Một doanh nhân kiện WHO vì đặt tên biến chủng Omicron trùng với nhãn hiệu đã đăng ký

Tổ chức WHO bị kiện vì đặt tên biến thể Covid-19 mới là Omicron. Ảnh: @AFP.

Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên biến thể Covid-19 mới là 'Omicron', họ không nhận ra rằng nó lại trở thành cơn ác mộng đối với một doanh nhân tại Nga, vì đây là nhãn hiệu đã đăng ký cho dòng sản phẩm về y khoa và chăm sóc sức khỏe.

Trong khi WHO đang bận rộn cố gắng chống lại biến thể Covid-19 mới và bảo vệ loài người khỏi đại dịch đang ngày càng gia tăng, thì một doanh nhân đến từ Nga đã kiện tổ chức này, vì cho rằng đã phá hỏng hình ảnh doanh nghiệp của mình, yêu cầu tổ chức này ngừng sử dụng từ “omicron” trong bối cảnh hiện tại, cũng như phải loại bỏ thuật ngữ này khỏi tất cả các tài liệu liên quan đến đại dịch Covid-19.

Ngày 4/12, đài truyền hình RT của Nga đưa tin, Aexander Padar, Tổng Giám đốc điều hành Mạng lưới Omicron đệ đơn kiện văn phòng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Nga lên Tòa án Trọng tài Matxcova. “Chúng tôi yêu cầu WHO ngừng sử dụng từ omicron liên quan đến sự lây nhiễm đại dịch Covid-19 trên lãnh thổ Nga. Chúng tôi đã đệ đơn kiện này vì omicron là nhãn hiệu chúng tôi đã đăng ký đặc biệt trong ngành chăm sóc sức khỏe”, ông Aexander Padar nói.

“Tên công ty của chúng tôi đã được đăng ký thương hiệu, chủ yếu dùng trong lĩnh vực y khoa và chăm sóc sức khỏe. Việc đặt tên biến chủng Covid-19 mới làm tổn hại tới danh tiếng của chúng tôi”, ông Padar đệ trình rõ trong đơn kiện.

Mạng lưới Omicron là hệ thống gồm chuỗi các phòng khám nhãn khoa. Cũng theo Padar, suốt thời gian qua ông đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ để tiếp thị các phòng khám của mình trên khắp thế giới cũng như tại Nga. Nhưng từ khi biến chủng Omicron mới xuất hiện, kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm làm lu mờ quảng cáo về phòng khám của ông.

“Hiện tại, do tên biến thể Covid-19 mới và sự bùng phát nhanh chóng của nó, khi ai đó tìm kiếm các phòng khám của chúng tôi, họ chỉ thấy tin tức và thông tin về biến thể Covid-19 mới; Hãy nghĩ về điều đó, nếu ai đó chết vì ‘Omicron’ – người thân hoặc bạn bè của bạn, thì điều này sẽ gây tổn thất về mặt hình ảnh, chả ai dám đến phòng khám có cùng tên của chúng tôi nữa”, Aexander Padar giải thích.

“Đã nhiều ngày trôi qua kể từ khi các công bố về chủng Omicron và chúng tôi hiện chưa bị thiệt hại gì tính cho đến hiện tại. Nhưng nếu chủng này thực sự trở nên chết chóc và có sự lây lan thực sự rộng rãi, thì tất nhiên nó sẽ tác động gián tiếp đến thiệt hại về mặt hình ảnh, tài chính, cũng như tình hình hoạt động công ty chúng tôi”, Giám đốc điều hành giải thích thêm.

Một doanh nhân kiện WHO vì đặt tên biến chủng Omicron trùng với nhãn hiệu đã đăng ký - Omicron
Omicron, một biến thể của virus SARS-CoV-2 được xác định lần đầu tiên ở Botswana và Cộng hòa Nam Phi vào tháng 11 năm 2021. Ảnh: @AFP.

Ông Padar cũng khẳng định, quyết định của WHO sẽ khiến công ty mình chịu tổn thất nặng nề tài chính về mặt lâu dài. Trong khi đó, các luật sư của Padar đánh giá các khía cạnh của vụ kiện này một cách tích cực, họ khẳng định tình huống vụ kiện này hợp lý, vì nó có thể ảnh hưởng đến bộ mặt thương hiệu, cũng như thu nhập của mạng lưới phòng khám Omicron.

Tổ chức WHO đã đặt tên cho các biến thể Covid-19 theo các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để đảm bảo rằng chúng có thể tránh xa các định kiến về địa lý, cũng như văn hóa chính trị. Tổ chức đã bỏ qua hai chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp vì ‘nu’ gần với ‘new’ trong tiếng Anh và ‘xi’ lại là một họ phổ biến của người Trung Quốc, vì thế WHO tiến luôn tới chữ Omicron.

Theo Wikipedia, Omicron, một biến thể của virus SARS-CoV-2 được xác định lần đầu tiên ở Botswana và Cộng hòa Nam Phi vào tháng 11/2021, và được đặc trưng bởi một số lượng lớn các đột biến cao trong cấu trúc gen. Tổ chức Y tế Thế giới đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về loại biến thể mới vào ngày 26/11, chính thức đặt tên biến thể này là Omicron.

