Lợi dụng thị trường khan hiếm, nguồn chip giả tuồn vào chuỗi cung ứng

Một kỹ sư tại Oki Engineering đang kiểm tra tính xác thực của chất bán dẫn.

Sự thiếu hụt chất bán dẫn đẩy các nhà sản xuất điện tử đến việc mua nguồn hàng này đầy rủi ro vì hàng giả kém chất lượng.

Các nhà sản xuất điện tử đang vật lộn với cuộc khủng hoảng chip toàn cầu chưa từng, buộc họ phải chuyển sang các kênh cung cấp mới để đáp ứng nhu cầu. Chính điều này khiến nhiều công ty đang gặp khó khăn với các chất bán dẫn nhái, kém chất lượng hoặc tái sử dụng.

Tờ Nikkei Asia hôm 19/9 đưa tin, Giám đốc nhà sản xuất thiết bị điện tử Nhật Bản Jenesis, Junichi Fujioka, đã tận mắt trải nghiệm hiện tượng này. Theo ông, do không thể mua bộ vi điều khiển từ các nguồn thông thường, nhà máy của Jenesis ở miền nam Trung Quốc đã đặt hàng thông qua một nhà cung cấp trên sàn thương mại điện tử Alibaba. Tuy nhiên, khi các bộ vi điều khiển đến, chúng không thể bật được.

Một chuyên gia đã kiểm tra các con chip theo yêu cầu của Jenesis và nhận thấy thông số kỹ thuật của chúng hoàn toàn khác với những gì công ty đã đặt hàng, mặc dù tên nhà sản xuất trên bao bì có vẻ là hàng chính hãng. Jenesis sau đó đã tìm cách liên lạc với nhà cung cấp nhưng không thể.

Đó là một câu chuyện cảnh giác đối với các nhà sản xuất điện tử bị dụ mua “chip đang phân phối”, một thuật ngữ ám chỉ hàng tồn kho chip được bán bởi các nguồn không phải là nhà sản xuất và nhà phân phối được ủy quyền. Các quan chức trong ngành cho biết những con chip như vậy không được nhà sản xuất bảo hành và thường không rõ chúng đã được cất giữ ở đâu và như thế nào, điều này khiến các sản phẩm nhái dễ dàng lọt vào đơn đặt hàng hơn.

Lợi dụng thị trường khan hiếm, nguồn chip giả tuồn vào chuỗi cung ứng - 1 32

Các sản phẩm như vậy có thể bao gồm những con chip được lấy ra từ thiết bị điện tử bị loại bỏ và chuyển sang dạng mới, hoặc những con chip không đạt tiêu chuẩn chất lượng và lẽ ra phải được tiêu hủy. Cũng có những trường hợp sản phẩm nhái tên nhà sản xuất hoặc số model trên bao bì đựng chúng. Sự phổ biến ngày càng tăng của chip giả thậm chí đã thúc đẩy một loại hình kinh doanh mới.

Oki Engineering, công ty con của Oki Electric Industry có trụ sở tại Tokyo, chuyên cung cấp dịch vụ xác minh chip để giúp các nhà sản xuất thiết bị điện tử loại bỏ các chip bị lỗi trước khi chúng đến với thiết bị. Công ty cho biết, một lượng lớn các thành phần đáng ngờ đã được gửi đến các văn phòng của họ ở Tokyo, nơi gần 20 kỹ sư đưa chúng qua một loạt các bài kiểm tra bằng laser, kính hiển vi, tia X và các thiết bị khác. Việc kiểm tra bao gồm làm tan chảy các gói chip hoặc vỏ bọc bên ngoài, để kiểm tra logo của nhà sản xuất, cũng như xem xét các mẫu dấu vết trên chip silicon và các đặc tính vật lý khác.

Chủ tịch Masaaki Hashimoto của Oki Engineering cảnh báo: “Các nhà sản xuất bán dẫn đang tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp chip vì sự thiếu vắng dù chỉ một thành phần cũng đủ khiến họ không thể vận chuyển sản phẩm của mình. Nhưng một khi một chất bán dẫn giả đã được lắp ráp vào một thiết bị thì quá muộn để làm bất cứ điều gì đối với nó”.

Được biết, Oki Engineering bắt đầu cung cấp dịch vụ kiểm tra vào tháng 6 và đã nhận được khoảng 150 yêu cầu vào tháng 8, trong đó nhiều nhất là yêu cầu đến từ các nhà sản xuất máy móc công nghiệp và thiết bị y tế. Sau khi kiểm tra khoảng 70 trường hợp, các thanh tra viên đã tìm thấy khoảng 30% trong số đó là chip có vấn đề.

Trong phát hiện của mình, Oki Engineering cho biết một dấu hiệu đáng chú ý đối với các sản phẩm nhái chính là bề ngoài bao bì chip. Thông thường, một dấu tròn nhỏ được khắc trên các bao bì để hiển thị hướng lắp đặt. Trong một số trường hợp, các sản phẩm nhái có dấu tròn ở vị trí sai như khung dẫn hoặc điểm kết nối chip với bảng mạch in. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp các nhà cung cấp chip giả thay đổi các con số được ép vào phần trên của bao bì để ngụy tạo ngày sản xuất thực tế.

