Microsoft ngầm khơi mào cuộc chiến tranh giành nhân tài AI với Google

Microsoft đang mở một Trung tâm AI mới ở London, cạnh tranh trực tiếp với đối thủ AI lớn nhất của mình, đó là Google DeepMind. Ảnh: @fxstreet.

Microsoft đang mở một Trung tâm AI mới ở London, nơi có DeepMind của Google. Động thái này tạo tiền đề cho cuộc chiến tranh giành nhân tài nảy lửa giữa hai công ty. Google đã và đang cố gắng ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám tài năng, giờ đây có lẽ họ càng phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Trong động thái mới nhất vừa được công bố, Microsoft đang mở một trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) mới ở London, tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Và điều này đặt Microsoft vào vị thế cạnh tranh trực tiếp với đối thủ AI lớn nhất của mình, đó chính là Google DeepMind.

Rõ ràng, có thể thấy với tư cách là người ủng hộ chính cho nhà sản xuất ChatGPT, OpenAI, Microsoft là công ty hàng đầu thế giới về công nghệ đang phát triển nhanh chóng. Nhưng sự cạnh tranh về tài năng AI đã nóng lên trên khắp Châu Âu trong 18 tháng qua. Microsoft có thể tìm cách chiêu mộ các chuyên gia từ các công ty tập trung vào AI khác về làm nhân sự cho đơn vị mới của mình.

Trong những tuần và tháng tới, chúng tôi sẽ đăng thông tin tuyển dụng, và tích cực tuyển dụng những cá nhân xuất sắc muốn giải quyết những câu hỏi thú vị và đầy thách thức về AI trong thời đại chúng ta. Chúng tôi đang tìm kiếm những thành viên mới trong nhóm, những người đam mê đổi mới công nghệ, mong muốn đóng góp cho văn hóa nhóm, nơi việc học hỏi liên tục là tiêu chuẩn”, Microsoft chia sẻ trên blog của mình.

Thông báo này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Microsoft thuê người đồng sáng lập DeepMind, Mustafa Suleyman để điều hành bộ phận AI mới của mình. Trong một bài đăng trên blog, Mustafa Suleyman cho biết riêng đơn vị AI mới ở London sẽ được điều hành bởi cựu nhà nghiên cứu DeepMind, Jordan Huffman.

Microsoft đã có văn phòng tại thủ đô của Vương quốc Anh và trước đó đã cam kết đầu tư 2,5 tỷ bảng Anh vào các trung tâm dữ liệu của Vương quốc Anh trong ba năm tới. Nhưng thực tế là trung tâm mới này tập trung hoàn toàn vào AI, và lưu ý là nó đang và sẽ được điều hành bởi các “DeepMinder” trước đây – điều này sẽ khiến Google có nhiều lý do để lo lắng.

Trong cuộc chiến giành nhân tài AI hàng đầu, sự hiện diện lớn hơn ở London có thể là một bước đi khôn ngoan của Microsoft. Mustafa Suleyman viết: “Có rất nhiều tài năng và chuyên môn về AI ở Vương quốc Anh và Microsoft AI có kế hoạch đầu tư dài hạn, đáng kể vào khu vực này, khi chúng tôi bắt đầu tuyển dụng các nhà khoa học và kỹ sư AI giỏi nhất vào trung tâm AI mới”.

Còn DeepMind, được thành lập vào năm 2010 và được Google mua lại vào năm 2014, từ lâu đã được coi là “viên ngọc quý” trong bối cảnh AI của Vương quốc Anh. Nó cũng trở thành một tài sản ngày càng quan trọng đối với Google, công ty này đã cho phép công ty con AI của mình hoạt động độc lập trong nhiều năm qua.

Năm ngoái, để đối phó với áp lực ngày càng tăng từ các đối thủ như OpenAI, Google đã sáp nhập DeepMind với đơn vị AI trung tâm Brain, tạo thành Google DeepMind mới. Google DeepMind có hơn 2.000 nhân viên, đang dẫn đầu công việc về phát triển Gemini (một chatbot AI), khiến nó trở thành một phần quan trọng trong chiến lược AI của Google.

Trong khi đó, các đối thủ như Meta và Microsoft cố gắng củng cố các đơn vị AI của họ với nguồn lực và tài năng lớn hơn, họ đang cố gắng chiêu mộ một số nhà nghiên cứu được đánh giá cao của Google, với báo cáo về gói trả lương lên tới 10 triệu USD. Bản thân Meta gần đây đã mất ba nhân viên AI hàng đầu, trong khi Google đã mất một lượng nhân viên AI tài năng đáng kể vào tay OpenAI trong năm qua.

