Lo lắng vì virus corona, coi chừng “dính” virus trên mạng

Nỗi lo lắng dịch bệnh Covid-19 không của riêng ai, dựa vào nỗi lo này những tin tặc tăng cường hoạt động, người dùng gặp phải nhiều nguy cơ ngồi nhà vẫn mất tài khoản mạng lẫn mất tiền. Những điều cần ghi nhớ để không trở thành nạn nhân.

Cùng với sự lây lan của virus Corona, các loại virus máy tính đã kịp theo sự lo sợ và thiếu cảnh giác mà lan tỏa, Chỉ cần lơ đễnh hoặc bị thu hút tin giật gân ‘ăn theo Corona’ là mắc bẫy tội phạm mạng. Đáng chú ý, nhiều người dùng là nhân viên của các công ty đang làm việc từ xa trên máy tính gia đình, điều này dễ dẫn tới nguy cơ tin tặc thâm nhập dữ liệu công ty thông qua máy tính nạn nhân.

Người dùng sập bẫy vì hoang mang tin tin giả 

Tin giả (fake news) là chiêu thức ưu tiên của tội phạm mạng để lừa số đông nạn nhân mắc bẫy. Theo ghi nhận từ ngày 13/2 đến 1/4, hầu hết lượng email lừa đảo (phishing) đính kèm các loại mã độc lần lượt AgentTesla (45%), NetWire (30%), LokiBot (8%) và HawkEye (7%) nhằm đánh cắp thông tin tài chính và dữ liệu cá nhân, thuộc ba nhóm chính gồm: spyware (65%), loại tạo cửa sau để thâm nhập máy tính backdoor (31%), và loại mã hóa dữ liệu tống tiền nạn nhân Ransomware (4%).

Lo lắng vì virus corona, coi chừng “dính” virus trên mạng - covid 9 malwareĐiều này liên quan con số 18 triệu email lừa đảo và đính kèm mã độc bị hệ thống bảo mật của Gmail chặn chỉ trong một ngày trong thời gian dịch virus corona. Số email lừa đảo nhắm đến doanh nghiệp nhiều gấp 4,8 lần so với người dùng cuối.

Đừng bị lừa vì cả tin

Mã độc được gửi kèm trong nhiều dạng email, như thư giả của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và kêu gọi người dùng quyên tiền góp quỹ chống dịch COVID-19 qua… tiền kỹ thuật số Bitcoin (BTC).

Một thư giả mạo WHO đánh lừa người dùng quyên tiền số Bitcoin

Thư giả mạo hóa đơn thanh toán đính kèm file chứa mã độc

các phiên bản giả bản đồ theo dõi số liệu về virus-corona trên thế giới tương tự như của Đại học Johns Hopkins nhưng lại lén thu thập thông tin và đính kèm mã độc, từ đó thực hiện các dạng đánh cắp thông tin tài chính hay dữ liệu quan trọng của nạn nhân”.

Ở quy mô và cấp độ lớn hơn, băng nhóm tội phạm mạng tấn công cả hệ thống bệnh viện, nắm giữ dữ liệu và các dịch vụ y tế làm ‘con tin’ với mã độc Ransomware mã hóa các dữ liệu quan trọng tống tiền. Một số cơ quan y tế và bệnh viện như 10x Genomics (Mỹ), Trung tâm nghiên cứu dược Hammersmith Medicines Research (Anh), Bệnh viện Đại học Brno (CH Séc) đã trở thành nạn nhân của ransomware. Tội phạm mạng gửi thư giả mạo đính kèm tập tin văn bản Word (Doc) nhúng mã độc. Tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế (Interpol) đã cảnh báo về vụ việc này vào đầu tháng 4.

Bản đồ các vụ tấn công mạng bằng nhiều hình thức trong thời gian dịch bệnh COVID-19 do Microsft ghi nhận ngày 7/4

An toàn thông tin, an toàn sức khỏe

Các doanh nghiệp đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ thường không có các quy tắc và chính sách an toàn thông tin nên dễ trở thành mục tiêu của tội phạm mạng khi nhân viên làm việc từ xa tại nhà.“Họ có thể vừa làm việc thao tác trên dữ liệu quan trọng của công ty vừa xem tin tức về dịch bệnh, vừa tải các thông tin hay đọc email công việc bao gồm email lừa đảo. Nguy cơ càng tăng cao khi họ thiếu kiến thức về an toàn thông tin khi sử dụng máy tính kết nối mạng, không dùng các phần mềm bảo mật có tường lửa, hệ thống cảnh báo thâm nhập, phòng vệ cho kết nối mạng Wi-Fi, bộ lọc thư rác đáng nghi, và cả công cụ bảo vệ giao dịch tài chính trực tuyến an toàn như Kaspersky Internet Security hay các bộ phần mềm bảo mật trọn gói khác.”, ông Ngô Trần Vũ tư vấn.

