Meta, công ty mẹ của Facebook đang có kế hoạch tính phí tới 47,5% trong việc bán tài sản kỹ thuật số trên nền tảng ảo Horizon Worlds, là một phần không thể thiếu trong kế hoạch tạo ra cái gọi là “metaverse” (vũ trụ ảo) của công ty.
Meta không chỉ ra mắt “Horizon Worlds” dưới dạng metaverse (vũ trụ ảo) mà còn có kính VR tương quan với nền tảng này qua kính “Meta Quest” (trước đây được gọi là thương hiệu Oculus), nơi bạn có thể đắm mình trong thế giới ảo.
Để thế giới 3D này đa dạng sức sống, các nhà phát triển có thể tạo ra hàng hóa ảo, bán những thứ như phụ kiện thời trang cho hình đại diện kỹ thuật số của người dùng (avatar), hay cả quyền truy cập độc quyền vào các phần của thế giới ảo tùy chỉnh, rồi bán chúng ngay trong “Horizon Worlds”.
Liên quan đến chiến lược này, vào cuối tuần qua, Meta đã thông báo trong một bài đăng trên blog rằng, họ đang cho phép một số người sáng tạo trên Horizon Worlds bán tài sản ảo trong thế giới ảo mà họ xây dựng, bao gồm các tài sản số NFT (Non-fungible token- Token không thể thay thế). Tuy nhiên, công ty không đề cập trong bài đăng là Meta sẽ tính phí bao nhiêu cho những người sáng tạo bán sản phẩm ảo trên nền tảng của họ.
Người phát ngôn của Meta đã xác nhận với đài CNBC hôm 13/4 rằng, mức phí về cơ bản được cắt thành hai nhóm riêng biệt. Đầu tiên là “phí nền tảng phần cứng” chiếm 30% giá trị giao dịch bán hàng ảo được thực hiện trên Meta Quest, hệ thống thực tế ảo của họ trước đây được gọi là Oculus. Thứ hai là khoản phí từ chính Horizon Worlds, chiếm 17,5% – do đó dẫn đến gần một nửa tổng giá trị giao dịch bán hàng ảo (47,5%) sẽ thuộc về công ty mẹ Facebook, còn lại là 52,5% thuộc về người sáng tạo.
“Nếu người sáng tạo bán một mặt hàng ảo với giá trị 1 đô la, thì phí Meta Quest Store sẽ là 0,3 đô la (30%) và phí Horizon Platform sẽ là 0,175 đô la (17.5%), tổng phí là 0.475 đô la. Người sáng tạo chỉ còn 0.525 đô la (bằng 1 đô la trừ đi 0.475 đô la), phát ngôn viên của công ty cho biết.
Horizon Worlds là nền tảng metaverse được phát triển bởi Meta, được truy cập thông qua Meta Quest, một kính thực tế ảo trước đây được gọi là Oculus. Meta ban đầu mua lại Oculus vào năm 2014 trong một thỏa thuận tiền mặt và cổ phiếu trị giá 1,6 tỷ đô la.
Vivek Sharma, Phó chủ tịch của Meta tại Horizon đã nói với trang The Verge rằng: “Chúng tôi nghĩ rằng đó là một mức phí khá cạnh tranh trên thị trường. Chúng tôi tin rằng, các nền tảng khác có thể có được phần của họ”.
Điều này trong thực tế là mâu thuẫn so với các nền tảng giao dịch tài sản số NFT khác, chẳng hạn như OpenSea chỉ mất phí từ 2,5% đến 7,5% tổng giá trị giao dịch, trong khi đối thủ LookRare chỉ tính phí 2%. Hiện vẫn chưa rõ điều gì cụ thể khiến công thức định giá này mà phía Meta lại cho là “mức giá cạnh tranh” trong thị trường hiện tại.
Mức phí này đã khiến một số người trong cộng đồng NFT tức giận. Một người dùng Twitter đã viết: “Tôi ghét Facebook”. Một số khác tin rằng, Meta đã tự định giá mình ngoài thị trường và xa rời nền kinh tế sáng tạo, thậm chí có người gọi Meta là “kẻ thù của sự phân quyền”.
Trong vài tháng qua, các công ty và cá nhân đã bắt kịp mọi thứ, từ nghệ thuật đến bất động sản trong thế giới ảo trên các nền tảng metaverse như Decentraland và The SandBox. Ngôi sao hip-hop Snoop Dogg đã mua đất ảo và một người hâm mộ đã trả 450.000 đô la vào tháng 12/2021 để mua một mảnh đất ảo bên cạnh ngôi sao này trên nền tảng The Sandbox.
