Mã QR Code cấp cho người dân trong phòng chống dịch, liệu có an toàn?

Theo thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, người dân có thể sử dụng bất kỳ ứng dụng phòng chống dịch nào cũng sẽ được cung cấp duy nhất 1 mã QR duy nhất nên không cần phải cài nhiều ứng dụng trên điện thoại. Nhiều người vẫn thắc mắc, vậy mã QR code chứa những thông tin gì và liệu có bảo mật không?

Mã QR code từng không được đánh giá cao đột nhiên trở thành nhân tố quan trọng trong công cuộc chống dịch và trở nên phổ biến trên thế giới. Tuy vậy thực tế nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về mã QR code.

QR Code (Quick Response Code) tạm dịch “Mã phản hồi nhanh”, hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) – là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay camera của điện thoại với ứng dụng quét chuyên biệt.

Mã QR Code cấp cho người dân trong phòng chống dịch, liệu có an toàn? - ma QR 1

Tiền thân của mã QR code chính là mã vạch

Những năm 1960, khi Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng cao với sự đa dạng về hàng hóa trong những cửa hàng, siêu thị… việc tính tiền vẫn thực hiện thủ công, tốn nhiều thời gian và dễ bị sai sót, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe cổ tay của các nhân viên thu ngân. Mã vạch đã ra đời và được ứng dụng để quản lý các sản phẩm trong cửa hàng và thanh toán, giảm đáng kể công lao động của nhân viên thu ngân và kiểm kho. Theo thời gian, mã vạch trở nên phổ biến.

Sau một thời gian dài ứng dụng, mã vạch cũng bộc lộ các khuyết điểm. Chẳng hạn, mã vạch chỉ được quét theo một chiều và cần được cân chỉnh đúng, càng nhiều thông tin, mã vạch càng dài và khó khăn trong việc in mã vạch với kích thước nhỏ, mã hóa kém, dễ bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn…

Năm 1987, tiến sĩ David Allais phát triển mã vạch 2D, được xem là tiền thân của nhiều mã vạch mới xử lý các vấn đề như bảo mật, nhỏ gọn, lưu trữ nhiều dữ liệu hơn. Có thể lấy ví dụ là các mã Aztec, DataMatrix, mã Nex… Vấn đề duy nhất là các mã vạch mới này đều độc quyền nên hạn chế việc phổ biến rộng.

Mã QR Code cấp cho người dân trong phòng chống dịch, liệu có an toàn? - ma qr 2 1
Mã PDF417 tiền thân của mã QR Code và các mã 2D hiện đại

Năm 1994, Toyota cảm thấy các mã vạch hiện tại đang được sử dụng trong các nhà máy sản xuất ô tô của họ không đáp ứng được yêu cầu công việc nên đã đặt hàng công ty Denso Wave – doanh nghiệp phát triển một mã vạch mới với các yêu cầu nâng cao tốc độ đọc mã, có thể mã hóa chữ Kanji, ký tự Kana, chữ Latinh và số.

Công ty Denso Wave nhận được yêu cầu chỉ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề của mã vạch cũ như chỉ được mã hóa theo một chiều, tìm giải pháp để mã mới có thể quét dễ dàng và chứa nhiều thông tin hơn.

Mất hơn 1,5 năm nghiên cứu liên tục, mã QR code ra đời không chỉ chứa nhiều thông tin hơn mà còn có tốc độ quét nhanh hơn 10 lần. Năm 1994, Công ty Denso Wave chính thức phát hành mã vạch QR Code và được nhanh công nghiệp ô tô thông qua. Mã QR Code đã góp phần vào việc quản lý cho doanh nghiệp hiệu quả và chính xác, cũng như cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho người tiêu dùng.

