Loạt thách thức Apple đang phải đối mặt trên toàn thế giới

Loạt thách thức lớn nhất của Apple, từ AI đến Trung Quốc. Ảnh: @investorsobserver.

Apple từng là ông vua không thể tranh cãi của thế giới công nghệ, giờ đây lại đang bị tấn công trên nhiều mặt trận.

Nhu cầu của người Trung Quốc đối với các sản phẩm của Apple đang giảm dần. App Store đang bị các cơ quan quản lý Châu Âu chỉ trích. Và họ vừa hủy một dự án ô tô từng được xem là một trong những điều lớn lao tiếp theo của thương hiệu.

Trong những chuỗi quá trình đó, mức định giá của Apple cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi đạt giá trị vốn hóa thị trường ở cột mốc lịch sử 3 nghìn tỷ USD vào năm ngoái, Apple đã mất đi hàng trăm tỷ USD trong những tuần gần đây. Và giờ đây, Microsoft Corp đối thủ, đôi khi là đồng minh của Apple – đã thay thế Apple để trở thành công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới. Dưới đây là những thách thức mà Apple đang phải đối mặt trên toàn thế giới:

Áp lực ở Liên minh Châu Âu (EU)

Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số của khu vực Liên minh Châu Âu sẽ có hiệu lực vào tuần này. Vì thế, hệ sinh thái công nghệ vốn khuyến khích người dùng phần cứng của Apple mua các sản phẩm và dịch vụ khác của Apple sẽ phải gặp mối đe dọa nghiêm trọng. Lần đầu tiên, khách hàng sẽ có thể tải xuống phần mềm từ bên ngoài App Store. Người dùng cũng có thể khai thác các hệ thống thanh toán thay thế, dù Apple từ lâu đã phản đối những thay đổi như vậy, cho rằng chúng sẽ làm suy yếu trải nghiệm người dùng, và tính bảo mật của phần mềm của họ.

Ngoài ra, EU đã trừng phạt Apple trong tuần này với mức phạt gần 2 tỷ USD, vì cuộc điều tra cáo buộc hãng này kiềm hãm, cản trở các đối thủ phát nhạc trực tuyến, bao gồm cả Spotify.

Vụ kiện mới của Bộ Tư pháp Mỹ

Bộ Tư pháp Mỹ đã làm việc trong 5 năm để giải quyết vụ kiện của riêng mình chống lại Apple, và hiện đang tiến gần hơn đến việc nộp đơn kiện trong một sự vụ mới. Bộ này khẳng định, các cơ quan thực thi chống độc quyền cáo buộc rằng, Apple đã áp đặt các giới hạn về phần mềm và phần cứng trên iPhone và iPad, khiến các đối thủ khó cạnh tranh hơn. Những người nắm rõ vấn đề này cho biết, vụ kiện dự kiến ​​diễn ra vào cuối tháng 3 này.

Áp lực bắt kịp AI

Kể từ khi ChatGPT của OpenAI bùng nổ trong nhận thức của công chúng vào năm 2022, các công ty công nghệ đã chạy đua để bổ sung nhiều tính năng AI tạo sinh hơn — công nghệ có thể tạo ra văn bản, hình ảnh và video phức tạp dựa trên những lời nhắc đơn giản.

Rõ ràng là Apple đã vắng mặt trong cơn sốt này, làm dấy lên lo ngại rằng, hãng này đang tụt lại phía sau trong một lĩnh vực mới quan trọng. Công ty đã đảm bảo với các nhà đầu tư rằng, AI từ lâu đã được tích hợp vào phần mềm và dịch vụ của mình, nhưng rõ ràng là Apple cần phải tạo được tiếng vang lớn hơn.

Điều đó có thể đến vào tháng 6, khi Apple tổ chức hội nghị các nhà phát triển hàng năm. Phát biểu tại cuộc họp thường niên của công ty vào tháng trước, Giám đốc điều hành Tim Cook tuyên bố sẽ đột phá nền tảng mới thuộc lĩnh vực AI trong năm nay.

Sự suy thoái ở Trung Quốc

Apple đã phải vật lộn với tình trạng sụt giảm doanh số iPhone ở Trung Quốc trong nhiều tháng qua, và dường như tình trạng này vẫn chưa dừng lại. Theo số liệu mới từ Counterpoint Research, doanh số bán iPhone tại nước này đã giảm đáng ngạc nhiên 24% trong sáu tuần đầu năm nay. Theo dữ liệu của Counterpoint, Huawei, Vivo, có trụ sở tại Trung Quốc, đã nổi lên trở thành những nhà cung cấp hàng đầu cho đất nước này.

Trong nỗ lực thúc đẩy nhu cầu, Apple đã tung ra các đợt giảm giá hiếm hoi trên cửa hàng trực tuyến của mình vào tháng 1. Và các đại lý địa phương đang giảm giá iPhone tới 180 USD.

Có lẽ đáng lo ngại hơn là những hạn chế về việc sử dụng công nghệ nước ngoài tại các văn phòng Chính phủ Trung Quốc đang ngày càng lan rộng. Khi căng thẳng địa chính trị với Mỹ ngày càng gia tăng, sự phụ thuộc của Apple vào quốc gia này – vừa là thị trường vừa là trung tâm sản xuất đang có vấn đề thực sự.

