Mối đe dọa hiện hữu của AI chính là sự phân tâm điên rồ của con người

Một số lo ngại rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ đe dọa sự sống còn của nhân loại. Nhưng rủi ro hiện sinh này mang tính triết học hơn là ngày tận thế. Ảnh: @AFP.

Việc tập trung vào viễn cảnh loài người bị tuyệt chủng bởi trí tuệ nhân tạo (AI) trong tương lai xa, có thể ngăn cản chúng ta giải quyết những mối nguy hiểm cấp thiết hơn đối với xã hội ngày nay.

Ảo tưởng về rủi ro hiện hữu của AI

Sự nổi lên của ChatGPT và các hệ thống trí tuệ nhân tạo tương tự đi kèm với sự lo lắng ngày càng tăng về AI. Trong nhiều tháng qua, các giám đốc điều hành và nhà nghiên cứu an toàn AI đã đưa ra những dự đoán về cái được đặt tên là “P(doom)”, về khả năng AI sẽ gây ra một thảm họa quy mô lớn.

Mối lo lắng lên đến đỉnh điểm vào tháng 5/2023, khi tổ chức nghiên cứu và vận động phi lợi nhuận Trung tâm An toàn AI đưa ra tuyên bố chỉ có một câu: “Giảm thiểu nguy cơ tuyệt chủng khỏi AI phải là ưu tiên toàn cầu, bên cạnh các rủi ro quy mô xã hội khác, chẳng hạn như đại dịch và chiến tranh hạt nhân”. Tuyên bố kêu gọi này đã được ký bởi nhiều người chơi chủ chốt trong lĩnh vực này, bao gồm các nhà lãnh đạo của OpenAI, Google và Anthropic, cũng như hai trong số những “bố già” của AI: Geoffrey Hinton và Yoshua Bengio.

Không chỉ dừng tại đó, tỷ phú Elon Musk đã nhiều lần gọi trí tuệ nhân tạo (AI) là rủi ro văn minh. Geoffrey Hinton, một trong những người sáng lập ngành nghiên cứu AI, gần đây đã thay đổi quan điểm của mình, gọi AI là mối đe dọa hiện hữu. Nhưng sau đó là Mustafa Suleyman, đồng sáng lập của DeepMind (một công ty trước đây được Musk hậu thuẫn và đã hoạt động được hơn một thập kỷ), đồng thời là đồng tác giả của cuốn sách mới phát hành “Làn sóng sắp tới: Công nghệ, quyền lực và tình huống khó xử lớn nhất thế kỷ 21”, cho rằng những mối quan tâm AI sâu rộng như trên không cấp bách như những người này đưa ra, và trên thực tế, thách thức từ đây trở đi khá đơn giản.

Những rủi ro do AI gây ra đã trở thành tâm điểm trong các cuộc tranh luận công khai trong suốt năm 2023, kể từ khi công nghệ này đi vào ý thức cộng đồng, trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của giới báo chí. Mustafa Suleyman nói với tờ MIT Technology Review vào tuần trước rằng: “Tôi nghĩ rằng, có nhiều thứ đã và đang tồn tại hoàn toàn khiến người ta mất tập trung. Có khoảng 101 vấn đề thực tế hơn mà tất cả chúng ta nên nói đến, từ quyền riêng tư đến thành kiến, nhận dạng khuôn mặt đến kiểm duyệt trực tuyến…”.

Ông Mustafa Suleyman nói, vấn đề cấp bách nhất phải là quy định. Suleyman lạc quan về việc các chính phủ trên toàn thế giới có thể quản lý AI một cách hiệu quả. Suleyman nói: “Tôi nghĩ mọi người đang hoàn toàn hoảng sợ rằng, ngành công nghệ sẽ không thể quản lý được AI. Nhưng đó chỉ là điều vô nghĩa thôi. Bởi chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh nó. Chúng ta sẽ áp dụng các khuôn khổ tương tự như đã thành công trước đây”.

Niềm tin của Mustafa Suleyman một phần xuất phát từ việc quản lý thành công các công nghệ trước đây từng được coi là tiên tiến như hàng không và internet. Ông Mustafa Suleyman lập luận: “Nếu không có các quy trình an toàn phù hợp cho các chuyến bay thương mại, hành khách sẽ không bao giờ tin tưởng vào các hãng hàng không, điều này sẽ gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh. Trên internet, người tiêu dùng có thể truy cập vô số trang web, nhưng các hoạt động như bán ma túy hoặc quảng bá khủng bố trên internet đều bị cấm, mặc dù là không bị loại bỏ hoàn toàn”.

