Macbook dùng chip ARM: sự lựa chọn khôn ngoan hay là một canh bạc?

Như vậy là sau nhiều năm đồn thổi, cuối cùng Apple cũng chính thức thừa nhận sẽ sớm thay thế các bộ xử lý Intel trên máy tính Mac của mình bằng các con chip ARM.

“Hất cẳng” đồng minh sau nhiều năm “cảnh báo”

Dự kiến các mẫu máy tính xách tay Macbook sẽ là “chuột bạch” đầu tiên và các bộ xử lý của Intel sẽ sớm bị “đá đít”, trước mắt là trên các dòng Macbook Air mỏng gọn. Câu hỏi đặt ra là, vì sao Apple lại đá Intel khỏi liên minh của mình sau nhiều năm, và tính khả thi của các con chip ARM trên máy tính Mac sẽ đến đâu?

Về cơ bản, có lẽ cần lật lại một chút về lịch sử về cái bắt tay giữa Apple và Intel trong việc đưa chip Intel lên máy Mac. Đó là vào giai đoạn giữa năm 2005 đến đầu 2006, với việc vén màn thế hệ máy tính Mac đầu tiên sử dụng chip Intel, Apple tuyên bố từ bỏ các con chip PowerPC cũ của IBM với lý do các bộ xử lý Intel cho xung nhịp và hiệu quả hoạt động cao hơn. Điều này cho thấy Apple đã ưu tiên về mặt hiệu năng để sử dụng chip Intel cho máy tính của mình trong suốt một thời gian dài. Và đến giờ vẫn vậy, thậm chí, một số mẫu Macbook còn được Intel ưu ái với các con chip “hàng thửa”, có nhân đồ họa hiệu suất cao hơn, giúp máy tính Mac đủ mạnh để làm các công việc nặng mà không cần đến một card đồ họa chuyên dụng như các đối thủ PC khác. 

Tuy nhiên, “ngày vui ngắn chẳng tày gang”. Sự thụt lùi về mặt tiến trình sản xuất của các con chip Intel và sự đi lên về yếu tố hiệu năng của các con chip nền ARM đã dần khiến Apple phải thay đổi suy nghĩ.

ARM đã vượt mặt X86

Từ khá lâu Táo khuyết đã đánh tiếng về việc sẽ thay thế bộ xử lý Intel trên máy tính Mac bằng các con chip ARM. Apple có lý do để làm như vậy: công nghệ sản xuất của ARM đã đi tới 5nm, và sẽ sớm đạt tiến trình 3nm, trong khi đó, suốt một thời gian dài, các con chip Intel vẫn chỉ dừng chân ở 14nm và mới đây là 10nm, điều này là quá đủ để nhận thấy lợi thế về điện năng tiêu thụ của ARM đang vượt xa Intel.

Vấn đề thứ hai nằm ở hiệu năng xử lý. Nếu như trước kia, các con chip ARM vẫn tỏ ra thua kém rất nhiều so với Intel trong xử lý tác vụ nặng, thì nay nhờ chính sự nỗ lực của APple mà khoảng cách đó đã bị xóa nhòa. Bằng chứng là các con chip A-series mà Táo khuyết đang phát triển độc quyền đang bỏ xa chính Intel về mặt hiệu năng. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các phép benchmark giữa con chip A12Z Bionic trên iPad Pro thế hệ mới và các con chip Intel trên các dòng Macbook hiện nay. Thực tế mà nói, điểm hiệu năng không phải là một thứ hoàn hảo để đánh giá giá trị sử dụng của một hệ thống xử lý, nhưng ít nhất nó cũng là một thước đo hữu ích để so sánh khoảng cách hiệu năng giữa một thiết bị di động và một thiết bị PC đang tới đâu. 

