Nền tảng video dạng ngắn thuộc sở hữu của Trung Quốc, TikTok thề sẽ thắng thế trước tòa án, sau khi dự luật này được Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa chính thức ký.
Trong động thái mới nhất, TikTok sẽ bị cấm ở Mỹ nếu công ty này không cắt đứt quan hệ với công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc trong vòng chín tháng tới, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký một dự luật thành luật vào hôm 24/4. Động thái này cũng được xem là đỉnh điểm của việc Chính quyền Washington mong muốn từ bỏ TikTok trong nhiều năm.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật yêu cầu ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ trong vòng 270 ngày. “Con đường để dự luật đến bàn làm việc của tôi là một con đường khó khăn. Đáng lẽ mọi việc phải dễ dàng hơn, và lẽ ra phải đến sớm hơn. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã làm được điều mà nước Mỹ luôn làm, chúng tôi đã vươn lên đến thời điểm hiện tại”, ông Biden nói hôm 24/4 sau khi ký dự luật.
Như vậy, nền tảng video dạng ngắn phổ biến sẽ bị xóa khỏi tất cả các cửa hàng ứng dụng, và bị các nhà cung cấp internet trên toàn nước Mỹ chặn lại, nếu việc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok không hoàn tất trước thời hạn. Đây sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tương lai của ứng dụng phát video trực tuyến ở Mỹ, làm gia tăng cuộc chiến công nghệ của Mỹ với Trung Quốc càng đến cao trào.
Đồng hồ 270 ngày đếm ngược bắt đầu sau khi Biden ký dự luật thành luật. Điều này đặt ra thời hạn vào khoảng cuối tháng 1/2025, trùng với lễ nhậm chức tổng thống mới tiếp theo. Việc gia hạn thêm ba tháng có thể sẽ do Biden hoặc ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump quyết định, nếu một trong hai tái đắc cử trở lại.
Trump gần đây cho biết, ông phản đối lệnh cấm TikTok, vì nó sẽ khiến cử tri trẻ khó chịu, và mang lại lợi ích cho công ty mẹ của Facebook, Meta. Nhưng cựu tổng thống Mỹ đã cố gắng cấm TikTok, vì lo ngại an ninh quốc gia trong nhiệm kỳ của mình, bằng hai lệnh hành pháp nhưng cả hai đều bị tòa án chặn.
Tuy nhiên, luật này dự kiến sẽ không gây ra bất kỳ sự gián đoạn ngay lập tức nào đối với TikTok, vì thách thức pháp lý sắp tới, và nhiều rào cản khác nhau đối với việc bán ứng dụng, rất có thể sẽ gây ra sự chậm trễ trong nhiều tháng.
Hiện tại, TikTok và ByteDance đã không trả lời yêu cầu bình luận nào mà đội ngũ tờ Nikkei Asia đặt ra, nhưng Giám đốc điều hành TikTok, Shou Zi Chew cho biết, công ty hy vọng sẽ chiến thắng mọi thách thức pháp lý chống lại bộ luật này.
“Hãy yên tâm – chúng tôi sẽ không đi đâu cả”, Shou Zi Chew nói trong một video đăng tải ngay sau khi Biden ký dự luật. “Sự thật và Hiến pháp đứng về phía chúng tôi và chúng tôi hy vọng sẽ thắng thế một lần nữa”. Giám đốc điều hành Shou Zi Chew trước đó cho biết, công ty sẽ tiếp tục đấu tranh để nền tảng này tiếp tục hoạt động ở Mỹ cho 170 triệu người dùng, bao gồm cả việc thực hiện các quyền hợp pháp của mình.
Năm ngoái, một thẩm phán liên bang đã chặn nỗ lực cấm ứng dụng này của bang Montana. TikTok cho rằng, luật của bang vi phạm quyền tự do ngôn luận, đây có thể sẽ là cơ sở pháp lý để TikTok thách thức bộ luật cấm mới nhất.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin cho biết trong một cuộc họp báo rằng, Trung Quốc đã nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề này, sau khi được hỏi về dự luật mới nhất. Bắc Kinh nhiều lần cáo buộc Mỹ “bắt nạt” các công ty Trung Quốc, và phản đối mạnh mẽ việc ép bán như thế. Mặt khác, việc bán TikTok sẽ không dễ dàng như vậy, bởi bất kỳ công ty hoặc nhóm nhà đầu tư nào muốn mua TikTok sẽ phải nhận được sự chấp thuận của Chính phủ Trung Quốc.
Trước giờ, các nhà lập pháp Mỹ đã lập luận rằng, TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ, đồng thời cho rằng, Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng dữ liệu của ứng dụng này để theo dõi người dùng Mỹ.
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Maria Cantwell, chủ tịch Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ, cho biết trong bài phát biểu tại Thượng viện hôm 23/4: “Quốc hội Mỹ không hành động để trừng phạt ByteDance, TikTok hay bất kỳ công ty cá nhân nào khác. Quốc hội đang hành động để ngăn chặn các đối thủ nước ngoài tiến hành các hoạt động gián điệp, giám sát, làm ảnh hưởng đến những người Mỹ dễ bị tổn thương, các quân nhân và phụ nữ, cũng như nhân viên chính phủ Mỹ”.
Ngày 23/4/2024, Bosch Việt Nam ký kết chương trình hợp tác cùng Đại học RMIT Việt Nam (Royal Melbourne Institute of Technology Vietnam) đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đầu ra cho thị trường trong nước và quốc tế.
Gần đây, Huawei đã ra mắt mẫu smartphone Pura 70 Ultra mới đi kèm với khả năng chụp ảnh đỉnh cao và nhiều điều hấp dẫn khác.
Google vừa xây dựng một mô hình AI mới có khả năng dự đoán thảm họa khí hậu ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Sàn giao dịch tiền điện tử Binance có thể sớm gặp nhiều khó khăn hơn ở Philippines, khi một cơ quan quản lý nước này yêu cầu xóa ứng dụng Binance khỏi các cửa hàng ứng dụng của Google và Apple trong nước.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Gina Raimondo cho biết, bất chấp bước đột phá về chip của Huawei, Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ nhiều năm về công nghệ này.
Mừng dịp lễ 30/4-1/5 và kỳ nghỉ kéo dài 05 ngày, Viettel ra mắt gói cước data roaming không giới hạn tới 20 quốc gia lớn với chi phí 50.000 đồng/ngày.
Công ty TikTok sẽ đưa ra tòa, nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật yêu cầu công ty mẹ ở Trung Quốc, ByteDance thoái vốn khỏi ứng dụng này.
Bằng cách cam kết triển khai các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có đạo đức và quản lý nó nghiêm ngặt, các doanh nghiệp từ đó có thể sẵn sàng khai thác tiềm năng to lớn của AI. Cách tiếp cận này bảo vệ khỏi những cạm bẫy tiềm ẩn, và tăng cường tạo ra giá trị các lâu dài.
Đối mặt với kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất – chế tạo nhanh chóng xác định những bài toán tồn đọng nội tại gây ra nhiều khó khăn trong vận hành – quản trị. Liệu có tồn tại một giải pháp nào vừa có thể tối ưu việc lưu trữ và khai thác dữ liệu từ bản vẽ, vừa tránh thất thoát thông tin – tri thức từ biến động nhân sự?
Qualcomm Technologies và Meta vừa công bố sự hợp tác nhằm tối ưu hóa việc ứng dụng các mô hình ngôn ngữ lớn Meta Llama 3 (LLMs) trực tiếp trên điện thoại thông minh, máy tính, kính VR/AR, xe hơi và các thiết bị khác.