Mặt khác, một số nhà quan sát cho rằng các quy định về internet hiện tại còn thiếu sót, và không đủ để buộc các công ty công nghệ lớn phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt là với Mục 230 của Đạo luật khuôn phép trong giao tiếp (là xương sống pháp lý của Internet. Luật này được tạo ra cách đây gần 30 năm để bảo vệ các nền tảng internet khỏi trách nhiệm pháp lý đối với nhiều điều mà bên thứ ba nói hoặc làm, đăng tải trên chúng). Nhưng vào tháng 2, Tòa án Tối cao Mỹ đã xét xử hai vụ án phần nào có thể làm thay đổi bối cảnh lập pháp của đạo luật Internet này.

Để mang lại hiệu quả cho quy định về AI, Suleyman muốn có sự kết hợp rộng rãi, linh hoạt, cởi mở giữa các quy định quốc tế để tạo ra các tổ chức giám sát AI mới, và lập các chính sách AI nhỏ hơn, chi tiết hơn ở cấp vi mô. Bước đầu tiên mà tất cả các nhà quản lý và nhà phát triển AI đầy tham vọng có thể thực hiện là hạn chế khả năng tự cải thiện AI không kiểm soát.

Việc hạn chế khả năng cụ thể này của trí tuệ nhân tạo sẽ là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo rằng, không có sự phát triển AI nào trong tương lai được thực hiện hoàn toàn mà không có sự giám sát của con người.

Và Suleyman còn nói: “Nếu không quản lý một số chi tiết vụn vặt của AI, các nhà lập pháp sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo luật của họ có thể được thực thi. Đó là việc thiết lập các ranh giới, những giới hạn mà AI không thể vượt qua”.

Để đảm bảo điều đó xảy ra, các chính phủ phải có thể có được quyền truy cập trực tiếp vào các nhà phát triển AI, để đảm bảo họ không vượt qua bất kỳ ranh giới nào được thiết lập cuối cùng. Một số ranh giới đó cần được đánh dấu rõ ràng, chẳng hạn như cấm chatbot trả lời một số câu hỏi nhất định, hoặc bảo vệ quyền riêng tư đối với dữ liệu cá nhân.

Các chính phủ trên toàn thế giới đang nghiên cứu các quy định về AI

Trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc hôm 19/9, Tổng thống Joe Biden cũng có quan điểm tương tự, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác để giảm thiểu mối nguy hiểm to lớn của AI, trong khi đảm bảo rằng nó vẫn được sử dụng một cách tốt đẹp.

Mối đe dọa hiện hữu của AI chính là sự phân tâm điên rồ của con người - AI 1 2
Mối đe dọa hiện hữu từ AI, và từ việc con người lạm dụng nó. Ảnh: @AFP.

Và trong nước, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer đã kêu gọi các nhà lập pháp nhanh chóng điều chỉnh AI, do tốc độ thay đổi nhanh chóng trong quá trình phát triển của công nghệ.

Tuần trước, Schumer đã mời các giám đốc điều hành từ các công ty công nghệ lớn nhất bao gồm Giám đốc điều hành Tesla, Elon Eon Musk, Giám đốc điều hành Microsoft, Satya Nadella và Giám đốc điều hành Alphabet, Sundar Pichai tới Washington để họp kín thảo luận về quy định AI trong tương lai. Một số nhà lập pháp tỏ ra nghi ngờ về quyết định mời các giám đốc điều hành từ Thung lũng Silicon đến thảo luận về các chính sách nhằm quản lý công ty của họ.

Một trong những cơ quan chính phủ quản lý AI sớm nhất là Liên minh Châu Âu, vào tháng 6 đã thông qua dự thảo luật yêu cầu các nhà phát triển phải chia sẻ dữ liệu nào được sử dụng để đào tạo mô hình AI của họ, và hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Một báo cáo của Tạp chí Time cho thấy OpenAI, công ty sản xuất ChatGPT, đã vận động các quan chức EU làm suy yếu một số phần trong dự luật đề xuất AI này.

Trung Quốc cũng là một trong những nước có động thái sớm nhất trong việc ban hành luật sâu rộng về AI. Vào tháng 7, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp tạm thời để quản lý AI, bao gồm các yêu cầu rõ ràng để tuân thủ luật bản quyền hiện hành, và xác định những loại phát triển AI nào cần được chính phủ phê duyệt.