Một ví dụ là điểm số Geekbench 5, một so sánh từ Seeking Alpha cho thấy chiếc iPad Pro 2020 đã bỏ xa đối thủ cùng mức giá là Macbook Air phiên bản tiêu chuẩn với chip Core i3 thế hệ 10, và thậm chí còn so kè được với phiên bản dùng chip Core i7. Thậm chí, tính hiệu quả trong việc xử lý của A12Z Bionic còn được đánh giá cao hơn nhờ tiến trình sản xuất mới hơn nhiều, cho mức tiêu thụ điện và độ ổn định tốt hơn so với con chip Intel cao cấp nhất. Cần lưu ý rằng, đây mới chỉ là con chip A12Z Bionic – một con chip tùy chỉnh có tuổi đời 2 năm, và sắp tới, thế hệ Macbook đầu tiên, dự kiến được trang bị chip A14 tùy chỉnh với 8 nhân xử lý thì hiệu năng sẽ còn cao hơn nữa, và sẽ khiến đối thủ Intel phải “khóc ròng”.

Tương lai của Macbook “không quạt” 

Đối với chiếc iPad Pro 2020, việc trang bị thêm bàn phím Magic là một cải tiến đáng giá và giúp thiết bị thực hiện được nhiều tác vụ tương tự như những chiếc Macbook. Trong đó, hiệu năng đáng kinh ngạc của chiếc máy tính bảng này khi trình diễn trong các tác vụ nặng như chỉnh sửa video, ảnh, dựng đồ họa 3D.. còn có thể so kẻ được cả với các mẫu Macbook Pro 16 inch với con chip Core i7 9750H – con chip hiệu suất cao mạnh thứ 2 của Intel trang bị cho Macbook Pro trong năm ngoái. Thực tế, điểm hiệu năng của A12Z Bionic vẫn thua kém Core i7-9750H, nhưng cần lưu ý rằng iPad Pro là một thiết bị không hề có quạt tản nhiệt, với TDP thấp hơn nhiều và mỏng, gọn, nhẹ hơn hẳn Macbook Pro. 

Như vậy, việc Apple trang bị chip ARM cho các dòng Macbook mới sẽ nằm ở hai lý do chính là năng lượng tiêu thụ tốt hơn, thiết kế không cần quạt tản nhiệt giúp máy ngày càng mỏng nhẹ hơn, hoặc thêm không gian để tăng dung lượng pin, bổ sung modem 4G.. là những điều đáng mừng đang chờ đợi người dùng ở phía trước. Bên cạnh đó, hiệu năng của các con chip A-series tùy chỉnh cũng đã so kè được với Intel nên việc Táo khuyết “đá” Intel khỏi những chiếc máy tính xách tay của mình là điều dễ hiểu.

Nhưng cũng là một canh bạc với Apple

Việc chuyển đổi từ Intel sang ARM trên máy Mac dù có thể giải quyết được bài toán về hiệu năng và nhiệt độ, nhưng cũng thực sự là một canh bạc đối với Táo khuyết, đặc biệt là khi xét về tính tương thích của ứng dụng. Không giống như iPad, các ứng dụng cho máy Mac thường được thiết kế để đề cao tính chuyên nghiệp hơn, và phức tạp hơn. Chính vì vậy mà đôi khi, việc cho rằng iPad dùng chip A12 hiệu quả hơn Mac dùng Intel thực tế chỉ là “tưởng tượng”. Trong khi đó, điều Apple đau đầu nhất sẽ là phải cập nhật toàn bộ ứng dụng trên Mac – vốn đã được thiết kế để tương thích tốt nhất với chip Intel – giờ chuyển sang chip ARM để không gặp các vấn đề xung đột hay sụt giảm hiệu năng khi vận hàng thực tế. Đây cũng từng là”kinh nghiệm đau thương” cho Microsoft và Qualcomm khi cố tích hợp hệ điều hành Windows vào nền tảng ARM, nhưng cho đến giờ chưa hề thành công. 

Intel không phải là kẻ dễ bị “bắt nạt”

Tuy nhiên, Intel cũng không phải là một công ty dễ bị khuất phục, và họ cũng không hề ngồi yên trước viễn cảnh bị Apple bỏ rơi như vậy. Các thông số kỹ thuật về thế hệ xử lý Lakefield và tiếp theo là Tiger Lake của Intel thực sự ấn tượng, khi lần đầu tiên, công ty áp dụng một mô hình thiết kế chip tương tự như ARM, nhưng với công nghệ sản xuất tiên tiến, nâng cấp quy trình sản xuất giúp hiệu năng vốn đã mạnh giờ còn mạnh hơn sẽ là những thứ mà đối thủ ARM cần phải dè chừng.