Năm 2019, tính riêng thị trường Việt Nam, virus máy tính gây thiệt hại ước tính 20,9 ngàn tỷ đồng (902 triệu USD), tăng cao so với 14,9 ngàn tỷ đồng của năm 2018, và dự báo năm 2020 không mấy khả quan. Có đến 8/10 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus, ước tính con số ghi nhận lên đến 85,2 triệu máy tính bị nhiễm, trong đó là sự gia tăng lây nhiễm của các virus dạng mã hóa dữ liệu tống tiền nạn nhân (ransomware) tăng 12% so với năm 2018, tương đương 1,8 triệu dữ liệu máy tính bị vô hiệu hóa đòi ‘tiền chuộc’. Người làm việc tại nhà thường xuyên kết nối mạng nên tìm hiểu thông tin an toàn thông tin – bảo mật bên cạnh tin tức về dịch bệnh COVID-19 từ các báo điện tử uy tín, trang tin công nghệ đáng tin cậy, tránh truy cập vào các mạng chia sẻ nội dung khiêu dâm và phần mềm lậu dễ bị sập bẫy đính kèm mã độc của tin tặc.

Phan Thành

iPhone SE 2020 xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam, giá từ 12,7 triệu đồng

Chiều ngày 23/4, chiếc điện thoại iPhone SE 2020 đã chính thức xuất hiện tại TP.HCM với mức giá từ 12,7 triệu đồng, sớm hơn lịch bán dự kiến của Apple.

Thực trạng nguồn lực IT và nhu cầu tuyển dụng đáp ứng xu hướng công nghệ mới

Báo cáo “Thực trạng nhân lực IT và Kế hoạch tuyển dụng đáp ứng công nghệ mới” do Navigos Group vừa công bố bao gồm những thông tin khá chi tiết về những mảng công việc trong ngành IT đang thiếu, mức lương, xu hướng công nghệ cũng như nguồn lực thay thế.

Doanh thu Huawei “dậm chân tại chỗ” trong Q1/2020

Rắc rối kép từ phía chính quyền Tổng thống Trump và đại dịch Covid-19 đã khiến doanh thu của Huawei ảnh hưởng trầm trọng, theo báo cáo thường niên vừa được hãng công bố.

Gần 25.000 email và mật khẩu WHO, Gates Foundation bị hack

Những tổ chức nặc danh đang tạo tiếng vang trên các diễn đàn công nghệ, khi công bố rằng sở hữu gần 25.000 địa chỉ email và mật khẩu của các tổ chức lớn như WHO, Gates Foundation, NIH (trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ),…

Khi các vận động viên làm việc tại nhà

Các vận động viên chuyên nghiệp ở khắp nơi trên thế giới vẫn đang miệt mài luyện tập để giữ phong độ theo cách riêng của mình trong dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Thủ tướng chấp thuận sống trong có dịch, một số lĩnh vực hoạt động từ 23/4

Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 chiều 22/4, Thủ tướng đã đồng ý tình trạng sống trong trạng thái có dịch, chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, song song với phát triển kinh tế xã hội và nhấn mạnh người dân “vui mừng nhưng cảnh giác”.

Ra mắt Messenger Kids: giúp trẻ kết nối bạn bè dưới sự kiểm soát của phụ huynh

Ngày 22/4, Facebook chính thức giới thiệu Messenger Kids tại hơn 70 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Đây là ứng dụng nhắn tin và gọi video giúp trẻ kết nối với bạn bè và gia đình dưới sự kiểm soát của phụ huynh.

Người Mỹ bỏ ra 2,8 triệu đồng cho một lần xét nghiệm Covid-19 tại nhà

Bộ xét nghiệm Covid-19 mang tên “Pixel” được sản xuất bởi công ty LabCorp đã được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA phê chuẩn cho mục đích sử dụng khẩn cấp.

Ngắm hành tinh xinh đẹp kỷ niệm “50 năm Ngày Trái Đất”

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất (22/4), hãy cùng ngắm và khám phá trái đất xinh đẹp của chúng ta để hiểu thêm, yêu quý và gìn giữ môi trường.

Việt Nam cần làm gì sau dịch?

Dịch Covid-19 tràn tới gây ra rất nhiều hệ lụy, bẻ gãy nhiều cấu trúc mong manh mà trước đây, khi chưa đụng phải những thử thách lớn, vẫn tồn tại. Vậy Việt Nam cần làm gì sau dịch? Câu trả lời rất ngắn gọn “Chuyển đổi”.