Về phần mình, Suleyman tin rằng các chính phủ có vai trò quan trọng trong tương lai của các quy định về AI. “Tôi tin vào sức mạnh của quy định từ các quốc gia. Và điều tôi đang kêu gọi là hành động từ phía quốc gia để giải quyết vấn đề đó. Với những gì đang bị đe dọa, bây giờ là lúc để hành động”, Suleyman chia sẻ thêm.

Theo Fortune/Scientificamerican

Có thể bạn quan tâm
Dư luận dậy sóng việc AI tạo ảnh khỏa thân giả các bé gái vị thành niên

Ít nhất 20 cô gái tuổi teen Tây Ban Nha cho biết, họ đã nhìn thấy những bức ảnh khỏa thân giả do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra. Và một cuộc điều tra đang được tiến hành, sau khi phụ huynh các nạn nhân nộp đơn khiếu nại tố cáo về vấn nạn này.

Hệ thống giám sát côn trùng thông minh đạt giải thưởng 100 ngàn USD của QVIC 2023

CTCP Công nghệ RYNAN với Hệ thống giám sát côn trùng thông minh, đã đoạt giải nhất mùa thứ ba của Cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm® Việt Nam (QVIC), giành lấy 100 ngàn USD giải thưởng và cnhiều cơ hội kinh doanh sắp tới.

Việt Nam tăng vọt phần mềm độc hại ngụy trang dưới dạng ứng dụng doanh nghiệp

Theo báo cáo mới nhất của Kaspersky Security Network (KSN), 1.120 nhân viên tại doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam đã đối mặt với sự tăng vọt của phần mềm độc hại được ngụy trang dưới dạng ứng dụng doanh nghiệp từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023.

Yandex công bố mã nguồn mở của SDK từ AppMetrica

Yandex vừa xuất bản mã nguồn SDK của AppMetrica, sản phẩm nền tảng phân tích ứng dụng tất cả trong một do chính công ty phát triển. Ngay lúc này bất cứ nhà phát triển nào cũng có thể kiểm tra SDK AppMetrica, đề xuất cải tiến và sử dụng đoạn mã cho dự án của riêng mình. Mã được phân phối theo Giấy phép MIT.

Xiaomi xác nhận Redmi Note 13 Pro trang bị chip Snapdragon 7s Gen 2

Xiaomi gần đây đã xác nhận chip sẽ có trên biến thể Pro của dòng Redmi Note 13 mà công ty dự kiến sẽ ra mắt tại Trung Quốc vào cuối tuần này.

Keysight giới thiệu máy hiện sóng trang bị công cụ phân tích tự động

Keysight Technologies vừa ra mắt Infiniium MXR B-Series – thành viên mới nhất của dòng sản phẩm máy hiện sóng Infiniium, cung cấp các công cụ phân tích tự động, cho phép đội ngũ kỹ sư nhanh chóng phát hiện các bất thường và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

Long An triển khai mini app trên Zalo cho người dân tìm việc, kiến nghị…

Lần đầu tiên, người dân trên địa bàn tỉnh Long An được kết nối việc làm qua ứng dụng Zalo. Đây chỉ là một trong nhiều tính năng thiết thực được chính quyền tỉnh Long An xây dựng trong mini app “Long An Số” trên nền tảng công nghệ Zalo.

Asanzo ra series GoogleTV 32 và 43 inch, giá từ 4,79 triệu đồng

Sau thành công của series GoogleTV được ra mắt vào nửa cuối năm 2022, ASANZO tiếp tục mang đến thị trường 2 model GoogleTV kích thước 32 và 43 inch với tên mã 32EX8 và 43EX8.

Elon Musk muốn biến X thành nền tảng chỉ tính phí đăng ký

Sau khi giới thiệu gói thành viên cao cấp Blue của X, có vẻ như Elon Musk đang lên kế hoạch biến X trở thành dịch vụ chỉ tính phí đăng ký.

Thiết kế iPhone 15 Pro giúp việc thay mặt kính sau rẻ hơn nhiều

Apple gần đây đã thay đổi quan điểm và bắt đầu hỗ trợ luật quyền sửa chữa, mang đến cho người dùng khả năng tiết kiệm tiền tốt hơn mỗi lần cần sửa chữa.