Mũ giám sát hoạt động não của phi hành gia khi bay lên trạm vũ trụ

Chiếc mũ bảo hiểm này sẽ được đưa vào thử nghiệm, khi các phi hành gia tư nhân Axiom-1 đến Trạm ISS thực hiện một sứ mệnh kéo dài 10 ngày. Ảnh: @Brain.Space.

Công ty khởi nghiệp Israel phát triển mũ bảo hiểm đặc biệt để kiểm tra cách không gian gây ra những thay đổi thần kinh trong não của các phi hành gia. Cuộc thử nghiệm đầu tiên sẽ bắt đầu từ chuyến bay ngày 3/4 tới.

Brain.Space của Israel, một công ty khởi nghiệp bốn tuổi chuyên nghiên cứu dữ liệu về hoạt động của não sẽ đưa thiết bị của mình vào thử nghiệm trên các phi hành gia, khi công ty Axiom Space sẽ phóng sứ mệnh Axiom-1 (Ax-1) được thực hiện trong một viên nang SpaceX Dragon qua tên lửa SpaceX Falcon-9 lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Công ty Brain.Space đang có kế hoạch lấp đầy những khoảng trống trong dữ liệu liên quan đến những thay đổi thần kinh trong các sứ mệnh không gian kéo dài, điều này có thể quan trọng trong việc đánh giá sự thay đổi chất hàng ngày trong não, và dự đoán cách bộ não sẽ thích ứng với việc du hành vũ trụ dài hạn.

Các thành viên phi hành đoàn là cựu phi hành gia của NASA Michael Lopez-Alegria, cùng với Larry Connor, Mark Pathy và Eytan Stibbe. Và 3 trong 4 phi hành gia trên chuyến bay không gian tư nhân theo kế hoạch sứ mệnh của công ty Axiom Space tới Trạm ISS sẽ sử dụng chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt có kích hoạt điện não đồ (electroencephalogram- viết tắt là EEG) do Brain.Space sản xuất, công ty cho biết hôm 28/3. Sứ mệnh này kéo dài 10 ngày, chuyến đi riêng đầu tiên lên trạm vũ trụ sẽ khởi hành vào cuối tuần này ngày 3/4 tới đây.

Mục đích của mũ bảo hiểm giám sát não

“Chúng tôi thực sự biết rằng môi trường vi trọng lực tác động đến các chỉ số sinh lý trong cơ thể. Vì vậy, nó có thể sẽ tác động đến não và chúng tôi muốn theo dõi điều đó”, Giám đốc điều hành Brain.Space, Yair Levy nói với trang Reuters. Yair Levy cũng cho biết đã có nhiều dữ liệu sinh học liên tục được thu thập về nhịp tim, sức đề kháng của da, khối lượng cơ và những thứ khác trong không gian nhưng chưa có về hoạt động của não. Ông nói thêm rằng khả năng phân tích sóng não có thể là một thành phần thiết yếu trong việc đưa ra các chẩn đoán nhận thức và theo dõi sức khỏe thần kinh của phi hành đoàn trong không gian.

Mũ giám sát hoạt động não của phi hành gia khi bay lên trạm vũ trụ - mu bao hiem EEG 3
Mũ bảo hiểm EEG của startup Brain.space có trụ sở tại Israel sẽ được thử nghiệm 3 trên 4 phi hành gia Axiom Space, những người sẽ đến thăm Trạm vũ trụ quốc tế ISS vào đầu tháng 4 tới đây. Ảnh: @Brain.Space.

Ba trong số bốn phi hành gia sẽ đội mũ bảo hiểm mà ở bên trong được trang bị 460 cảm biến di chuyển và xoay để phù hợp chính xác với da đầu của một người. Đó là nhiều hơn so với các máy điện não đồ điển hình mà phải được gắn bằng tay. Bộ cảm biến thực hiện một số nhiệm vụ trong 20 phút mỗi ngày, trong đó dữ liệu sẽ được tải lên máy tính xách tay của trạm vũ trụ.

