Bất chấp những cân nhắc về mặt chính trị và kinh tế, những ảnh hưởng của lệnh cấm mà Mỹ nhằm vào Huawei sẽ không chỉ gây đau đầu cho nhà sản xuất di động lớn của Trung Quốc mà còn có thể khiến thế giới Android rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Tầm ảnh hưởng của Huawei
Huawei đã vươn lên mạnh mẽ trong thời gian qua khi trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới hiện nay. Việc bị “chèn ép” từ phía Mỹ là đòn giáng rất mạnh vào nỗ lực vươn ra toàn cầu của nhà sản xuất Trung Quốc, có thể khiến công ty này bị thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, mảng di động Huawei “chết” thì các doanh nghiệp đang làm ăn với công ty này cũng khốn đốn không kém. Đơn giản vì bán nhiều điện thoại hơn có nghĩa là Huawei cũng mua nhiều linh kiện hơn và trả tiền cho nhiều giấy phép hơn.
Bị cắt đứt các mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ không có nghĩa là Huawei sẽ ngừng sản xuất smartphone theo cách mà ZTE gần như đã làm, nhưng nó sẽ làm tổn thương ngay cả những công ty như Google và Qualcomm.
Quan trọng hơn, điều này chắc chắn sẽ tác động đến tầm ảnh hưởng của Android trên thị trường hệ điều hành smartphone toàn cầu. Bởi lẽ, Huawei không phải là một công ty nhỏ và kết hợp với công ty con Honor là đủ để đe dọa sự thống trị của Samsung. Chắc chắn, nó có thể là cơ hội cho những công ty khác như Xiaomi hay Oppo kiếm được một phần thị trường mà Huawei bỏ lại. Đặc biệt, Apple có nhiều khả năng lấy lại vị thế của mình trong cuộc chiến này.
Kế hoạch “B” ra sao?
Cũng có nhiều cuộc thảo luận về các lựa chọn của Huawei sau lệnh cấm này. Họ có thể triển khai hệ điều hành riêng do chính mình tạo ra hoặc dựa trên mã nguồn mở Android. Dù chọn hướng đi nào thì các nền tảng nêu trên đều được phép truy cập vào Android bởi bản chất nguồn mở là nền tảng đảm bảo không có Chính phủ nào thực sự có thể yêu cầu đóng cửa nó. Chính vì vậy, Huawei có thể tiếp tục nhận được các bản cập nhật giống như bất kỳ OEM nào khác thông qua dự án mã nguồn mở Android.
Một phiên bản Android tùy chỉnh vẫn có thể chạy nhiều ứng dụng Android. Vì phải tuân theo lệnh cấm nên những điện thoại của Huawei sẽ không thể có dịch vụ Google Play, ít nhất là không chính thức và không hợp pháp. Tuy vậy, nó vẫn tương thích với hàng trăm ứng dụng Android trong một thế giới khác biệt. Hãy nghĩ đến Jolla hoặc BlackBerry sẽ rõ.
Sự phân mảnh của Android
Việc Huawei mất quyền truy cập vào các thành phần độc quyền của Google được xem là một câu chuyện không hề nhỏ chút nào. Ngoài việc không có Google Play Store và ứng dụng Google, điện thoại Huawei sẽ không có khả năng lưu trữ và nhắn tin đến ứng dụng dựa trên đám mây của Google. Điều đó có nghĩa các ứng dụng đã kể trên có thể không hoạt động bình thường, thậm chí không hoạt động vì sử dụng không phép.
Sự mất mát của Huawei có thể trở thành vấn đề đau đầu của Google, bởi nó đánh vào những quan điểm trước đó của gã khổng lồ Mỹ luôn nhấn mạnh rằng hệ sinh thái Android trở nên gắn bó chặt chẽ với các dịch vụ của Google. Về cơ bản, một chiếc điện thoại Android không có Google dường như cũng sẽ bị tê liệt.
Như đã biết, Google đang cung cấp nhiều tính năng hơn và hấp dẫn hơn cho Android thông qua Google Play, như Google Play Protect hoặc hệ thống cập nhật Project Mainline sắp tới trong Android Q. Trong khi đó, công ty đã bị phạt nặng và buộc phải tách rời Google Play Services ở châu Âu. Khi đó, chiếc điện thoại Android trở nên mất ý nghĩa khiến nhiều người đắn đo trong lựa chọn.
Trong thực tế, thị trường không phải chưa từng chứng kiến một hệ thống Android không có Google ra mắt trước đây. Amazon và nhiều điện thoại Trung Quốc đã tồn tại mà không có Google Play, cung cấp cửa hàng ứng dụng của riêng họ để cài đặt ứng dụng Android. Tất nhiên, chủ sở hữu của những điện thoại này thực tế sau đó đã tìm cài đặt Google Play không chính thức. Một lần nữa chứng minh mức độ quan trọng của nó đối với người dùng Android.
Dù muốn hay không, Google đã và đang làm việc để thống nhất hệ sinh thái Android bị phân mảnh rõ rệt với Google Play làm mồi nhử. Việc chứng nhận để cài đặt các thành phần đó đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định, các OEM phải xếp hàng, ngay cả khi họ có các trải nghiệm Android tùy chỉnh.
