Liệu Huawei còn đất sống khi không có chip tùy chỉnh Kirin riêng?

Một gợi ý gần đây đến từ CEO Huawei cho thấy Mate 40 rất có thể là dòng smartphone cuối cùng của công ty sử dụng chip tùy chỉnh Kirin do chính công ty phát triển.

Không còn Kirin, điện thoại Huawei mất dần bản sắc

Với việc lệnh trừng phạt của Mỹ, hiện đang mở rộng đến các nhà sản xuất chip nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ đã ngăn TSMC hoặc TSMC sản xuất chip cho Huawei. Không có đối tác sản xuất, rất đơn giản khi Kirin của Huawei không còn nữa.

Nhưng điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch và nhiều phần cứng khác của Huawei, bởi tất cả đều sử dụng chip Kirin. Điều gì xảy ra tiếp theo khi lệnh cấm từ chính phủ Mỹ không có dấu hiệu hạ nhiệt đối với Huawei?

Huawei có thể tìm đến Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn (SMIC) của Trung Quốc để sản xuất chip Kirin. Tuy nhiên, ngay cả SMIC cũng sử dụng thiết bị do Mỹ sản xuất, vì vậy rõ ràng phía Mỹ sẽ không ngồi yên. Ngoài ra, SMIC cũng theo sau về các quy trình công nghệ tiên tiến. Họ chỉ mới dừng lại ở FinFET 14 nm so với FinFET 7 nm và sắp tới là EUV 5 nm của TSMC. Xét cho cùng SMIC không thể là lựa chọn cao cấp sản xuất chip thay thế cho TSMC.

Ngoài ra, Huawei vẫn được phép mua chip từ các nhà thiết kế đối thủ, miễn là họ không có trụ sở tại Mỹ. Qualcomm rõ ràng là không có cơ sở, trong khi Samsung không thích bán số lượng lớn chip Exynos cho người ngoài. Điều này dẫn đến lựa chọn tốt nhất cho Huawei là MediaTek. Trong thực tế, Huawei đã bắt đầu sử dụng chip MediaTek cho một số điện thoại giá rẻ của mình, với dự đoán hoạt động mua sắm này có thể tăng 300% trong năm nay do lệnh cấm.

Dù Dimensity 1000 của MediaTek có không phù hợp với chiến lược cho dòng cao cấp của Huawei nhưng rõ ràng công ty Trung Quốc chẳng còn lựa chọn nào khác nếu muốn duy trì đà bán hàng của mình. Vấn đề là, mất Kirin, điện thoại tương lai của Huawei có nguy cơ mất gần như mọi thứ đã từng khiến chúng trở nên đặc biệt.

Tồi tệ hơn mất quyền truy cập vào Google Play Store

Hy vọng chinh phục thị trường phương Tây của Huawei đã bị dội gáo nước lạnh bởi lệnh cấm truy cập vào Google Play Store. Giải pháp thay thế App Gallery của công ty tuy đã cải thiện nhiều trong những tháng gần đây nhưng vẫn không thể thay thế cho hệ sinh thái và các ứng dụng mà người dùng smartphone bên ngoài Trung Quốc đã quá quen thuộc. Nhưng sự mất mát của Kirin sẽ khiến mọi thứ còn tồi tệ hơn chỉ đơn giản là thị trường phương Tây.

Vấn đề đầu tiên chính là ảnh hưởng đến tất cả các sản phẩm của Huawei, bao gồm cả những sản phẩm bán ra ở Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc không phải là đất của Google thì đó lại là nguồn sống của Huawei lúc này khi mà thị trường toàn cầu của họ đang bị trì trệ. Thứ hai, không chip Kirin, smartphone Huawei chẳng khác gì nhiều so với các nhà sản xuất smartphone thông thường khác.

Danh tiếng smartphone Huawei tập trung vào chất lượng camera vượt trội, với một phần lớn bắt nguồn từ bộ xử lý tín hiệu hình ảnh (ISP) được tích hợp trong chip Kirin nhằm chạy thuật toán giảm nhiễu BM3D tiên tiến và hỗ trợ công nghệ cảm biến RYYB độc đáo. Bất kỳ điện thoại Huawei nào trong tương lai được cung cấp bởi một con chip khác đều có thể không đáp ứng tiêu chuẩn chụp ảnh cao mà công ty mong đợi.

Kirin cũng đi đầu trong lĩnh vực học máy nhờ kiến ​​trúc Da Vinci tùy chỉnh, có lợi cho hình ảnh độ phân giải siêu cao, zoom, nhận dạng giọng nói công suất thấp, điều khiển cử chỉ, bảo mật nhận dạng khuôn mặt,… Điều này cũng ngăn bất kỳ sự tích hợp nào liên quan đến công nghệ modem 5G riêng và tối ưu hóa các chip tùy chỉnh khác.

Huawei có thể chuyển một số phần mềm và thuật toán của mình sang chip của nhà cung cấp khác, nhưng không có gì đảm bảo rằng chúng sẽ chạy tốt hoặc hiệu quả như trên chip Kirin riêng. Điểm mấu chốt, điện thoại của Huawei sẽ không còn bản chất khi không còn chip Kirin.

