các công ty công nghệ lớn vốn đã sử dụng rất nhiều năng lượng, trong đó có cả nguồn nước. Giờ đây, sự bùng nổ của công nghệ AI dự kiến ​​sẽ làm tăng mức tiêu thụ này lên một cách ồ ạt.

Công cụ AI đang tạo ra nhiều bài báo là cái gai trong mắt biên tập viên

Biên tập viên tạp chí khoa học viễn tưởng Clarkesworld cho biết, nhóm của anh ấy đã phải vật lộn để xem xét khối lượng bài báo khổng lồ do AI tạo ra gửi về. Neil Clarke cho biết, ấn phẩm này đã phải tạm thời đóng cửa hình thức gửi bài.

Bosch công bố chương trình đào tạo nghề miễn học phí dành cho học sinh tốt nghiệp THPT 2023

Với chương trình học bổng vừa được Trung tâm Đào tạo Nghề Kỹ thuật Công nghiệp Bosch (Bosch TGA Việt Nam) công bố dành cho học sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, các học viên không chỉ được miễn học phí hoàn toàn mà còn được nhận phụ cấp trong suốt 3,5 năm học.