Levy cho biết công ty đang cung cấp một hệ thống GPS cho não bộ, chiếc mũ này sẽ phân bổ mọi tín hiệu mà nó ghi lại đến một khu vực cụ thể trong não. Mỗi cảm biến được thiết kế để nằm trên một khu vực chức năng khác nhau trong não. Và để chuẩn hóa dữ liệu, công ty thu thập dữ liệu và ‘làm sạch’ dữ liệu khỏi tiếng ồn như các hoạt động khác của não. Khi bạn chớp mắt hoặc nói chuyện, nó cũng tạo ra ‘tiếng ồn’ cho các cảm biến”. Ngoài ra công ty cũng áp dụng các mô hình AI để phân tích dữ liệu và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về não bộ. Thử nghiệm lần này sẽ hé lộ cho chúng ta biết những gì diễn ra bên trong bộ não của một người ở trên không gian, vốn là một câu hỏi lâu nay.

Các nghiên cứu tương tự sử dụng thử nghiệm đã được hoàn thành trên Trái đất và sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên không gian, Brain.Space sẽ so sánh dữ liệu điện não đồ để xem sự khác biệt trong hoạt động của não ở Trái đất và không gian khác nhau như thế nào.

Mũ giám sát hoạt động não của phi hành gia khi bay lên trạm vũ trụ - mu bao hiem EEG 1
Brain.Space có kế hoạch so sánh dữ liệu EEG để xem sự khác biệt trong hoạt động của não ở Trái đất và trên không gian. Ảnh: @Brain.Space.

Kỳ vọng trở thành tiêu chuẩn vàng và hướng đến cuộc sống ngoài không gian

Công ty đặt mục tiêu chứng minh tính khả thi của việc theo dõi hiệu suất nhận thức và hoạt động của não trong môi trường vi trọng lực. Levy cho biết thêm, việc đo hoạt động não bộ của con người trong các nhiệm vụ không gian dài hạn là rất quan trọng để theo dõi đúng hoạt động nhận thức và sức khỏe tâm thần.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, giả thuyết là các điều kiện sinh lý sẽ thay đổi trong không gian và huyết áp của các phi hành gia sẽ giảm xuống, dẫn đến tim bơm nhiều máu hơn lên não. Điều này sẽ tác động đến cơ thể con người bằng cách tăng cường hoạt động của não bộ, có thể khiến họ mắc chứng hiếu động thái quá. Brain.space đã hợp tác với Đại học Ben-Gurion của Negev trong lĩnh vực nghiên cứu này và rất mong có được dữ liệu từ thí nghiệm.

Trong khi rất nhiều công ty công nghệ vũ trụ đang tập trung vào khía cạnh hai mặt – cách các công nghệ có thể được sử dụng trên cả Trái đất và trong không gian thì Brain.space tin rằng họ đang tạo nên dấu ấn riêng của mình. “Đây là lần đầu tiên một thứ như thế này được thử nghiệm. Chúng tôi muốn trở thành tiêu chuẩn vàng”, Levy nói.

Brain.Space cũng lưu ý rằng, những thí nghiệm như vậy là cần thiết vì việc khám phá không gian dài hạn và “cuộc sống ngoài thế giới nằm trong tầm tay. Hy vọng sứ mệnh thử nghiệm không gian sẽ là bàn đạp cho các tổ chức, nhà nghiên cứu và nhà phát triển phần mềm khác sử dụng nền tảng dữ liệu não của họ phục vụ cho các công trình nghiên cứu kế tiếp.