Apple Car không còn nữa

Khi tin tức về việc Apple kết thúc dự án ô tô của mình, các nhà đầu tư đã vui mừng trước động thái này. Suy cho cùng, điều đó có nghĩa là Apple không còn chi hàng tỷ đô la cho nỗ lực lâu dài nữa.
Nhưng sự sụp đổ của dự án ô tô cuối cùng đã khiến Apple cũng mất đi nguồn kiếm tiền lớn.

Cuộc chiến pháp lý về đồng hồ thông minh

Trong một động thái hiếm hoi, Apple gần đây đã phải ngừng bán các phiên bản đồng hồ có cảm biến oxy trong máu – kết quả của cuộc chiến pháp lý với nhà sản xuất thiết bị y tế Masimo Corp.

Mặc dù Apple đã có thể vô hiệu hóa tính năng này và đưa đồng hồ của mình trở lại thị trường, nhưng đó là một trở ngại pháp lý đáng xấu hổ đối với một công ty hiếm khi phải chịu đựng những điều đó. Việc mất tính năng đo oxy trong máu cũng có thể cản trở nỗ lực của Apple trong việc bổ sung các chức năng trong tương lai cho đồng hồ thông minh, chẳng hạn như chức năng đo huyết áp và ngưng thở khi ngủ.

Có thể bạn quan tâm
Cựu kỹ sư Google bị truy tố vì ăn cắp bí mật AI để hỗ trợ các công ty Trung Quốc

Linwei Ding bị buộc bốn tội trộm cắp bí mật thương mại. Nếu bị kết án, anh ta phải đối mặt với án tù 10 năm cho mỗi tội danh.

Ban quản lý OpenAI cáo buộc Elon Musk đạo đức giả

Elon Musk, người tham gia thành lập công ty khởi nghiệp OpenAI, gần đây đã đệ đơn kiện công ty này với cáo buộc OpenAI đi chệch khỏi các nguyên tắc của một tổ chức phi lợi nhuận.

Dell giới thiệu loạt AI PC thương mại và máy trạm di động

Dell đã giới thiệu danh mục AI PC thương mại và máy trạm di động để nâng cao năng suất cho doanh nghiệp và người lao động trong kỷ nguyên AI.

Tấn công vào thiết bị di động gia tăng, phổ biến qua phần mềm quảng cáo

Trong năm 2023, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn 33,8 triệu cuộc tấn công trên thiết bị di động, cao hơn 50% so với năm trước. Theo đó, mối đe dọa nhắm vào thiết bị di động phổ biến nhất chính là phần mềm quảng cáo, chiếm đến 40,8% tổng số mối đe dọa đã được Kaspersky phát hiện.

Apple phát hành iOS 17.4, tuân thủ đạo luật DMA của Liên minh châu Âu

Apple vừa chính thức phát hành iOS 17.4, một trong những bản cập nhật lớn nhất trong lịch sử công ty bởi nó được phát hành nhằm đáp ứng đạo luật DMA của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ ngày 6/3.

Cisco công bố tính năng Nhận diện Thông minh – kết hợp danh tính, mạng và bảo mật

Cisco Identity Intelligence (Nhận diện thông minh) là tính năng đầu tiên trong nhóm Security Cloud cải tiến vừa được Cisco công bố. Cùng với những sự đổi mới liên tục về trí tuệ nhân tạo (AI), sự ra mắt tính năng mới này hướng tới tầm nhìn của Cisco về một nền tảng bảo mật đa miền hợp nhất.

TikTok tiếp tục đối mặt với nhiều sức ép ở Mỹ trong dự luật mới

Giới lập pháp Mỹ vừa giới thiệu Dự luật Bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng được kiểm soát bởi đối thủ nước ngoài. Đây là nỗ lực mới nhất của Chính quyền Washington, nhằm cấm TikTok ở Mỹ.

Loạt dịch vụ của Meta hoạt động trở lại sau khi gặp sự cố toàn cầu: Điều gì đã xảy ra?

Nhóm ứng dụng của Meta bao gồm Facebook, Messenger, Instagram và Threads đã gặp phải sự cố kỹ thuật vào đêm qua 5/3, với hàng trăm nghìn người dùng báo cáo lỗi khi truy cập các dịch vụ. Người dùng Facebook tại Việt Nam cũng một phen hốt hoảng vì tưởng tài khoản mình bị hack.

Intel khoe cỗ máy 400 triệu USD để sản xuất chip siêu mạnh

Vào tháng 12/2023, Intel được báo cáo là công ty đầu tiên mua cỗ máy quang khắc cực tím (EUV) mới nhất của ASML, còn được gọi là EUV High-NA, với giá 400 triệu USD. Giờ đây, công ty bắt đầu khoe sản phẩm này.

Start-up Việt ra mắt trình duyệt web Herond chặn quảng cáo

Herond Labs, một start-up công nghệ tại Việt Nam vừa chính thức ra mắt trình duyệt web Herond (Herond Browser) với nhiều tính năng tiên tiến hỗ trợ người dùng trên các hệ điều hành Windows và MacOS.