Microsoft tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn các cửa hàng trên toàn cầu

Cửa hàng Microsoft ở Mỹ.

Microsoft gần đây đã tuyên bố sẽ đóng cửa vĩnh viễn tất cả cửa hàng chính thống trên toàn thế giới.

Đóng cửa nhưng không sa thải nhân viên

Cùng với việc đóng cửa, họ cũng sẽ chuyển đổi 4 cửa hàng của mình tại New York, London, Sydney và Redmond (Washington) thành “Trung tâm trải nghiệm” nhằm trưng bày các sản phẩm của mình thay vì bán chúng.

Việc đóng cửa đã được lên kế hoạch vào năm ngoái, nơi công ty bắt đầu đóng cửa tất cả các ki-ốt trung tâm “Cửa hàng đặc biệt”.  Trong một thông cáo báo chí, Phó chủ tịch Microsoft, David Porter lưu ý rằng: “danh mục sản phẩm của gã khổng lồ công nghệ đã phát triển thành các dịch vụ kỹ thuật số lớn và đội ngũ tài năng của chúng tôi đã chứng minh thành công phục vụ khách hàng vượt ra ngoài mọi vị trí thực tế”.

Microsoft tuyên bố rằng họ sẽ không sa thải bất kỳ nhân viên nào trong quá trình sắp xếp lại và sẽ tiếp tục trả lương cho nhân viên bán lẻ khi họ chuyển sang các vị trí bán hàng, đào tạo và hỗ trợ từ xa. Công ty còn nói thêm rằng họ sẽ “tiếp tục đầu tư vào cửa hàng kỹ thuật số” để tiếp cận hơn 1,2 tỷ người hàng tháng tại 190 thị trường.

Không rõ chiến lược tiếp theo hiệu quả ra sao nhưng nhiều người hẳn đang đặt dấu hỏi về việc tại sao Microsoft phải đóng cửa cửa hàng? Liệu Microsoft đã thất bại trong việc học theo cách thức mở cửa hàng bán lẻ như Apple thực hiện trong thập kỷ qua?

Trước đại dịch, Microsoft đã vận hành 72 cửa hàng ở Mỹ, 7 cửa hàng ở Canada, cùng 1 cửa hàng ở Puerto Rico, Anh và Úc. Microsoft không tiết lộ doanh số bán hàng từ các cửa hàng bán lẻ đó nhưng công ty cho biết việc đóng các cửa hàng của hãng sẽ dẫn đến khoản phí trước thuế là 450 triệu USD, tương đương 0,05 USD trên mỗi cổ phiếu trong quý 2/2020.

Tại sao cửa hàng bán lẻ của Microsoft lại thất bại, trái ngược Apple?

Quay trở lại tháng 4, Microsoft nói rằng họ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 6% đến 9% trong quý 2 nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin nào khác liên quan. Giới phân tích dự kiến ​​doanh thu Microsoft sẽ tăng 8%, lên 36,5 tỷ USD, đồng thời thu nhập mỗi cổ phiếu sẽ tăng lên 1,38 USD. Việc đóng cửa hàng sẽ giúp công ty tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ và đạt 1,71 USD/cổ phiếu trong quý.

Vì sao Microsoft không thể đạt thành công như Apple?

Microsoft đã mở các cửa hàng bán lẻ đầu tiên của mình vào năm 2009, tức 8 năm sau khi Apple ra mắt Apple Store đầu tiên.

Vấn đề là, sức hấp dẫn thương hiệu của các sản phẩm Apple trong thập kỷ qua – bao gồm iMac, iPod, iPhone và iPad – đã biến các cửa hàng bán lẻ của Apple trở thành điểm thu hút lớn.

Apple cũng liên tục tạo ra doanh số cao hơn trên mỗi mét vuông so với bất kỳ nhà bán lẻ Mỹ nào khác trong những năm gần đây. Các cửa hàng của Apple nổi tiếng đến mức các trung tâm thương mại đã ưu ái cho Apple để họ mở Apple Store tại đó.

Vào năm 2015, Green Street Advisors tuyên bố rằng Apple đã trả dưới 2% doanh số tại các trung tâm thương mại, trong khi các công ty còn lại phải thanh toán 15%. Microsoft cũng có các cửa hàng, tuy nhiên sự thiếu hấp dẫn của nó khiến doanh số không thể đảm bảo đạt kết quả tốt để nhận ưu đãi từ các trung tâm thương mại.