Meta so với Apple
Mức phí bán tài sản ảo của Meta trên Horizon Worlds cao hơn đáng kể so với phí của Apple đối với các nhà phát triển trên App Store của mình. Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg và các giám đốc điều hành khác của Meta trước đây đã chỉ trích Apple, vì tính phí 30% cho các nhà phát triển khi giao dịch mua hàng trong ứng dụng qua App Store.
Vào tháng 11/2021, Zuckerberg cho biết công ty của mình Meta sẽ cố gắng giúp những người sáng tạo metaverse tránh mức phí cao như trên App Store của Apple. “Khi chúng tôi xây dựng cho metaverse, chúng tôi tập trung vào việc mở ra cơ hội cho những người sáng tạo kiếm tiền từ công việc của họ. “Các khoản phí 30% mà Apple áp dụng cho các giao dịch khiến việc thực hiện điều đó trở nên khó khăn hơn, vì vậy chúng tôi đang cập nhật sản phẩm để giúp những người sáng tạo có thể kiếm được nhiều tiền hơn”.
Cấu trúc tính phí kỳ lạ do Meta thiết kế theo sau sự phát triển trong suốt năm ngoái giữa Apple và công ty này. Với những thay đổi về quyền riêng tư gần đây của Apple, Meta gần đây đã chỉ ra rằng, việc mất đi một số tính năng theo dõi nhất định sẽ khiến công ty mất tới 10 tỷ USD doanh thu chỉ trong năm nay.
Theo CNBC/ Thedeepdive/Cryptoslat/Trendingtopics
Apple được cho là sẽ tung ra các phiên bản mới của dòng MacBook Air và MacBook Pro 13 vào cuối năm nay, tuy nhiên điều này có thể bị chậm trễ do sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc.
Apple đã chính thức thông báo rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất iPhone 13 tại Ấn Độ. Động thái sản xuất này là một nỗ lực của công ty nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Ngày 12/4, Lazada ra mắt chương trình Lazada Foundation, với mục đích mang lại cơ hội tiếp cận giáo dục dành cho phụ nữ và tài năng trẻ thông qua các học bổng, cơ hội việc làm tại 6 nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Một thiếu niên đã tự sát sau khi trở thành một người nghiện mạng xã hội bị lôi cuốn vào các ứng dụng, bởi các thuật toán được thiết kế cố ý để thúc đẩy việc sử dụng quá mức từ Meta, Snap.
Dễ dàng chuyển đổi linh hoạt từ một máy tính xách tay thành máy tính bảng, HP ENVY x360 13 nhiều cải tiến, mang đến những trải nghiệm cao cấp, hiệu năng vượt trội dành cho người sáng tạo nội dung, các nhiếp ảnh gia, vlogger, nhà thiết kế đồ họa.
Sáng nay 12/4/2022, Cửa hàng TopZone APR (Apple Premium Reseller – tạm dịch Nhà bán lẻ cao cấp của Apple) đầu tiên tại TP.HCM đã được chính thức ra mắt. Đây là cửa hàng TopZone cao cấp thứ 2 (sau Hà Nội) và là cửa hàng thứ 32 của toàn hệ thống.
Keysight Technologies vừa chính thức phát động cuộc thi Keysight Innovation Challenge 2022, khuyến khích sinh viên đại học và sau đại học trên toàn thế giới chế tạo và bảo mật thiết bị Internet vạn vật (IoT), thực hiện được mục tiêu về trung hòa carbon vào năm 2050 của Liên Hợp quốc.
Là một phần của các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì cuộc xâm lược Ukraine, nền tảng chia sẻ video YouTube của Google đã chặn kênh YouTube chính thức của Duma, hạ viện của Quốc hội Nga.
Elon Musk là một trong những cá nhân khó hiểu nhất của lĩnh vực công nghệ – bằng chứng sau khi mua 9,2% cổ phần của Twitter trị giá 2,9 tỷ đô la, Musk đã gia nhập hội đồng quản trị của Twitter, nơi ông sẽ ở lại ít nhất đến năm 2024.
Bên cạnh sự tiện lợi và thiết thực trong học tập, kết nối và giải trí, môi trường mạng ngày nay tiềm ẩn nhiều cạm bẫy và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.