Hiện nay nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, việc tạo ra mã QR để in ra rồi dán lên sản phẩm bán ra giúp người dùng truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một việc làm khá dễ dàng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, thị trường đang tồn tại hai hình thức truy xuất nguồn gốc hàng hóa thật và không thật, và nhiều người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của việc truy xuất này. Bài viết dưới đây của chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa sẽ giúp bạn đọc phân biệt sự khác nhau giữa việc tự đưa dữ liệu vào và dữ liệu tự động cập nhật từ máy chủ về.
Việc các sản phẩm bán ra thị trường có gắn mã QR đang ngày càng trở nên phổ biến (ảnh minh họa)
Mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm phải hội đủ yếu tố nào?
Thế giới hội nhập trong kỷ nguyên số mở ra những cơ hội mới mẻ mà trước đây không có. Ngày nay, người sản xuất có cơ hội tiếp cận thị trường thế giới gần như không giới hạn. Ngược lại, người tiêu dùng ở khắp mọi nơi có được sự lựa chọn vô cùng phong phú về các mặt hàng đến từ tất cả các quốc gia mà không chỉ hạn chế như trước. Sự mua bán trở nên dễ dàng với sự giúp sức của các sàn giao dịch thương mại điện tử với cơ chế thanh toán trực tuyến đơn giản và tin cậy.
Trong bối cảnh đó, một luật chơi hiển nhiên được tất cả những người trong cuộc ủng hộ là mọi sản phẩm được chào bán phải đảm bảo chất lượng, tương xứng với giá trị mà người tiêu dùng bỏ ra để mua chúng, đặc biệt phải rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Trách nhiệm đó thuộc về nhà sản xuất.
Người tiêu dùng yêu cầu có được các thông tin về sản phẩm mà mình lựa chọn một cách chính xác và nhanh chóng: Ai sản xuất ra sản phẩm này, khi nào, ở đâu, theo quy trình nào, đạt những tiêu chuẩn gì, cơ quan nào xác nhận đạt những tiêu chuẩn đó,…? Với sự hỗ trợ của công nghệ số, những yêu cầu này được đáp ứng một cách dễ dàng. Chỉ cần soi mã QR dán trên sản phẩm bằng điện thoại thông minh là người tiêu dùng có đủ những thông tin mình cần. Lúc đó, người tiêu dùng có căn cứ để quyết định mua hàng. Trường hợp sản phẩm không đạt tiêu chuẩn (ví dụ về an toàn thực phẩm) thì người tiêu dùng vẫn “túm được” người phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Ở nước ta, hình như cụm từ “truy xuất nguồn gốc hàng hóa” đã gây ra sự hiểu lầm ở một số người. Có người nghĩ rằng, nếu là truy xuất nguồn gốc thì chỉ cần xác định cơ sở nào sản xuất ra sản phẩm đó là đủ. Cũng không ít đơn vị đã xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa của mình theo cách đó: Mua và dán tem lên sản phẩm, lập cơ sở dữ liệu về các đơn vị sản xuất với một vài thuộc tính chung chung (tên, địa chỉ,…) cùng với một phần mềm tra cứu đơn giản tìm kiếm sản phẩm nào do ai làm ra là xong!
Đối với từng sản phẩm, mã QR là khóa duy nhất truy cập vào cơ sở dữ liệu lưu giữ những dữ liệu giúp truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong máy chủ của nhà sản xuất chứ không phải mọi thông tin ghi trong mã đó. Chính vì vậy, hiện nay những hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa uy tín đều áp dụng công nghệ Blockchain nhằm đảm bảo tính minh bạch và tin cậy đối với thông tin mà hệ thống cung cấp. Những sản phẩm hỗ trợ truy xuất nguồn gốc hàng hóa ứng dụng công nghệ Blockchain luôn là lựa chọn của người tiêu dùng trên thế giới vì tính minh bạch của nó.
Truy xuất nguồn gốc đầy đủ, chính xác thông tin, nhiều người cùng hưởng lợi
Một hệ thống truy xuất nguồn gốc cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm không chỉ hữu ích đối với người tiêu dùng mà còn cả đối với nhà sản xuất, nhà quản lý và cả nhà khoa học nữa, dù họ quan tâm dưới những góc độ khác nhau.
Đối với nhà sản xuất, hệ thống này giống như thước đo về mức độ hấp dẫn người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình thông qua số liệu thống kê về lượt xem, lượt mua, các nhận xét, đánh giá (comments), dư luận,… của khách hàng. Qua đó, nhà sản xuất điều chỉnh mẫu mã, nâng cao chất lượng, hoàn thiện quy trình sản xuất để ngày càng bán được nhiều sản phẩm hơn. Ở chiều ngược lại, hệ thống này chắc chắn loại bỏ những nhà sản xuất làm ra các sản phẩm kém chất lượng và cung cấp thông tin không trung thực. Trong thế giới số, ai sản xuất ra sản phẩm bị khách hàng tẩy chay vì chất lượng kém đồng nghĩa với việc tự đóng lại cơ hội làm ăn của mình.
