Đơn giản hóa việc phát triển các thiết kế truyền thống phức tạp với hai dòng vi điều khiển mới PIC (PIC16F18446) và AVR (ATmega4809) của Microchip vừa ra mắt có Lõi Ngoại vi Độc lập (CIP) và Analog Thông minh (IA).
Vi điều khiển mới Microsochip PIC16F18446
Dòng vi điều khiển mới PIC16F18446 là bộ phận lý tưởng để sử dụng trong các thiết kế cảm biến. Được thiết kế linh hoạt, PIC16F18446 và bộ chuyển đổi Analog-to-Digital tích hợp (Analog-to-Digital Converter with Computation ADC2) có giải điện áp từ 1,8V đến 5V, cung cấp khả năng tương thích với phần lớn đầu ra các bộ cảm biến analog và cảm biến số. ADC2 12-bit tự động lọc dữ liệu, cung cấp số đo cảm biến analog chính xác hơn và kết quả dữ liệu có chất lượng cao hơn cho người dùng cuối. Vì ADC2 chỉ giao tiếp với lõi vi điều khiển khi cần, thay vì theo chu kỳ đã được xác định trước, điện năng tiêu thụ của hệ thống được giảm xuống, khiến bộ MCU này rất phù hợp cho các ứng dụng chạy bằng pin. Khả năng tiết kiệm năng lượng này cũng cho phép các thiết kế cảm biến hoạt động với các loại pin nhỏ, giảm chi phí bảo trì của người dùng cuối và giảm kích thước thiết kế tổng thể.
Trong khi đó, ATmega4809 đem đến một dòng vi điều khiển megaAVR mới được thiết kế để tạo ra các ứng dụng kiểm soát và điều khiển có độ nhạy cao. Năng lực xử lý của bộ chuyển đổi Analog-to-Digital tốc độ cao (ADC) tích hợp cho phép chuyển đổi tín hiệu analog nhanh hơn giúp hệ thống có thời gian đáp ứng tốt hơn. Là thiết bị megaAVR đầu tiên có CIP, ATmega4809 có thể thực hiện nhiệm vụ trong phần cứng thay vì thông qua phần mềm. Điều này làm giảm khối lượng mã nguồn và có thể làm giảm đáng kể các nỗ lực phát triển phần mềm để rút ngắn thời gian ra thị trường. Ví dụ, lõi thiết bị ngoại vi Configurable Custom Logic (CCL) có thể kết nối bộ ADC với thiết kế một tổ hợp mạch logic cứng được tùy chỉnh bởi các điều kiện kích hoạt bên ngoài thông qua phần cứng, mà không làm gián đoạn, giao tiếp với lõi vi điều khiển, giúp cải thiện thời gian đáp ứng đồng thời giảm mức tiêu thụ năng lượng. ATmega4809 cũng có thể được bổ sung vào một hệ thống để giảm tải chức năng cho các thiết kế trên lõi vi xử lý phức tạp hơn (MPU). Bằng cách sử dụng CIP để thực hiện các nhiệm vụ điều khiển và kiểm soát trong lõi vi điều khiển (MCU) thay vì thực hiện trong lõi vi xử lý (MPU), nguy cơ đáp ứng chậm sẽ giảm, cho kết quả tốt hơn trên trải nghiệm người dùng cuối.
ATmega4809 là bộ vi điều khiển cho thế hệ Arduino tiếp theo. Việc bổ sung ATmega4809 vào bo mạch này cho phép các nhà phát triển tốn ít thời gian hơn cho việc lập trình, dành thời gian cho sáng tạo. Các lõi CIP dựa trên phần cứng cho phép tạo ra các thiết kế hiệu quả hơn, khiến cho việc chuyển đổi từ dự án sang sản xuất dễ dàng hơn.
ATmega4809 được chọn à bộ vi điều khiển cho thế hệ Arduino tiếp theo
Bộ vi điều khiển PIC16F18446 mới tương thích với MPLAB PICkit 4 (PG164140), công cụ gỡ lỗi nội mạch (In-circuit Debugger) mới nhất của Microchip dành cho lập trình và gỡ lỗi chi phí thấp. Bo mạch phát triển Curiosity (DM164137), một bo mạch giúp tạo sản phẩm mẫu nhanh, giàu tính năng, cũng có thể được sử dụng để bắt đầu phát triển với các MCU này. Cả hai công cụ phát triển đều được hỗ trợ bởi Môi trường Phát triển Tích hợp MPLAB X (IDE) và MPLAB Xpress IDE dựa trên đám mây (cloud-based). Ngoài ra, MPLAB Code Configurator (MCC), một phần mềm plug-in miễn phí còn cung cấp một giao diện đồ họa để cấu hình thiết bị ngoại vi và các chức năng cho bất kỳ ứng dụng nào. Các nhà thiết kế muốn bắt đầu phát triển ngay lập tức có thể tải về nhanh chóng các chương trình mẫu và đặt hàng miễn phí bo mạch phát triển MPLAB Xpress PIC16F18446, trong một thời gian giới hạn.
