Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật yêu cầu thoái vốn, hoặc cấm TikTok thành luật chính thức. TikTok cho biết họ sẽ thách thức luật này trước tòa án với lý do vi phạm Tu chính án thứ nhất. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, lập luận về an ninh quốc gia của Quốc hội Mỹ vẫn có thể chiến thắng, trước những lo ngại về quyền tự do ngôn luận ngay tại tòa án.
Theo đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật trong tuần này buộc chủ sở hữu ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok, nếu không ứng dụng này sẽ bị loại khỏi các cửa hàng ứng dụng di động đang hoạt động tại thị trường Mỹ. Tổng thống Joe Biden đã ký dự luật này thành luật chính thức vào ngày 24/4 vừa qua.
Phía công ty mẹ ByteDance hiện có 9 tháng để thoái vốn khỏi nền tảng video dạng ngắn, bằng không ứng dụng này sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường Mỹ. Nhưng luật mới được ban hành có thể sẽ gây ra một cuộc chiến khó khăn tại tòa án.
Giờ đây, điều tiếp theo sẽ là một cuộc chiến pháp lý toàn diện. TikTok đã tuyên bố sẽ “chuyển đến các tòa án”, nơi họ có kế hoạch thách thức luật này, vì cho rằng luật rõ ràng đã vi phạm rõ các quyền của Tu chính án thứ nhất của 170 triệu người Mỹ trên TikTok.
Các bên khác như cộng đồng người sáng tạo TikTok, có thể đưa ra các thách thức pháp lý riêng biệt trong những tuần tới. Nhưng liệu những thách thức pháp lý này có hiệu quả không?
Elettra Bietti, trợ lý giáo sư luật và khoa học máy tính tại Đại học Đông Bắc nước Mỹ lưu ý, ByteDance vẫn chưa chính thức đệ đơn kiện, nhưng Bietti cho biết cô tiên đoán thách thức của công ty TikTok chủ yếu tập trung vào việc liệu lệnh cấm có vi phạm các quyền tự do ngôn luận hay không. Cô nói thêm, các vụ kiện tụng có thể bổ sung các lập luận liên quan đến các tác nhân thương mại của TikTok, chẳng hạn như các doanh nghiệp, và những người có sức ảnh hưởng lớn, người sáng tạo đã và đang kiếm sống trên nền tảng này.
Trong thực tế, những nỗ lực trước đây nhằm cấm hoặc buộc bán TikTok thường không thành công trước tòa. Lệnh cấm TikTok năm 2020 của Donald Trump đã bị một thẩm phán liên bang dừng lại, người cho rằng lệnh này có thể vượt quá thẩm quyền hành pháp.
Thậm chí, một đạo luật của bang Montana cố gắng cấm ứng dụng này đã bị thẩm phán liên bang bác bỏ vào năm 2023, người này cho rằng luật cấm đã vượt quá quyền lực của bang, và có thể vi phạm Tu chính án thứ nhất.
Tuy nhiên, lần này sự việc có thể sẽ khác vậy nguyên nhân là do đâu? Các chuyên gia quốc tế nói với Tạp chí Business Insider (BI) rằng, Quốc hội Mỹ đang lập luận rõ, TikTok gây ra rủi ro an ninh quốc gia, và các tòa án có xu hướng phải chiều theo các cơ quan quản lý khi liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia. Chính phủ liên bang có nhiều thẩm quyền về vấn đề đó hơn một bang như Montana.
Matthew Schettenhelm, nhà phân tích kiện tụng cấp cao tại Bloomberg Intelligence, nói với BI: “Tòa án sẽ xem xét giá trị của vụ án, nhưng sẽ trên cơ sở tôn trọng Quốc hội Mỹ nhiều hơn, vì các tòa án biết rằng, Quốc hội Mỹ hiểu rõ hơn nhiều về các rủi ro an ninh quốc gia so với chính các thẩm phán tại tòa”. Vì thế, Matthew Schettenhelm ước tính luật mới này có 70% cơ hội sống sót, sau một loạt các thử thách pháp lý sẽ diễn ra tại tòa.
Ở một góc độ khác, hạn chế quyền tự do ngôn luận sẽ là một vấn đề lớn đối với luật mới, nếu cốt lõi của luật không đặt lợi ích an ninh quốc gia vào. Các chuyên gia pháp lý nói với BI rằng, mặc dù các lập luận về Tu chính án thứ nhất được tòa án ủng hộ, nhưng những lo ngại về an ninh quốc gia cũng có nhiều ảnh hưởng thực sự.
GS Hans, phó giáo sư luật tại Trường Luật Cornell cho biết: “So với quyền tự do ngôn luận, an ninh quốc gia cũng là một con át chủ bài, và chính phủ thường thắng khi tuyên bố điều đó. Câu hỏi đặt ra cho tôi là, con át chủ bài nào mà tòa án cho là có giá trị hơn?”.