Đối với nhà quản lý, lợi ích còn lớn hơn rất nhiều. Khi phần lớn các cơ sở, đơn vị sản xuất và kinh doanh sản phẩm tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa thì cũng là lúc nhà quản lý có được nhiều thông tin nhất về hoạt động kinh tế của địa phương mình với tất cả những góc độ mà lâu nay vẫn mong muốn: Các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm gì, theo quy trình nào, áp dụng những công nghệ gì, chất lượng và giá trị sản phẩm như thế nào, đạt những tiêu chuẩn gì, do cơ quan nào chứng nhận, sử dụng những nguyên liệu gì, từ nguồn nào, sản xuất có gây ô nhiễm môi trường hay không, sử dụng lao động có đúng luật hay không, hàng hóa có thương hiệu hay không,… với thông tin chi tiết đến từng đơn vị sản xuất, từng sản phẩm.
Từ đó các nhà quản lý dễ dàng tổng hợp thông tin về năng lực cạnh tranh, về trình độ quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ, về năng lực số,… của nền kinh tế. Tất cả các thông tin này đều dưới dạng số, vì vậy có thể nói đây là hạt nhân của hạ tầng số – nền tảng cơ bản để phát triển nền kinh tế số của địa phương. Dựa trên hạ tầng này, nhờ các công cụ xử lý mạnh, nhất là các thuật toán trí tuệ nhân tạo, các cơ quan chức năng có thể thực hiện các phân tích, dự báo để đưa ra những chính sách phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển. Hơn nữa, do thông tin được cung cấp mang tính động và cập nhật (không phải thông tin báo cáo, hay điều tra) nên hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa sẽ cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về thực trạng sản xuất kinh doanh hiện nay. Rõ ràng ý nghĩa đối với nhà quản lý đã vượt qua chức năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm ban đầu.
Đối với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa là mỏ dữ liệu quý giá phục vụ những nghiên cứu sâu về nhiều lĩnh vực, từ cơ chế kỹ thuật giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn đến phân tích, dự báo xu thế tiêu dùng, thị hiếu, nhu cầu của thị trường hay tích hợp với những khía cạnh khác của cuộc sống như tiến bộ công nghệ, văn hóa, lịch sử, địa lý, ứng phó với biến đổi khí hậu,…
Chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa
Điều tra từ The New York Times mới đây thể hiện rằng, có rất nhiều phim khiêu dâm trẻ em bị đăng tải tràn lan trên mạng. Thậm chí, những nỗ lực kiểm soát của các nền tảng công nghệ lớn nhất thế giới dù thực hiện quyết liệt đều không thể xóa chúng toàn toàn.
Một tin khá vui cho cộng đồng người dùng iPhone khi hacker đã jailbreak thành công iOS 13 từ lỗ hổng vĩnh viễn của Apple. Tuy nhiên, chỉ những máy từ iPhone 5S cho đến iPhone X là có thể jailbreak được.
Hơn 11.250 nhà khoa học từ 153 quốc gia vừa đồng ký một cảnh báo tuyên bố rằng Trái đất đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Báo cáo cũng đưa ra giải pháp khẩn cấp để mỗi cá nhân và chính phủ đều có thể tham gia chống lại biến đổi khí hậu, bao gồm giảm sinh, hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, chế độ ăn thiên về thực vật và khôi phục diện tích rừng.
Việc mở rộng thị trường áp dụng ẩn lượt like (thả tim) trên bài viết của Instagram tiếp tục được nền tảng đẩy mạnh ở thị trường Mỹ vào tuần tới và một vài quốc gia khác sau đó.
Lỗi ngớ ngẩn này khiến Microsoft phải đưa ra lời hứa khắc phục ngay lập tức. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại theo ghi nhận của Thế Giới Số, vẫn còn một số trò chơi không tương thích nhưng vẫn xuất hiện trên Microsoft Store.
Các nhà khoa học đã tạo được sừng tê giác nhân tạo bằng lông ngựa và bán ra thị trường chợ đen với giá rẻ, làm xáo trộn thị trường tiêu thụ sừng tê giác. Mục đích là để cứu loài tê giác khỏi bọn săn trộm, liệu kế hoạch này có thành công?
Những chiếc Surface mới nhất của Microsoft đã được bán ra, các chuyên gia đã tiến hành đánh giá và chúng ta có thể kết luận rằng: kế hoạch của hãng phần mềm lớn nhất thế giới trong việc chuyển dịch khỏi sự phụ thuộc vào Intel đã thất bại thảm hại.
Ngày 8-11, Khu Công nghệ cao TP HCM đã tổ chức Hội nghị Quốc tế Thường niên năm 2019 với chủ đề Ứng dụng Blockchain cho Đô thị Thông minh.
MoMo là ứng dụng tài chính duy nhất của Việt Nam vừa được vinh danh trong “Top 50 công ty dẫn đầu” của Danh sách 100 Công ty Công nghệ – Tài chính hàng đầu thế giới được công bố ngày 4/11/2019.
Microsoft chính thức khởi động chương trình Education Exchange 2020 – Diễn đàn Giáo dục Đổi mới Sáng tạo trên nền tảng Công nghệ thông tin tại Việt Nam, với mục đích tìm kiếm những giáo viên tiềm năng trong việc ứng dụng công nghệ vào công tác giáo dục đào tạo.