Mã QR Code cấp cho người dân trong phòng chống dịch, liệu có an toàn? - ma qr 3 1
Cấu trúc mã QR

Mã QR Code có thể chứa thông tin địa chỉ web (URL), thông tin cá nhân, thông tin sản phẩm, thông tin công ty như email, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, thông tin vị trí địa lý, số bảo hiểm, tài khoản ngân hàng…

Mỗi mã vạch có thể chứa tối đa 7.089 chữ số hoặc 4.296 ký tự, bao gồm dấu câu và ký tự đặc biệt trong một mã. Số lượng ký tự càng nhiều, cấu trúc của mã càng phức tạp.
Mã QR Code từng xem là trò cười cho đến khi điện thoại thông minh trở nên phổ biến.

Dù rất thành công ở Nhật, nhưng đến tận năm 2015 mã QR Code vẫn không được các quốc gia khác đánh giá cao. Khi các thương hiệu gắn mã QR lên sản phẩm của mình, các chuyên gia cho rằng đây chỉ là hình thức quảng cáo.

Sự lên ngôi của mã vạch trên điện thoại di động

Năm 2017, khi điện thoại có thể tải được ứng dụng đọc mã QR Code dễ dàng hoặc được tích hợp sẵn mà không cần tải, vị trí của mã QR đã thay đổi. Đặc biệt các cải tiến trong công nghệ mã QR giúp các liên kết được mở nhanh hơn, gieo mầm cho những ứng dụng không chạm và đại dịch Covid-19 đã đẩy nhu cầu sử dụng mã QR lên cao.

Các nhà bán lẻ là nhóm người dùng quan tâm nhiều nhất đến mã QR, khi mã đã chứng minh được độ bền vững về tính xác thực, được độ an toàn thông tin và minh bạch thông tin với người dùng cuối.

Mã QR Code cấp cho người dân trong phòng chống dịch, liệu có an toàn? - ma QR 2
Thao tác sử dụng đơn giản, trình quét mã được tích hợp sẵn trong điện thoại.

Luật tiêu dùng có sửa đổi năm 2021 của EU yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị điện tử phải thêm một mã QR để người dùng biết thêm thông tin về sản phẩm. Song song đó doanh nghiệp cũng có thể tương tác và nhanh chóng nhận được phản hồi từ khách hàng.

Mã QR Code được cung cấp miễn phí, sử dụng đơn giản khi hầu hết các điện thoại đều tích hợp sẵn camera…, và ngày càng có nhiều ứng dụng cho mã QR, đặc biệt là ứng dụng thanh toán qua ngân hàng. Các thao tác thanh toán trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, đặc biệt các thao tác sử dụng để giao dịch gần như không chạm, cung cấp thông tin trực quan, nhanh chóng, giảm bớt nhiều quy trình xử lí của doanh nghiệp với các yêu cầu từ khách hàng. Ngoài ra mã QR Code còn được đề cao là giúp việc kinh doanh được liên tục, giảm chi phí và an toàn trước dịch bệnh.

Liệu mã QR Code có bảo mật không? Thông tin gì nên ẩn đi?

Về bản chất thì mã QR được tạo ra để có thể dễ dàng truy xuất được thông tin, do đó mã QR code không được bảo mật như các mã khác. Tuy vậy, mã QR Code được thiết kế với khả năng tùy biến cao, do đó trong tương lai mã QR chắc chắn được cải tiến để bảo mật hơn và giúp các doanh nghiệp đạt được cấp độ bảo mật mới.

Mã QR code luôn được cải tiến với sự hỗ trợ ngày càng nhiều của doanh nghiệp và các ứng dụng, mã vạch này luôn đi đầu danh sách những mã vạch được hỗ trợ nhằm chống hàng giả. Một số đơn vị phát triển, nhà nghiên cứu ở Mỹ đã gần như thành công trong việc biến mã QR 2D thành ma trận 3D. Trong đó có vô số những mật mã qr tạo nên để che đi mã thật. Và những ngành quan trọng như hàng không hay công nghệ sinh học sẽ được trải nghiệm mã QR 3D này.

Mã QR Code cấp cho người dân trong phòng chống dịch, liệu có an toàn? - ma QR 1 1
Mã QR 3D bảo mật hơn so với mã 2D

Mã QR chống dịch chứa thông tin gì? Có bảo mật không?