Liệu Huawei có thể tồn tại nếu không có Kirin?

Đã có rất nhiều nghi vấn về khả năng thích ứng và chịu đựng áp lực của Huawei khi chip Kirin không còn hoạt động. Mất Kirin làm cắt đứt cốt lõi hoạt động kinh doanh smartphone của Huawei và tương lai của công ty giờ đây dường như phụ thuộc vào một ai đó mà họ hợp tác để vượt qua rào cản mới nhất.

Không có TSMC, Huawei phải tìm đến đối tác thân thiết MediaTek – công ty cho đến nay vẫn không thể bắt kịp chip của Qualcomm. Không nghi ngờ gì nữa, việc chuyển sang MediaTek không chỉ gây hậu quả cho hiệu suất, khả năng làm việc và khiến giá smartphone cao cấp của Huawei đắt đỏ hơn. Kết quả là sức hấp dẫn smartphone Huawei ở phương Tây lẫn quê nhà Trung Quốc không còn cao.

Dành một thời gian dài nỗ lực để trở thành công ty bán nhiều smartphone nhất trong quý 2/2020 nhưng có lẽ Huawei sẽ chỉ giữ vị thế này trong một thời gian ngắn. Dù sao đi chăng nữa, lệnh cấm của Mỹ sẽ buộc Huawei phải thay đổi lớn cách tiếp cận cho phù hợp với xu thế. Sẽ cần thêm thời gian để xem Huawei có duy trì đà phát triển sản phẩm như hiện tại hay không, nhưng mất Kirin có lẽ là tiên lượng xấu cho tham vọng của công ty.

Có thể bạn quan tâm
Các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc nên chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất

Bước tiếp theo của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang cận kề sau khi chính phủ Hoa Kỳ xác nhận một loạt hành động chống lại cái gọi là nhà sản xuất và ứng dụng Trung Quốc “không đáng tin cậy”.

Huawei có thể khai tử mảng chip Kirin sau khi Mate 40 ra mắt

Theo nguồn tin, Huawei đã cạn kiệt nguồn cung cho chip Kirin và không thể sản xuất thêm được nữa do lệnh cấm từ Mỹ.

OPPO Reno 4 series và OPPO Watch chính thức lên kệ, vượt xa mong đợi

Bộ đôi OPPO Reno 4 series đã chính thức được mở bán và trong 6 ngày mở đặt hàng đã có được hơn 23.000 đơn cọc mua máy. Trong khi đó, OPPO Watch trong lần đầu ra mắt cũng đã nhận được 800 đơn đặt cọc, vượt xa mong đợi của nhà bán lẻ Thế Giới Di Động.

RMIT Việt Nam đào tạo trực tuyến khóa phi công đầu tiên

Đại học RMIT và Công ty Giáo dục và Đào tạo VinAcademy (thuộc Vingroup) đã ký kết thỏa thuận về việc đào tạo thế hệ phi công tương lai cho Việt Nam.

TikTok “sốc” trước lệnh hành pháp của Mỹ và dọa kiện

Sau khi Tổng thống Mỹ Trump ký sắc lệnh cấm cả TikTok và WeChat ở Mỹ từ ngày 20/9, TikTok đã đưa ra một tuyên bố cho biết họ không đồng ý với quyết định này và sẽ theo đuổi “mọi biện pháp khắc phục”.

Người phụ nữ được cấy ghép khuôn mặt từ mô hiến tặng lần hai

Lần thứ hai trong một thập kỷ, một phụ nữ ở New Hampshire có khuôn mặt mới sau lần cấy ghép thất bại đầu tiên.

Công nghệ AI sẽ giúp đối phó với các đại dịch tương lai ra sao?

Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động tàn khốc đối với thế giới ở nhiều phương diện, lĩnh vực thậm chí cả tính mạng con người.

Thế Giới Di Động ký độc quyền, mục tiêu bán 20.000 chiếc OPPO Watch trong 3 tháng

Thế Giới Di Động vừa kí kết hợp tác phân phối độc quyền chiếc smartwatch đầu tiên của OPPO tại thị trường Việt Nam mang tên OPPO Watch. Hai bên kì vọng sẽ bán ra 20.000 chiếc trong vòng 3 tháng tới, gấp đôi doanh số của những thương hiệu smartwatch khác trên thị trường hiện nay.

Sony WH-1000XM4 trình làng với nhiều tính năng mới

Ngoài nâng cấp khả năng chống ồn và cải thiện chất lượng âm thanh, dòng tai nghe true wireless chống ồn chủ động WH-1000XM4 còn được Sony ứng dụng công nghệ AI để mang đến những trải nghiệm thú vị hơn cho người dùng.

Nhà Trắng vạch 5 biện pháp “xóa sổ” công nghệ Trung Quốc khỏi Hoa Kỳ

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 6/8 tuyên bố Hoa Kỳ sẽ thiết lập một “Mạng sạch”, đồng thời nêu tên 7 công ty bị cấm phát hành thêm ứng dụng từ Trung Quốc và bị hạn chế khả năng truy cập vào các hệ thống đám mây của Hoa Kỳ.