NVTveron

Có thể bạn quan tâm
Chính phủ Mỹ xuống nước, cho phép các công ty hợp tác 5G với Huawei

Chính phủ Mỹ hôm 15/6 xác nhận một báo cáo của Reuters rằng, họ sẽ sửa đổi các lệnh cấm đối với các công ty Mỹ muốn làm ăn với Huawei, cho phép hợp tác trong việc thiết lập các tiêu chuẩn mạng 5G thế hệ tiếp theo.

Điểm hiệu năng của Vsmart Max Pro xuất hiện trên GeekBench

Vsmart Max Pro dự kiến sẽ sớm ra mắt đã đạt được điểm xử lý đơn nhân/ đa nhân lần lượt là 526 điểm và 1.650 điểm ở đánh giá hiệu năng của ứng dụng GeekBench 5.0.

Facebook bác yêu cầu chia sẻ tiền quảng cáo cho báo chí tại Australia

Facebook thẳng thừng bác bỏ nhu cầu chia sẻ tin tức báo chí và cự tuyệt việc trả tiền cho giới truyền thông ở Australia, theo đề xuất của Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) trước đó.

iPhone 12 sẽ có thiết kế tương tự iPad Pro

Theo những bức ảnh rò rỉ trên mạng, iPhone 12 của Apple sẽ có các cạnh phẳng, tương tự như các dòng thiết bị iPad Pro hiện tại.

Hãng sản xuất Trung Quốc thất bại trong nỗ lực cung cấp màn hình cho iPhone 12

Hãng sản xuất Trung Quốc BOE từng có tham vọng trở thành nhà cung ứng màn hình OLED cho sản phẩm mới của Apple, tuy nhiên đã thất bại trong việc đáp ứng tiêu chuẩn của công ty.

COLORFUL ra mắt bo mạch chủ Intel B460 với thiết kế 10 phase

Bên cạnh thiết kế 10 phase giúp cung cấp điện năng ổn định cho CPU, hai bo mạch chủ CVN B460M Gaming Pro V20 và Battle-AX B460M-HD Pro V20 còn được COLORFUL trang bị đèn LED RGB nền, tích cổng SSD M.2 hỗ trợ công nghệ Intel Optane và có giá bán phải chăng.

Dòng chảy số: Hơn 10 tấn vải thiều Lục Ngạn bán sạch trên ví Momo chỉ trong 1 ngày

Hơn 10 tấn vải thiều Lục Ngạn bán sạch trên ví Momo chỉ trong chưa đầy 1 ngày; Asanzo tung smartTV iSlim giá rẻ; 4 nhà mạng tại Việt Nam lần đầu tiên đã tiến hành ký kết dùng chung hơn 1.300 trạm thu phát sóng; một hãng xe khởi nghiệp dù chưa có sản phẩm nào nhưng giá trị thị trường thì đã vượt mặt Fold, Huyndai. Đó là bản tin nổi bật trong tuần, từ 6-13/6/2020.

HMD chính thức “khai tử” công nghệ camera trên Nokia 9 Pureview

Sự yếu kém trong việc hợp tác với Light đã khiến chiếc flagship năm ngoái của HMD thất bại. Chiếc điện thoại kế nhiệm cho Nokia 9 Pureview sẽ sử dụng hệ thống camera tương tự các flagship hiện nay.

Sony tung máy ảnh compact ZV-1 với giá 19,9 triệu đồng ở Việt Nam

Sony Việt Nam vừa chính thức công bố ra mắt mẫu máy ảnh compact ZV-1 tại thị trường Việt Nam với mức giá lên đến 19,9 triệu đồng. Sản phẩm này hướng đến người dùng thích nhỏ gọn nhưng có thể tạo ra video chất lượng cao.

Tốc độ mạng Internet Việt Nam tăng 5 bậc, xếp thứ 59 thế giới

Mạng Internet Việt Nam đạt tốc độ 47,66Mb/s trong tháng tư và xếp vị trí 59 trên toàn thế giới. Thống kê này được thực hiện bởi Ookla, công ty sở hữu ứng dụng đo tốc độ mạng Speedtest nổi tiếng.