Theo Reuters/Indiatoday/Calcalistech

Có thể bạn quan tâm
FPT Telecom ra mắt gói LUX tích hợp công nghệ Wi-Fi 6 đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 30/3, FPT Telecom chính thức ra mắt thị trường gói LUX tích hợp công nghệ Wi-Fi 6 có tốc độ nhanh, ổn định cao, vùng phủ rộng cho không gian lớn, đảm bảo nhiều người dùng trong tòa nhà, công ty truy cập cùng lúc.

DJI bác bỏ tuyên bố cung cấp máy bay không người lái cho quân đội Nga

Nhà sản xuất máy bay không người lái DJI (Trung Quốc) đã bác bỏ cáo buộc “hoàn toàn sai sự thật” khi cho rằng quân đội Nga đang sử dụng máy bay không người lái của họ trong xung đột ở Ukraine.

Bà Mạnh Vãn Chu: Huawei “đoàn kết hơn” trước sức ép của Mỹ

Trong phát biểu đầu tiên kể từ khi quay trở về Huawei sau gần 3 năm bị giam giữ ở Canada, Giám đốc tài chính Huawei, Mạnh Vãn Chu, cho rằng áp lực của Mỹ đối với Huawei đã góp phần củng cố quyết tâm của công ty.

Xiaomi ra mắt Redmi Note 11 Pro+ 5G giá 9,9 triệu đồng, Redmi Note 11S 5G và Redmi 10 5G sẽ có giá trong tháng 4

Xiaomi đã chính thức công bố giá, ngày bán Redmi Note 11 Pro+ 5G tại Việt Nam, thêm vào đó Redmi Note 11S 5G, Redmi 10 5G cũng được ra mắt.

Sôi động 3 ngày mua sắm tại lễ hội Sinh Nhật Thế Kỷ của Lazada

Kéo dài trong 3 ngày liên tiếp 27, 28 và 29/3, Lễ hội mua sắm “Sinh Nhật Thế Kỷ” của Lazada đã mang tới cho người tiêu dùng hàng triệu sản phẩm đa dạng từ các ngành hàng với ưu đãi giảm giá lên đến 50%, miễn phí giao hàng, voucher giảm giá, kết hợp giải trí đặc sắc.

Kỷ nguyên iPhone SE đã kết thúc?

Apple được cho là đã cắt giảm mục tiêu sản xuất iPhone SE 2022 lên đến 20% trong quý tới, một thông tin dẫn đến nhiều nghi vấn về tương lai cho iPhone giá rẻ của Apple.

IdeaPad 1: Laptop nhỏ gọn dành cho học sinh, giá 8,9 triệu đồng

Lenovo vừa ra mắt thị trường mẫu laptop nhỏ gọn dành cho học sinh để học tập trực tuyến với nhiều tính năng hữu ích như kết nối mạng nhanh, âm thanh trong, màn hình sắc nét, pin bền bỉ và hệ điều hành Windows 11 bản quyền…

Google khẩn cấp phát hành bản vá lỗ hổng Chrome đang bị hacker khai thác

Google đã khẩn cấp phát hành phiên bản Chrome 99.0.4844.84 cho người dùng Windows, Mac và Linux qua kênh Stable Desktop. Bản cập nhật mới được phát hành để vá lỗ hổng zero-day nghiêm trọng đang bị khai thác trong thực tế.

Ra mắt bộ đôi Galaxy M33 và M23, sôi động phân khúc smartphone 5G giá rẻ

Bộ đôi Galaxy M33 có giá bán từ 7,6 triệu đồng và Galaxy M23 có giá từ 6,8 triệu đồng sẽ góp phần mang đến cho người dùng lựa chọn mới, dễ dàng tiếp cận với công nghệ 5G đang dần trở nên phổ biến.

FCC của Mỹ đưa Kaspersky vào danh sách mối nguy cơ an ninh quốc gia

Hãng bảo mật Kaspersky Lab đã bị Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) xác định là mối đe dọa an ninh quốc gia, và đây là lần đầu tiên một công ty của Nga bị đưa vào “danh sách được bảo vệ” của FCC.