Còn Patrick Toomey, phó giám đốc dự án của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ nhận định: “Nhiều lời kêu gọi cấm hoàn toàn TikTok ở Mỹ là nhằm ghi điểm chính trị và bắt nguồn từ tình cảm chống Trung Quốc. Và cho đến nay, các bước cấm TikTok này vẫn chưa có các bằng chứng công khai cụ thể hỗ trợ”, nhưng một số chuyên gia pháp lý khác lưu ý rằng, đây vẫn là một quân bài mạnh để chơi.
Theo các chuyên gia pháp lý, bằng chứng mà Chính phủ Mỹ đưa ra tòa để chứng minh rằng, TikTok là một rủi ro an ninh quốc gia sẽ là trọng tâm trong các vụ kiện sắp tới. Họ phải chứng minh được rằng, việc buộc phải thoái vốn hoặc cấm hoàn toàn TikTok là điều cần thiết.
Lena Shapiro tại Đại học Illinois cho biết: “Không thể chỉ là kết luận suông hay nói cách khác kiểu “Chúng tôi nghĩ rằng có mối đe dọa an ninh quốc gia. Vì vậy, chúng tôi nên cấm ứng dụng này”, mà họ phải cung cấp các bằng chứng“.
Có thể thấy, bộ luật đa đảng mới của Quốc hội Mỹ là đỉnh điểm của nhiều năm tấn công từ Washington vào hoạt động của TikTok. Các chính trị gia lo ngại chủ sở hữu ByteDance, có trụ sở chính tại Trung Quốc, có thể bị buộc phải chia sẻ dữ liệu người dùng Mỹ với Trung Quốc, vì Luật Tình báo Quốc gia hiện hành. Các quan chức Mỹ cũng đưa ra quan ngại rằng, Trung Quốc có thể sử dụng TikTok để kiểm duyệt hoặc quảng bá thông tin, thậm chí gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử để phục vụ lợi ích riêng của mình.
Phía TikTok đã phủ nhận cả hai tuyên bố này. Người phát ngôn của TikTok nói với BI trong một tuyên bố: “Chúng tôi tin rằng, sự thật và luật pháp rõ ràng đứng về phía chúng tôi, và cuối cùng chúng tôi sẽ thắng thế. Chúng tôi đã đầu tư hàng tỷ đô la để giữ an toàn cho dữ liệu của người dùng Mỹ, và nền tảng của chúng tôi không bị ảnh hưởng hay bị thao túng từ bên ngoài”.
Lợi ích của mạng 5G rất lớn và phong phú, nhưng việc áp dụng công nghệ này vào các ngành khác nhau mới là mục tiêu cuối cùng. Chúng ta hãy xem xét 10 lĩnh vực đang và sẽ được hưởng lợi từ công nghệ mạng 5G ngày nay.
Apple vừa giới thiệu mô hình đa ngôn ngữ (LLM) nguồn mở có tên OpenELM (hay mô hình ngôn ngữ hiệu quả nguồn mở), không lâu sau khi công ty giới thiệu ReALM – một mô hình AI cỡ nhỏ nhanh hơn GPT-4.
Apple chứng kiến doanh số bán iPhone giảm 19% trong ba tháng đầu năm tại Trung Quốc. Điều này một phần không nhỏ do sự ra mắt của điện thoại thông minh Mate 60 của Huawei, vốn đi kèm với chip cao cấp hỗ trợ kết nối di động 5G thế hệ tiếp theo.
Nền tảng video dạng ngắn thuộc sở hữu của Trung Quốc, TikTok thề sẽ thắng thế trước tòa án, sau khi dự luật này được Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa chính thức ký.
Ngày 23/4/2024, Bosch Việt Nam ký kết chương trình hợp tác cùng Đại học RMIT Việt Nam (Royal Melbourne Institute of Technology Vietnam) đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đầu ra cho thị trường trong nước và quốc tế.
Gần đây, Huawei đã ra mắt mẫu smartphone Pura 70 Ultra mới đi kèm với khả năng chụp ảnh đỉnh cao và nhiều điều hấp dẫn khác.
Google vừa xây dựng một mô hình AI mới có khả năng dự đoán thảm họa khí hậu ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Sàn giao dịch tiền điện tử Binance có thể sớm gặp nhiều khó khăn hơn ở Philippines, khi một cơ quan quản lý nước này yêu cầu xóa ứng dụng Binance khỏi các cửa hàng ứng dụng của Google và Apple trong nước.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Gina Raimondo cho biết, bất chấp bước đột phá về chip của Huawei, Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ nhiều năm về công nghệ này.
Mừng dịp lễ 30/4-1/5 và kỳ nghỉ kéo dài 05 ngày, Viettel ra mắt gói cước data roaming không giới hạn tới 20 quốc gia lớn với chi phí 50.000 đồng/ngày.