Việc để một nhà sản xuất điện thoại Android lớn thứ hai thoát khỏi kế hoạch thống nhất có thể chưa phải là quá tệ, nhưng nó cũng có thể tạo tiền lệ cho những công ty khác làm theo.
Tương lai Android không có Google
Huawei từ lâu đã không còn có mặt tại Mỹ nhưng không ai có thể biết liệu những công ty khác sau đó cũng gặp phải vấn đề tương tự. Nếu lệnh cấm này được thông qua đầy đủ, nó có thể khiến các công ty khác, đặc biệt là các công ty Trung Quốc phải lo lắng. Và nếu Huawei thành công trong việc thúc đẩy trải nghiệm Android tùy chỉnh của riêng mình mà không có Google sẽ không bất ngờ nếu nhiều công ty khác có thể sẽ làm theo.
Chúng ta có thể thấy Google Play được nhấn mạnh từ hệ sinh thái Android. Mặc dù điều đó có thể có vẻ tốt từ góc độ mở, chúng ta cũng có thể nhìn vào sự trở lại của các trải nghiệm Android khác nhau, giống như trong những ngày đầu của nền tảng. Trong khi các công ty như LG và HTC thích nhận sự ân sủng tốt đẹp của Google, thì nó có thể thúc đẩy những công ty như Samsung làm điều mà họ luôn muốn làm trong nhiều năm: thoát khỏi sự độc quyền của Google.
Với một mệnh lệnh nhắm vào một công ty duy nhất, Mỹ có thể đã xoay sở để nhắm vào hệ sinh thái Android, khiến phần lớn thế giới di động cảm thấy không có gì là an toàn và sinh ra ngờ vực lẫn nhau. Đó là chưa kể những hậu quả chính trị và kinh tế mà lệnh cấm sẽ đặt ra, không chỉ ở Mỹ và Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới.
Mặc dù có những người tin rằng Huawei đang nhận những hành động phù hợp, nhưng khó có thể phủ nhận rằng sự cố này đang gây ra làn sóng lo lắng trong toàn bộ thế giới Android khiến một số công ty suy nghĩ sâu sắc về vai trò của Google và thế độc quyền của ông lớn này.
An Yên
Đó là khẳng định của ông Ken Hu, Phó Chủ tịch Huawei tại Hội nghị Potsdam về An ninh mạng quốc gia vừa diễn ra ở Đức ngày 23/5. “Các hạn chế, dựa trên các cáo buộc không có căn cứ đã được áp đặt với Huawei nhằm làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh của Huawei là hành động hoàn toàn phi lý” – ông nói.
Viettel vừa công bố toàn bộ khách hàng sử dụng Internet Viettel sẽ được nâng gấp đôi băng thông hiện tại trong khi giá cước vẫn giữ nguyên không thay đổi, kể từ 1/6.
Nhậm Chính Phi – Chủ tịch Huawei đã trả lời trên kênh CNN rằng “Họ (Mỹ), không mua của chúng tôi, chúng tôi bán cho người khác!”. Trước sức ép của Hoa Kỳ lên các đồng minh, con đường rộng mở trong kế hoạch triển khai mạng di động 5G của Huawei có thể đang thu hẹp dần.
Nếu những đàm phán giữa Huawei và chính quyền Mỹ tiếp tục trở nên bế tắc, thì HongMeng sẽ là hệ điều hành chủ đạo trên điện thoại Huawei trong thời gian tới.
Không chỉ tăng về số lượng lên 84%, thời lượng trung bình của những vụ tấn công DDoS đã tăng vọt lên 487% trong Quý 1/2019 so với quý trước đó.
Camera zoom quang học sẽ là cuộc chơi mới của các nhà sản xuất điện thoại di động toàn cầu khi mới đây, nhà sản xuất Hàn Quốc dần hé lộ về việc trang bị một cụm camera “siêu zoom” trên chiếc điện thoại cao cấp nhất của hãng vào cuối năm nay.
Trước tác động quá lớn của việc Google công bố dừng hợp tác kinh doanh với Huawei, Bộ Thương mại Mỹ đã có ngay động thái “can thiệp”, gia hạn thêm 3 tháng để xoa dịu tình hình.
Ở thị trường điện thoại Việt Nam, lệnh cấm của Mỹ trước mắt vẫn chưa có một ảnh hưởng rõ rệt nào kể cả với Huawei, các cửa hàng hiện vẫn khẳng định không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm và người dùng cuối vẫn sử dụng điện các điện thoại của Huawei bình thường.
Song hành cùng các sự kiện lớn, Samsung thường tung ra những phiên bản Galaxy giới hạn với lối thiết kế độc đáo để thu hút sự chú ý của người dùng. Những phiên bản giới hạn này luôn thể hiện sự đón đầu xu hướng của nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc trong cả thiết kế lẫn công nghệ tích hợp.
Theo sau Google, các hãng công nghệ khác như Intel, Qualcomm và Broadcom đã đồng loạt tuyên bố ngừng hợp tác với Huawei nhằm tuân thủ sắc lệnh mới vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành.