Na Uy có tỷ lệ thu hồi tái chế chai nhựa lên tới 97% - cao nhất thế giới. Chìa khóa của con số ấn tượng này nằm ở mô hình đặt cọc chai nhựa hoạt động rất hiệu quả.
Na Uy hiện là quốc gia dẫn đầu Liên minh châu Âu (EU) về tỷ lệ tái chế rác thải nhựa với 97%, trong khi một số nước lớn như Pháp và Anh chỉ đạt 60%. EU đặt mục tiêu tái chế ít nhất 90% chai nhựa vào năm 2029, và Na Uy có thể coi là đang đi trước các nước khác cả thập kỉ.
Nhờ áp dụng đồng bộ và rộng rãi mô hình đặt cọc chai nhựa trên toàn quốc, Na Uy đã đạt được thành tựu kể trên. Mỗi khi mua một chai nước bằng nhựa, người dùng sẽ phải trả thêm số tiền tương ứng từ 3.000-7.000 VNĐ, số tiền sẽ được hoàn lại khi trả vỏ chai.
Để nhận lại tiền, khách hàng có thể quét mã vạch vỏ chai tại các máy hoàn tiền tự động, tiền sẽ chuyển vào tài khoản. Họ cũng có thể nhận tiền hoặc điểm thưởng tại các cửa hàng tiện lợi và trạm xăng dầu. Các cửa hàng cũng nhận được tiền phụ cấp trên mỗi chai nhựa được tái chế.
Kjell Olav Maldum – Giám đốc điều hành của Infinitum, công ty quản lý mô hình đặt cọc cho biết: “Khi đặt cọc vào các vỏ chai nhựa, khách hàng mua nước uống, nhưng họ chỉ mượn cái chai mà thôi”. Công ty này đã đặt 3.700 máy thu gom vỏ chai nhựa tại các siêu thị, cây xăng và cửa hàng tiện ích trên khắp Na Uy. Thống kê cho thấy trên 1,1 tỷ chai nhựa và lon nhôm được người tiêu dùng trả lại trong năm 2018, so với chỉ hơn 591 triệu chai nhựa thu về trong năm 2017.
“Chúng tôi là hệ thống có hiệu suất cao nhất thế giới,” ông Sten Nerland, giám đốc logistics và vận hành của Infinitum tự hào. “Là một công ty môi trường, có lẽ bạn sẽ cho rằng chúng tôi nên tránh dùng đồ nhựa, nhưng nếu bạn dùng có hiệu quả và tái chế, thì nhựa là một trong những sản phẩm tuyệt vời nhất – nhẹ, mềm dẻo và rẻ”.
Nhà kho chính của Infinitum là nơi luôn phát ra những tiếng ồn lớn. Tại đây các máy móc đập, vặn, xoắn và nghiền 24 giờ/ngày, xử lý khoảng 1.500-1.600 container vật liệu mỗi ngày. Các xe chuyển hàng di chuyển liên tục, mang theo các khối nhựa lớn. Chúng được sắp xếp thành các mảng xanh lá, xanh dương và trắng khá dễ nhìn.
Trong số 97% chai nhựa được tái chế hàng năm ở Na Uy, có 92% chai được tái chế chứa vật liệu chất lượng cao, nên có thể tiếp tục được dùng để sản xuất chai uống nước. Thậm chí có trường hợp mô hình này đã tái sử dụng cùng một vật liệu tới hơn 50 lần.
Mỗi chai nhựa mới chứa khoảng 10% vật liệu tái chế và Na Uy hy vọng có thể nâng tỷ lệ này lên thông qua chính sách tăng thuế nhằm khuyến khích các nhà sản xuất sử dụng nhựa tái chế thay cho nhựa mới hiện có giá thành rẻ hơn.
Kể từ năm 2014, chính phủ Na Uy còn đánh thuế môi trường lên các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu nhựa. Các công ty nào tái chế càng nhiều thì thuế môi trường càng được giảm và nếu tỷ lệ tái chế đạt trên 95%, doanh nghiệp sẽ được miễn thuế. Đó mới là mấu chốt của vấn đề bởi nếu chỉ nhắm đến người tiêu dùng, tỷ lệ tái chế chai nhựa 97% sẽ không bao giờ khả thi.
Tỷ lệ tái chế ấn tượng khiến Na Uy được xem là hình mẫu lý tưởng để nhiều quốc gia khác cân nhắc học tập. Công ty Infinitum đã nhận được lời mời từ đại diện của nhiều quốc gia – bao gồm Scotland, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc,… và các đất nước phát triển khác.
Riêng trong châu Âu, chỉ có Đức và Lithuana là những quốc gia có thể so sánh với Na Uy về tỷ lệ tái chế rác nhựa, và họ cũng sử dụng một hệ thống tương tự. Litva đã bắt đầu triển khai hệ thống tương tự, chứng kiến tỷ lệ hoàn trả chai nhựa ở nước này tăng từ 34% ở thời điểm chưa áp dụng chương trình lên 92% hồi cuối năm 2019.
Tổ chức môi trường “Zero Waste Europe” đánh giá mô hình đặt cọc là “giải pháp duy nhất” để EU có thể hoàn thành mục tiêu giảm rác thải nhựa. Họ cũng muốn các nước mở rộng chương trình này đối với các loại bao bì nhựa khác chứ không chỉ chai nhựa.
Theo thống kê, hiện nay có tới 91% nhựa trên thế giới không được tái chế. WWF – tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên cho biết mỗi phút trên thế giới có khoảng 15 tấn rác thải nhựa đổ ra biển. Nếu xu hướng này tiếp diễn, dự báo đến năm 2050 rác thải nhựa trong đại dương sẽ nhiều hơn cả số lượng cá.
Bệnh viện dã chiến Củ Chi thuộc Bộ Tư lệnh TPHCM có nhiệm vụ cách ly, kiểm soát đại dịch Covid-19 đã được nhiều doanh nghiệp tài trợ các vật dụng công nghệ cần thiết như tivi, chông, camera thông minh.
Hình ảnh iPhone 12 không có tai thỏ vừa xuất hiện trên trang web của Apple Store.
Trước thông tin cáo buộc công ty Mytel ở Myanmar phát tán thông tin tiêu cực về đối thủ trên Facebook, Viettel khẳng định họ đang kiểm tra cáo buộc và sẵn sàng hợp tác với Facebook.
Huawei Mate 30 Pro sẽ được chính thức lên kệ tại các chuỗi bán lẻ của Thế Giới Di Động, FPT Shop và CellphoneS vào ngày 23/2 với mức giá là 21,9 triệu đồng.
Nhóm Bảo mật của IBM (IBM Security) vừa công bố Báo cáo chỉ số nguy cơ an toàn mạng năm 2020 (IBM X-Force Threat Intelligence Index 2020), trong đó nhấn mạnh đến nguyên nhân rò rỉ dữ liệu, các kỹ thuật tấn công của tội phạm mạng dẫn đến những tổn thất nặng nề mà doanh nghiệp phải chi trả.
Huawei đã ra thông cáo phản ứng các cáo buộc từ giới chức Mỹ tố công ty này có thể truy cập các mạng di động trên khắp thế giới trong suốt hơn một thập kỷ qua nhờ cửa hậu trên thiết bị của họ.
Chiêu trò giả danh nhân viên điện lực lừa bán ổ khóa không hề mới nhưng vẫn có nhiều người bị lừa. Do giá trị không nhiều nên hầu hết các nạn nhân đều không báo công an, do vậy đến nay tình trạng lừa đảo này vẫn cứ tiếp diễn và nhiều người vẫn bị mắc lừa.
Đại dịch virus Corona (Covid-19) đã buộc Apple phải đẩy nhanh việc di chuyển sự phụ thuộc của mình ra khỏi các đối tác ở Trung Quốc.
Cuối cùng thì điều gì đến cũng phải đến, nhà tổ chức GSMA đã tuyên bố chính thức hủy bỏ triển lãm điện thoại di động lớn nhất thế giới – MWC 2020.
Galaxy S20, S20+, S20Ultra là bộ ba Galaxy S mới nhất của Samsung vừa được ra mắt tại Việt Nam chỉ sau vài giờ trình làng ở Mỹ. Thế Giới Số đã trên tay nhanh từng sản phẩm, đặc biệt chú trọng về trải nghiệm camera.