Có 4 tính năng nổi bật được tích hợp trong Feeder F7 là điều khiển từ xa, phun thức ăn thông minh, báo cáo trực quan và cảnh báo hết thức ăn.
Farmext, công ty trực thuộc Tép Bạc hôm nay ra mắt Máy cho tôm ăn tự động Farmext Feeder F7. Farmext Feeder F7 được gọi là “made by Việt Nam” vì do chính công ty thiết kế và gia công sản xuất để phù hợp với thị trường, điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Thứ đến là các tính năng cũng được thiết kế riêng để có thể sử dụng ở nhiều địa hình khác nhau, giúp người nuôi tôm tiết kiệm chi phí.
Có 4 tính năng nổi bật được tích hợp trong Feeder F7 là điều khiển từ xa, phun thức ăn thông minh, báo cáo trực quan và cảnh báo hết thức ăn. Thông tin từ công ty cho biết, điểm cập nhật lớn so với đa phần máy cho ăn trên thị trường là tích hợp điều khiển từ xa.
So với bảng điều khiển chỉ có vài nút điều khiển cơ bản, thông qua ứng dụng di động, giao diện phần mềm sẽ cung cấp cho người sử dụng nhiều thông tin hơn như: số lượng thức ăn có trong máy, dự đoán hết thức ăn, cảnh báo hết thức ăn, đã sử dụng bao nhiêu kg thức ăn, điều chỉnh hoạt động máy (quãng thời gian, tốc độ phun,…). Ngoài ra, người nuôi tôm còn có thể thiết lập trước các lịch hẹn giờ cho ăn.
Bên cạnh đó thao tác cho ăn mỗi ngày bao gồm liều lượng, ngày giờ đều được hệ thống lưu lại để hỗ trợ việc quản lý dễ dàng và giảm thiểu sai sót hơn 90% so với cách cho ăn truyền thống.
Điểm cải tiến tiếp theo của dòng Farmext Feeder F7 là tích hợp hai động cơ giúp tuỳ chỉnh tốc độ phun và bán kính phun (7 đến 9 m) nhằm phục vụ các ao nuôi có diện tích khác nhau.
Qua thử nghiệm trước khi đưa ra thị trường, Farmext Feeder F7 cải thiện tình trạng rơi thức ăn tại chân máy với tỉ lệ 98%, giúp tiết kiệm thức ăn và giảm ô nhiễm môi trường nước.
Máy được thiết kế phù hợp với cả mô hình nuôi ao bạt và công nghệ cao, có diện tích từ 1.000 đến 2000 m2. Farmext Feeder F7 được bán với giá 8,25 triệu đồng, chế độ bảo hành 5 năm (bình thường là 1 năm), cùng những ưu đãi khác dành riêng cho khách hàng đặt máy từ đây đến hết ngày 30/06/2024.
Được biết, Tép Bạc thành lập năm 2013, khởi đầu là trang tin chia sẻ thông tin nuôi tôm hiệu quả. Năm 2022 công ty phát triển thêm các dịch vụ cung cấp phần mềm, thiết bị IoT nhằm giúp phục vụ mục tiêu ban đầu. Năm 2023, Tép Bạc huy động được 2,3 triệu USD (hơn 58 tỉ đồng) từ ba nhà đầu tư là Aqua Spark, AgFunder, Son Tech.
Người sáng lập công ty, ông Trần Duy Phong, sinh trưởng trong gia đình có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi tôm thẻ ở Bạc Liêu. Ông Phong cho biết, “Mong muốn của Tép bạc là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nuôi tôm để giúp người nông dân giảm thiểu thiệt hại đồng thời tăng năng suất so với cách thức truyền thống”.
Hiện phần mềm quản lý của công ty có giá hơn 233 USD (hơn 5 triệu đồng/năm) và cung cấp miễn phí cho các chủ nuôi có dưới 5 ao. Hệ thống IoT của công ty có giá trung bình thấp hơn 30% so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường và có tính đồng bộ cao. Ví dụ, thông qua phần mềm quản lý của Farmext, chủ trang trại tôm cá có thể điều khiển tất cả các thiết bị IoT Farmext trên ao nuôi, thay vì phải làm thủ công từng thiết bị nếu sử dụng riêng lẻ từ nhiều hãng khác nhau.
Ngày 7/6/2024, Tập đoàn FPT ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học Luật TP. HCM (ULAW) với mục tiêu chuyển đổi số trong đào tạo, ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến vào quy trình giảng dạy, nghiên cứu và quản lý.
Sự kiện GM Vietnam 2024 diễn ra trong hai ngày 7 và 8/6, trình diễn những đột phá mới nhất của công nghệ blockchain cũng như thảo luận các xu hướng mới, tháo gỡ các khó khăn mà mảng công nghệ này đang gặp phải.
Tại COMPUTEX 2024, MediaTek công bố sẽ tích hợp NVIDIA TAO vào NeuroPilot SDK của MediaTek, một phần trong lộ trình phát triển silicon chuyên về xử lý suy luận tại biên của hãng.
ActiveProtect được thiết kế chuyên biệt để bảo vệ dữ liệu, hỗ trợ quản lý dữ liệu tập trung, dễ mở rộng dung lượng và đặc biệt là khả năng dễ sử dụng.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Bộ Tài nguyên & Môi trường), từ đêm qua (04/6) đến sáng nay (05/6), dông sét xuất hiện nhiều nơi ở miền Bắc, nhiều nhất từ khoảng 5h sáng đến 8h30 với khoảng 10.551 lượt sấm sét, trong đó có 7.153 cú sét đánh xuống đất ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Cisco vừa công bố cụm AI Cisco Nexus HyperFabric đột phá, giải pháp kết hợp với NVIDIA dành cho trung tâm dữ liệu, thay đổi cách khách hàng xây dựng, quản lý và tối ưu hoá cơ sở hạ tầng và phần mềm.
Sản phẩm VinDr của VinBigdata là sản phẩm AI đầu tiên tại Việt Nam sở hữu chứng nhận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ở hạng mục phân tích ảnh X-quang tuyến vú.
FPT Software và tập đoàn dịch vụ số SQLI đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về chuyển đổi số toàn diện cho các hãng hàng không thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp và trải nghiệm cho hành khách.
Visa vừa công bố bộ sản phẩm và dịch vụ mới tại châu Á – Thái Bình Dương. Đây là những giải pháp hướng cải tiến mạnh về thẻ và giải quyết nhu cầu thanh toán cho doanh nghiệp, nhà bán hàng và người tiêu dùng cũng như các tổ chức tài chính.
Saigon Summit thu hút hơn 1,000 người tham dự với 50 công ty và 20 diễn giả. Sự kiện đã tập hợp các nhà lãnh đạo trong hệ sinh thái công nghệ của Đông Nam Á để thảo luận về sự phát triển của Việt Nam và những cơ hội phía trước.