Phát triển nhanh sản phẩm mẫu với ATmega4809 được hỗ trợ bởi bộ công cụ thử nghiệm ATmega4809 Xplained Pro (ATmega4809-XPRO). Bộ công cụ có các tính năng: cấp nguồn qua cổng USB, có các nút cảm ứng, đèn LEDs và các đầu cắm mở rộng để cài đặt nhanh, cũng như để lập trình/ gỡ lỗi nội mạch được tích hợp với Môi trường Phát triển Tích hợp Atmel Studio 7 (IDE) và Atmel START, là một công cụ miễn phí trực tuyến để cấu hình thiết bị ngoại vi và thư viện giúp tăng tốc phát triển phần mềm.
Bo mạch phát triển Curiosity và bộ công cụ dùng thử ATmega4809 Xplained Pro có đầu cắm tương thích mikroBUS, cho phép kết hợp bổ sung dễ dàng các bộ cảm biến, bộ truyền động hoặc các cổng giao tiếp từ thư viện mở rộng của click board của Mikroelektronika.
Các thiết bị PIC16F18446 và ATmega4809 hiện đã có mặt trên thị trường với nhiều kích cỡ bộ nhớ, số chân (pin), và các lựa chọn đóng gói với số lượng lớn. Các bộ lập trình/ trình gỡ lỗi nội mạch MPLAB PICkit 4, Bo mạch Phát triển Curiosity và bộ công cụ dùng thử ATmega4809 Xplains Pro cũng đã sẵn sàng cung cấp người dùng.
Ô Lâu
Việt Nam là một trong những thị trường mở bán Galaxy S9 và S9+ sớm nhất vào ngày 16/3 tới. Đi kèm với việc này là khá nhiều ưu đãi và chương trình đặc biệt. Các máy nguyên seal đã có mặt tại Việt Nam.
Sáng nay 3/3/2018, vòng chung kết cuộc thi “Lập trình ứng dụng di động AppJamming Vietnam 2018” dành cho các học sinh 8 – 16 tuổi và lập trình bằng phần mềm App Inventor đã diễn ra tại TPHCM. Ban giám khảo đã tìm ra được 2 đội xuất sắc đoạt giải đồng hạng Nhất, các đội thắng cuộc này sẽ tiếp tục đại diện cho Việt Nam tranh tài chung kết AppJamming Summit 2018 châu Á tại Hong Kong vào cuối tháng 3 tới.
Xiaomi Redmi 5 Plus là sản phẩm độc quyền tại FPT Shop, 1.000 suất đầu tiên tặng kèm sạc dự phòng đã cháy hàng chỉ sau 18 giờ mở đặt, FPT Shop đã nhanh chóng thêm 2.000 suất nữa kèm quà tặng mới.
Nghiên cứu mới của PayPal cho thấy 68% người làm tự do (freelancer) tại Việt Nam đã từng gặp phải tình trạng không được trả lương. Đây là tỷ lệ cao nhất trong bốn quốc gia Đông Nam Á được khảo sát.
Đó là khẳng định của Viettel trước sự cố tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) xảy ra vào lúc 6h30 sáng ngày 27/2/2018, tại vị trí cách Hong Kong 125 km, ảnh hưởng đến dung lượng kết nối Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hong Kong.
Với dịch vụ chuyển phát theo hộp vừa được Viettel Post ra mắt, các khách hàng đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử cần chuyển phát trong nước sẽ rất tiện dụng, vì cước phí được tính theo kích thước hộp đóng gói hàng (giới hạn trọng lượng từ 0g-25kg) cùng mức giá ưu đãi.
Ngay từ ngày 1-5/3, bạn đã có thể đặt trước Redmi 5 Plus chính hãng tại FPT Shop và nhận ngay sạc dự phòng Xiaomi Gen 2 10.000 mAh trị giá 380.000 đồng. Đây là smartphone giá thấp mới nhất của Xiaomi và được bán độc quyền tại FPT Shop với giá 3,999 triệu đồng.
Ngày 27/2 tại triển lãm MWC ở Tây Ban Nha, ASUS đã giới thiệu dòng điện thoại ZenFone 5 Series, gồm ZenFone 5Z, ZenFone 5 và ZenFone 5 Lite với các tính năng trí tuệ nhân tạo mới, thiết kế màn hình tràn viền 6.2 inch và hệ thống 4 camera…
Ngày 24/2/2018 trước sự kiện Hội nghị Thế giới Di động (Mobile World Congress) diễn ra ở Tây Ban Nha, Vodafone và Huawei đã cùng nhau hoàn thành cuộc gọi đầu tiên trên thế giới bằng cách sử dụng tiêu chuẩn 5G 3GPP NR không độc lập (NSA) và băng tần sub6 GHz trong một hệ thống mạng thử nghiệm.
Cuộc thi RMIT Vietnam Research Challenge – Thử Thách Nghiên Cứu Tài Chính 2018 (RRC) – sân chơi uy tín cho sinh viên kinh tế và tài chính trên địa bàn TPHCM sẽ khởi động vào tháng 3/2018 tại Đại học RMIT Việt Nam, cơ sở Nam Sài Gòn.