WHO đã đánh giá nguy cơ lây lan của biến thể Omicron mới ở cấp độ toàn cầu, gọi nó là “rất cao”. Còn Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu cũng cho biết chủng biến thể Omicron mới có khả năng kháng vaccine cao hơn và có thể lây lan nhanh hơn. Tại Nhật Bản, Viện Kiểm soát Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia đã ấn định mức độ nguy hiểm cao nhất cho biến chủng mới này.

Theo các bác sĩ đến từ Nam Phi, các triệu chứng của chủng Omicron nhẹ và tương tự như các triệu chứng của bệnh cúm thông thường. Còn Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya, Anatoly Altshein nói rằng, hiện chưa có lý do gì để kết luận rằng biến thể Omicron có thể gây ra một đợt bệnh dịch tàn khốc trong thời gian tới.

Các nhà khoa học trên toàn cầu đã hoảng sợ về chủng Omicron, vì nó có 32 đột biến protein bên trong. Tiến sĩ Tom Peacock, một nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London nói “điều này có thể thực sự đáng lo ngại”.

Nhưng Anatoly Altshtein, một nhà virus học người Nga tại Viện Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya, nơi đã phát triển vaccine Sputnik V của Nga nghi ngờ về mức độ nghiêm trọng của biến thể mới. Theo ông, số lượng đột biến cao có nghĩa là nó có bộ gen không ổn định, điều này khiến nó “ít nguy hiểm hơn.

Đến nay, đã có ít nhất 38 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các trường hợp mắc biển thể này, làm tăng nguy cơ bùng phát một làn sóng lây nhiễm nguy hiểm mới. Điều này báo hiệu rằng, cuộc chiến với đại dịch Covid-19 vẫn còn chưa kết thúc.

Theo Wionews/Tass

Có thể bạn quan tâm
Bia Giáng sinh làm từ đậu và bắp cải đỏ, giá 1,2 triệu đồng/lon, bán sạch trong ngày ra mắt

Một loại bia Giáng sinh làm từ đậu Hà Lan và bắp cải đỏ muối (hai món ăn theo mùa nổi tiếng trong lễ hội ở Iceland) đã “bay sạch” khỏi kệ trong vòng vài giờ bán ra. Giá mỗi lon khoảng 1,2 triệu đồng.

Nvidia mua Arm sẽ gây hại cho thị trường mạng, chip xe tự lái?

Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) hôm 6/12 lập luận rằng sự cạnh tranh trong các thị trường non trẻ về chip cho xe tự lái và một loại chip mạng mới có thể bị tổn hại nếu Nvidia thâu tóm được Arm.

Hình đại diện AI – hấp dẫn nhưng đáng lo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã đạt được một cột mốc mới khi công ty Synthesia đã tiên phong tạo ra hình đại diện ảo cho các chuyên gia kinh doanh. Điều này rõ ràng sẽ khá hấp dẫn, nhưng cũng có những mối lo ngại xung quanh.

Nga phát triển robot gián điệp được ngụy trang như một hòn đá

Các học viên Nga đã phát triển một robot do thám được ngụy trang như một hòn đá để tác chiến ở vị trí trong điều kiện được bảo vệ bởi các tay súng bắn tỉa – kênh tin tức Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga đưa tin.

Dù bị nhiều quốc gia cáo buộc, công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Clearview AI vẫn được Mỹ phê duyệt

Đơn xin cấp bằng sáng chế của Clearview AI cho công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã được chính phủ liên bang Mỹ phê duyệt, dù hiện nay công ty này bị một số quốc gia cáo buộc vi phạm luật bảo vệ dữ liệu.

FPT Long Châu sẽ mở thêm vài nghìn nhà thuốc trong 3 năm tới

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ Tịch FPT Retail kiêm Tổng Giám Đốc FPT Long Châu, với mục tiêu trở thành chuỗi nhà thuốc số 1 Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân, công ty dự kiến mở rộng thêm vài nghìn nhà thuốc trong 3 năm tới.

Canon ra mắt hai sản phẩm chuyên dụng cho nhà làm phim

Canon vừa ra mắt hai sản phẩm chuyên dụng dành cho nhà làm phim, gồm Canon CR-X300 máy quay từ xa PTZ hỗ trợ quay phim 4K, và màn hình chuyên dụng DP-V1830 có chất lượng hình ảnh và độ chính xác cao.

Lễ hội mua sắm 12.12 của Lazada khuyến mãi lên tới 90%

Lễ hội mua sắm 12.12 của Lazada khuyến mãi lên tới 90% sẽ diễn ra trong ba ngày từ 12/12 đến 14/12/2021. Với chủ đề “Sale Cuối Năm Wow! 90%”, Lazada cam kết hỗ trợ tối đa giúp doanh nghiệp bức phá trong mùa mua sắm cuối năm.

Nokia ra mắt G50 và G10, hoàn thiện dải sản phẩm tầm trung

HMD Mobile Việt Nam chính thức ra mắt Nokia G-series với hai đại diện Nokia G50 và Nokia G10, đảm bảo nhu cầu 5G cũng như điện thoại giá tốt và bền.

Macbook Pro 2021 chính thức mở bán tại Việt Nam, giá từ 53 triệu đồng

Dòng Macbook Pro 2021 đã chính thức được các đại lý uỷ quyền chính thức của Apple tại Việt Nam như FPT Shop, Di Động Việt,… chính thức mở bán với giá từ 53 triệu đồng đến 93 triệu đồng.