Hoạt động kinh doanh phần cứng của Microsoft đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây dưới thời CEO Satya Nadella, với các thiết bị Surface và máy chơi trò chơi Xbox thu hút người mua. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng được bán rộng rãi tại các nhà bán lẻ khác. Ngay cả các sự kiện cộng đồng tại cửa hàng của Microsoft cũng không thể thay thế cho Genius Bar và các lớp học miễn phí tại Apple Store.

Tại sao cửa hàng bán lẻ của Microsoft lại thất bại, trái ngược Apple?

Quyết định đóng cửa cửa hàng của Microsoft là một bước đi đúng đắn vì không có lý do gì để tiếp tục mất tiền vào chúng trong suốt quãng thời gian kinh tế khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra, trong khi tất cả chúng đều có mặt trên các trang sản phẩm trực tuyến.

Việc đóng cửa sẽ không ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng dài hạn của Microsoft nhưng lại đánh dấu một cơ hội mà công ty đã bỏ lỡ. Đó là đi theo sự dẫn dắt của Apple để thúc đẩy người dùng đến thương hiệu sản phẩm của Microsoft.

Có thể bạn quan tâm
VNPT đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển thứ 6

Đó là tuyến cáp SJC2 (South East Asia – Japan 2 Cable System) kết nối các nước Singapore – Thái Lan – Việt Nam – Trung Quốc – Hàn Quốc – Nhật Bản.

Phần mềm quản lý bán hàng online Sapo Go hợp tác với Tiki

Phần mềm quản lý bán hàng online Sapo Go chính thức mở thêm cổng kết nối với sàn thương mại điện tử Tiki nhằm mang lại nhiều tiện lợi hơn cho nhà bán lẻ. Trước đó phần mềm này đã kết nối với Shopee, Lazada và Sendo.

HMD Global thành lập trung tâm nghiên cứu dữ liệu mới

Trung tâm nghiên cứu mới ở Tampere sẽ chịu trách nhiệm về phần mềm, bảo mật và dịch vụ.

GoViet sẽ đổi tên thành Gojek trong vài tuần tới

Hôm nay 3/7, GoViet – nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu tại Việt Nam công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam.

Tại sao Sony lại thay đổi tên công ty sau hơn 60 năm?

Quyết định bỏ “Corporation” để chuyển sang “Group” cho thấy tập đoàn công nghệ Nhật Bản đang muốn hướng đến những hướng đi mới.

5 lý do doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thất bại

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong hai năm qua do Trung tâm quản trị của Đại học RMIT và KPMG Việt Nam thực hiện, có 5 nhóm lý do phổ biến dẫn đến những thất bại trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp.

FIRE-Tech: trải nghiệm mới trong giao dịch bất động sản

Thông qua nền tảng FIRE-Tech, Propzy.vn mang đến một dịch vụ bất động sản toàn diện kết hợp với dịch vụ tài chính và bảo hiểm.

Nhiều công ty công nghệ lọt vào danh sách 66 công ty Việt Nam “tốt nhất châu Á”

Đã có 66 công ty tại Việt Nam được công nhận “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2020” (HR Asia Award – Best Companies to Work for in Asia) do tạp chí Nhân sự châu Á (HR Asia) tổ chức, trong đó có nhiều công ty công nghệ như VNG, Oracle Việt Nam, Momo, Lazada Việt Nam, CMC…

Viettel ++ đạt 15 triệu người dùng sau 1 năm ra mắt

Song song với việc tổ chức “Đổi điểm quay số trúng ngay triệu quà” nhân kỷ niệm 1 năm ra mắt, Viettel đồng thời công bố đưa Viettel++ thành công cụ chăm sóc khách hàng cho toàn bộ các công ty thành viên thuộc tập đoàn. Theo đó, tất cả các khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Viettel đều được tích điểm vào ứng dụng Viettel++.

3 tấn gạo, 75 tấn vải được bán ra trên MoMo sau 20 ngày

Sau 20 ngày triển khai, chương trình Ủng hộ nông sản Việt trên Ví điện tử MoMo đã bán ra 75 tấn Vải thiều Lục Ngạn; 2.855 kg Gạo ST Xuân Hồng và kêu gọi quyên góp hơn 86 triệu đồng hỗ trợ chi phí đến trường cho con em nông dân khó khăn.