Mã QR là một chuỗi ký tự với cấu trúc gồm:

SỐ GIẤY TỜ | HỌ TÊN | NGÀY SINH | LOẠI ĐỊNH DANH | QID | EXT

Trong đó SỐ GIẤY TỜ là số CCCD/CMND/Hộ chiếu với 2 chế độ hiển thị, mặc định sẽ ẩn đi 6 ký tự đầu tiên, hoặc hiển thị đầy đủ (ví dụ số CMND có thể được hiển thị 12345678900 hoặc 78900).

HỌ TÊN được hiển thị đầy đủ như Nguyễn Văn A. NGÀY SINH cũng có 2 chế độ hiển thị đầy đủ và ẩn đi ngày và tháng với định dạng YYYY-MM-DD. LOẠI ĐỊNH DANH 1 là khai hộ hoặc 0 tự khai.

QID là mã người dùng do nền tảng QRQG cấp gồm 18 chữ số (123456789987654321).

Thông tin EXT gồm các thông tin mở rộng như giới tính, mã số thẻ bảo hiểm y tế, số điện thoại, chữ ký điện tử QID của người khai hộ.

Quy trình cấp mã QR cá nhân thông qua các nền tảng ứng dụng phòng chống Covid-19 chuyển tới nền tảng QRQG, sau đó chuyển đến xác nguồn thông tin để xác thực. QRQG nhận kết quả xác thực và trả về mã QR cá nhân nếu thông tin xác thực đúng hoặc thông báo thông tin chưa chính xác.

Nếu mã QR trên CCCD mới, mã QR được tạo bởi các ứng dụng thiếu mất tính năng bảo mật và mã hóa, gây lo ngại đến an toàn thông tin. Nếu thông tin trên CCCD chủ yếu tạo sự tiện lợi khi truy xuất các thông tin cơ bản thì thông tin mã QR được tạo bởi các ứng dụng phòng dịch đầy đủ hơn, bao gồm các thông tin cá nhân trên CCCD, số điện thoại, email… cùng nhiều thông tin mở rộng về một cá nhân cụ thể.

Quy trình tạo mã còn đảm bảo các thông tin cần được chính xác nhất, do đó khi được quét mã, các thông tin được cá nhân được hiển thị đầy đủ rõ ràng và có thể lưu trữ lại bằng cách chụp màn hình trên điện thoại của người quét. Nếu bị lộ có thể sử dụng các thông tin để lừa đảo, vay ngân hàng hoặc vượt qua các thao tác bảo mật khác để tấn công các tài khoản online.

Trong khi việc thanh toán bằng mã QR có thêm bước xác thực thông tin thì mã QR được tạo bởi các chương trình chống dịch chủ yếu là cung cấp thông tin cho các bên kiểm soát mà không có bất kỳ một công nghệ bảo mật nào. Do đó, thiết nghĩ nên chăng chúng ta cần có những bổ sung cải tiến mới để dữ liệu của người dân được bảo mật hơn trong thời gian tới.

Mã QR Code cấp cho người dân trong phòng chống dịch, liệu có an toàn? - QR code 2
Thêm một lớp bảo mật giảm được nhiều nguy cơ lộ thông tin cá nhân.

Cụ thể, để mã an toàn hơn, nên có thêm một lớp bảo mật xác thực để tránh người khác cố tình tìm kiếm thông tin hoặc nội dung hiển thị bảo mật hơn ẩn đi các thông tin không cần thiết. Lấy ví dụ, các các ứng dụng đi đường chỉ hiện thông tin khi người dân đồng ý, các thông tin hiển thị gồm Họ tên, năm sinh ẩn ngày tháng, 6 số cuối CCCD, chứng nhận tiêm vaccine… các thông tin khác như số BHYT, email, số điện thoại nên ẩn đi.

Hiện hầu hết ở các quốc gia, việc ứng dụng mã QR code để chống dịch chủ yếu là thanh toán không chạm, khai báo y tế mỗi nơi đến để phục vụ cho công tác truy vết… Vì vậy, rủi ro an ninh dữ liệu gần như bị loại bỏ do các thao tác tự động và không có bất kỳ người nào quét để xem thông tin trên điện thoại.

Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt Kênh trực tuyến hỗ trợ tiểu học

Sáng ngày 15/9, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học. Đây là hệ thống hỗ trợ công tác dạy – học trực tuyến cho giáo viên, phụ huynh và học sinh bậc tiểu học với sự hỗ trợ nền tảng công nghệ thông tin đến từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm xây dựng phần chuyên môn và là đầu mối kết nối với mạng lưới cơ sở giáo dục.

TP.HCM triển khai thí điểm nền tảng ứng dụng thống nhất “Y tế HCM”

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM triển khai thí điểm ứng dụng “Y tế HCM” tại quận 7, Củ Chi, Cần Giờ, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý khu công nghệ cao nhằm hỗ trợ người dân tham gia hoạt động sản xuất, lưu thông.

vivo sẽ ra mắt flagship của họ-X70 Pro, tại Việt Nam vào ngày 22/9

vivo cho biết smartphone X70 Pro, sản phẩm hợp tác giữa vivo và ZEISS, sẽ ra mắt tại Việt Nam vào ngày 22/9 tới.

Diễn đàn Chính sách Trực tuyến APAC lần 3: Chuẩn bị nguồn lực và tăng cường hợp tác

Diễn đàn Chính sách Trực tuyến lần thứ 3 do công ty Kaspersky tổ chức tập trung thảo luận về nguồn lực và khoảng cách về năng lực an toàn, an ninh mạng giữa các quốc gia trong khu vực trong bối cảnh chuyển đổi số diễn biến nhanh hiện nay.

Cảnh báo tình trạng biến tấu, bịa đặt hoàn cảnh khó khăn để kêu gọi từ thiện

Từ những nguồn tư liệu trên báo chí, mạng xã hội, một số đối tượng lừa đảo đã lấy hình ảnh, thay tên đổi họ và đưa số tài khoản cá nhân để kêu gọi từ thiện. Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, các cơ quan chính quyền, tổ chức đã đưa ra những lời cảnh báo kịp thời cho người dân để tránh lòng tốt bị lợi dụng.

iPhone 13 và 13 mini, cái nhìn khác về phiên bản giá thấp

Trong loạt iPhone 13 vừa ra mắt, iPhone 13 và 13 mini cho thấy một chiến lược thúc đẩy các dòng giá thấp hơn của Apple.

iPhone 13 có màn hình tai thỏ nhỏ hơn, có phiên bản giá rẻ

Đúng như dự đoán, dòng sản phẩm được tín đồ mong đợi nhất đêm sự kiện Apple thường niên đã được CEO Tim Cook công bố. Cụ thể, iPhone mới sẽ tiếp nối thế hệ 12 mà không bao gồm phiên bản “s”, màn hình trông thon gọn hơn và hệ thống camera được nâng cấp.

Apple iPad mini 6 với thiết kế mới thu hút hơn

Rạng sáng 15/9 theo giờ Việt Nam, Apple đã chính thức công bố mẫu iPad mini thế hệ thứ 6 để đáp ứng nhu cầu từ người hâm mộ về sản phẩm có thiết kế mới, màn hình lớn hơn và cổng USB-C.

Apple ra mắt 7 sản phẩm mới tại sự kiện California Streaming

Tại sự kiện California Streaming được diễn ra vào rạng sáng ngày 15/9/2021 (theo giờ Việt Nam), Apple đã chính thức ra mắt dòng iPad thế hệ 9, iPad mini mới, Apple Watch 7 cùng 4 dòng iPhone 13.

Apple đưa camera iPad Pro vào iPad thế hệ thứ 9

Apple vừa ra mắt iPad thế hệ thứ 9, hay iPad 9, đi kèm một vài cải tiến so với tiền nhiệm iPad 8, cùng cấu hình mẽ hơn và đặc biệt là giá khởi điểm 329 USD khá hấp dẫn.