Lợi dụng thị trường khan hiếm, nguồn chip giả tuồn vào chuỗi cung ứng - 3 7
Một chip chính hãng phía trên có dấu tròn hoặc dấu chỉ số ở phía dưới bên trái, trong khi một chip nhái không có ở dưới.

Dịch vụ của Oki Engineering nhằm “xác minh hiệu suất và độ tin cậy của chất bán dẫn cho người dùng sẵn sàng mua từ các nhà cung cấp ngoài miễn là công suất của chúng không thay đổi”. Việc một số công ty như Huawei tích trữ càng nhiều chip càng tốt và siết chặt chuỗi cung ứng thông thường trước khi bị Mỹ hạn chế mua chip đã mở cánh cửa cho nhiều nhà cung cấp ngoài xuất hiện. Ngoài chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nhu cầu về chip đã bùng nổ do một số yếu tố, bao gồm doanh số PC tăng, sự gia tăng của xe điện và sự xuất hiện của công nghệ mạng 5G.

TSMC, nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới, dự báo tình trạng thiếu chip sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khoảng năm 2023.

Theo Nikkei Asia

Có thể bạn quan tâm
Triển khai ứng dụng Tìm người thân – Danh sách người mất vì Covid-19

Ứng dụng “Tìm người thân – Danh sách người mất vì Covid-19” đã được đưa vào thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 13/9, giúp các thân nhân tra cứu các thông tin cụ thể về bệnh nhân đang được điều trị, những ai đã qua đời vì Covid-19 tại các cơ sở y tế, cũng như truy tìm người thân được an táng, hỏa táng.

Kết thúc kỳ án: Bẻ khóa gần 2 triệu chiếc điện thoại, lĩnh án 12 năm tù

Muhammad Fahd, một công dân Pakistan và Grenada đã bị kết án 12 năm tù giam, vì cầm đầu một kế hoạch bẻ khóa trái phép gần hai triệu điện thoại để trục lợi, khiến nhà mạng Mỹ AT&T thiệt hại hơn 200 triệu USD.

Những khoảng trống về tâm sinh lý sau một thời gian dài giãn cách và đi làm trở lại

Tình hình dịch bệnh ở TP.HCM dù vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng chắc chắn trong thời gian ngắn tới, thành phố sẽ mở cửa lại và các hoạt động sẽ trở lại bình thường. Đây là lúc mọi người cần phải làm quen với cuộc sống “bình thường mới” sau một thời gian dài đã quen với cách làm việc ở nhà, từ xa.

Tesla sẽ dùng tia laser thay cần gạt nước làm sạch kính chắn gió

Dùng tia laser để làm sạch kính chắn gió thay cho cần gạt nước, một ý tưởng ngỡ chừng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng, nhưng lần này nó lại xuất hiện thực tế trên một bằng sáng chế mới mà hãng xe điện Tesla vừa đăng ký.

Phân khúc smartphone cao cấp sẽ thuộc về ai?

Dữ liệu mới nhất từ Counterpoint cho thấy Apple đã giành được thị phần thậm chí còn lớn hơn trong phân khúc smartphone cao cấp năm nay trước các đối thủ Android.

iPhone 13 đạt doanh số lớn tại Trung Quốc

Một báo cáo mới đến từ South China Morning Post cho thấy đang ngày càng nhiều người dùng Trung Quốc quan tâm đến việc đặt hàng sớm loạt iPhone 13 mới ra mắt của Apple.

Gỡ rối “ma trận” ứng dụng phòng chống COVID-19

Việc có quá nhiều ứng dụng khai báo y tế và quản lý phòng chống COVID-19 được các đơn vị triển khai đang khiến người dân lúng túng và gặp khó khăn trong việc sử dụng. Chúng ta chỉ nên có một ứng dụng chính và một cơ sở dữ liệu gốc để người dân có thể đồng hành cùng Chính phủ chống dịch.

Đã đến lúc có thể dùng tài khoản mà không cần mật khẩu

“Từ nay người dùng có thể tạm biệt mật khẩu khi sử dụng tài khoản Microsoft” – mở đầu một bài viết của mình, Vasu Jakkal, Phó Chủ tịch phụ trách Bảo mật, Tuân thủ và Danh tính thông báo.

Mã QR Code cấp cho người dân trong phòng chống dịch, liệu có an toàn?

Theo thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, người dân có thể sử dụng bất kỳ ứng dụng phòng chống dịch nào cũng sẽ được cung cấp duy nhất 1 mã QR duy nhất nên không cần phải cài nhiều ứng dụng trên điện thoại. Nhiều người vẫn thắc mắc, vậy mã QR code chứa những thông tin gì và liệu có bảo mật không?

Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt Kênh trực tuyến hỗ trợ tiểu học

Sáng ngày 15/9, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học. Đây là hệ thống hỗ trợ công tác dạy – học trực tuyến cho giáo viên, phụ huynh và học sinh bậc tiểu học với sự hỗ trợ nền tảng công nghệ thông tin đến từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm xây dựng phần chuyên môn và là đầu mối kết nối với mạng lưới cơ sở giáo dục.