Alex Libre, người đồng sáng lập và là nhà tuyển dụng chính của Einstellen Talent, gần đây đã nói với Aaron Mok của tạp chí Businessinsider rằng, các công ty khởi nghiệp cũng bắt đầu trả nhiều tiền hơn để cạnh tranh với các lời đề nghị của Big Tech.

Theo những người quen thuộc với vấn đề này, Google DeepMind đang cố gắng giữ chân nhân tài, bằng cách đưa ra các gói lương thưởng lớn hơn cho một số nhân viên. Trong một trường hợp, người đồng sáng lập Google, Sergey Brin đã gọi điện cho một nhà nghiên cứu DeepMind, người đang chuẩn bị rời đi để đến OpenAI và thuyết phục người này ở lại. Vậy nên, có thể thấy, khi cuộc chạy đua về AI của Big Tech tiếp tục nóng lên, Google có thể phải làm nhiều thứ hơn nữa để ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám nhân tài AI đang diễn ra khốc liệt.

Có thể bạn quan tâm
Google đưa tính năng tìm kiếm thiết bị thất lạc cả khi tắt nguồn vào Android

Đúng như dự đoán, Google đã ra mắt mạng Find My Device mới dành cho các thiết bị Android, một bản cập nhật mà người dùng đã mong muốn từ lâu và làm cho nó giống với sản phẩm Apple hơn.

Nhật Bản cảnh báo hậu quả nếu AI không được con người kiểm soát tốt

Công ty viễn thông lớn nhất Nhật Bản và tờ báo lớn đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về trí tuệ nhân tạo (AI), cho rằng nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của xã hội, nhưng AI cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện năng suất lao động ở một mức độ nhất định.

Big Tech làm gì khi dữ liệu đào tạo AI sẽ cạn kiệt vào 2026?

OpenAI, Meta, Google và các công ty Big Tech khác đã đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của họ bằng cách sử dụng dữ liệu trực tuyến, nhưng các mô hình AI học nhanh đến mức tất cả dữ liệu đó có thể bị cạn kiệt vào năm 2026.

Vụ kiện giữa Bộ Tư pháp Mỹ với Apple nêu bật khó khăn trong việc điều chỉnh Big Tech

Tính đầy đủ của luật chống độc quyền hiện hành được thử nghiệm trong bối cảnh thời đại kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng.

Người Nga bắt đầu sửa chữa smartphone thường xuyên hơn

Số liệu thống kê từ các dịch vụ Avito Services và Profi.ru cho thấy nhu cầu dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng và điện tử di động ở Nga đang ngày càng tăng, trong khi việc sửa chữa PC ít thường xuyên hơn.

Vì sao nhân tài AI liên tục rời bỏ Meta?

Nhu cầu tuyển dụng nhân tài trí tuệ nhân tạo (AI) đang cao đến mức Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg được cho là đã phải thu hút các kỹ sư và nhà nghiên cứu AI hàng đầu bằng những lời kêu gọi cá nhân. Nhưng Meta cũng đang mất đi những tài năng AI giàu kinh nghiệm thực sự của mình.

Các giám đốc tài chính ASEAN đồng ý mở rộng thanh toán QR xuyên biên giới

Hôm 5/4, các quan chức tài chính hàng đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý thúc đẩy việc mở rộng thanh toán QR xuyên biên giới, thông qua các nền tảng tương thích.

Thượng viện Mỹ tiếp tục đẩy mạnh về dự luật TikTok

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer báo hiệu Thượng viện Mỹ sẽ thông qua dự luật đa đảng về lệnh cấm TikTok.

Nvidia có kế hoạch xây dựng một trung tâm AI trị giá 200 triệu USD ở Đông Nam Á

Nvidia sẽ hợp tác với công ty viễn thông Indosat Ooredoo Hutchison trong dự án mới, nhằm củng cố cơ sở hạ tầng viễn thông và tài năng kỹ thuật số ở Indonesia. Sự hiện diện ngày càng tăng của Nvidia tại Indonesia cũng thể hiện sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn của họ vào Đông Nam Á.

Google đang xem xét thu phí tính năng tìm kiếm khi tích hợp AI tiên tiến

Google được cho là đang xem xét một sự thay đổi căn bản trong mô hình kinh doanh của mình khi tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến vào công cụ tìm kiếm của mình.