Lazada công bố nghiên cứu báo cáo toàn cảnh TMĐT Việt Nam 2021 và dự báo xu hướng mới

Lazada Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia thực hiện nghiên cứu và vừa công bố phát hành Báo cáo Toàn cảnh ngành Thương mại điện tử (TMĐT) chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19”. Báo cáo ghi nhận những thay đổi trong hành vi mua sắm do Covid-19, đồng thời đưa ra dự báo xu hướng thị trường năm 2022.

Đây là báo cáo tổng hợp nguồn dữ liệu có liên quan từ các đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín trong và ngoài nước, các nhận nhận của chuyên gia, và những số liệu thu thập từ nền tảng TMĐT Lazada trong xuyên suốt năm 2021. 

Dịch Covid-19 gây ra hàng loạt khó khăn, đứt gãy, nhưng cũng đồng thời mở ra thêm nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế số và các dịch vụ trực tuyến. Là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với tệp khách hàng và mạng lưới đối tác rộng lớn, chúng tôi đã quan sát được nhiều sự dịch chuyển đáng chú ý trong bức tranh toàn cảnh về thị trường Thương mại điện tử Việt Nam năm qua. Báo cáo này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các tổ chức và cá nhân quan tâm tìm hiểu về những tác động của Covid-19 đến thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều dữ liệu để củng cố định hướng phát triển của mình trong thời gian tới” – ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan chia sẻ.

Báo cáo cung cấp bức tranh tổng thể về ngành TMĐT tại Đông Nam Á và Việt Nam, nơi TMĐT đã có vai trò thúc đẩy, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế quốc gia trong bối cảnh đại dịch. Báo cáo cũng chỉ ra các xu hướng đã diễn ra trong năm 2021 từ số liệu thu thập trên các nền tảng TMĐT, bao gồm: xu hướng hưởng ứng các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), mua sắm hàng bách hóa trên sàn TMĐT, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới, sự đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống logistics (hậu cần) nội bộ, cũng như các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Phân tích sâu vào những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng năm 2021, báo cáo ghi nhận độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn TMĐT đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng TMĐT hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn. Cụ thể, 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên nền tảng TMĐT bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% thừa nhận rằng mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng lên đáng kể so với năm 2019. 

Nhờ phân tích những thay đổi trong đối tượng nhà bán hàng, các nền tảng TMĐT đã thu hút nhiều nhà bán từ ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG (tương quan với nhu cầu gia tăng) và nhà bán phi thành thị hơn trước. Báo cáo cũng đưa ra nhiều sáng kiến từ các nền tảng TMĐT nhằm hỗ trợ, giữ chân nhà bán hàng, đồng thời giúp họ nắm bắt những khác biệt cốt lõi giữa kinh doanh trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline).

Báo cáo cũng phân tích sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến chính là trải nghiệm và kết nối. Không giống với mua sắm ngoại tuyến, người mua có thể “sờ tận tay, nhìn tận mắt” sản phẩm,  môi trường trực tuyến cần nhiều nỗ lực hơn từ các nhà bán hàng để xây dựng “kết nối ảo” với khách hàng. Và chiến lược Shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí – với nhiều hoạt động đa dạng như livestream, trò chơi trực tuyến, đánh giá sản phẩm thực tế…, chính là “chìa khóa” giúp thương hiệu và nhà bán hàng tháo gỡ được nút thắt này.

Các yếu tố tạo dựng sự khác biệt cho các nền tảng TMĐT cũng được nêu trong báo cáo bao gồm: sức mạnh từ việc đầu tư bài bản vào hệ thống cơ sở hạ tầng logistics nội bộ, hay các sáng kiến vì xã hội và cộng đồng. Điển hình như việc duy trì giao hàng trong khoảng thời gian giãn cách nghiêm ngặt từ tháng 7 đến tháng 9/2021 đã hỗ trợ cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng; và những nhận định như “có trách nhiệm”, “nhân ái” hoặc “đạo đức” sẽ giúp các nền tảng TMĐT để lại thiện cảm lâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng. 

Theo Lazada, để duy trì cơ hội tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến, người bán hàng mới hoặc đã tham gia kinh doanh trên sàn TMĐT nên xem xét các xu hướng được dự báo trong báo cáo:

  • Sự lên ngôi của Social Commerce: Các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Doanh thu từ bán hàng qua livestream được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.
  • Nội dung do người dùng sáng tạo (user generated content) sẽ trở nên quyền lực hơn bao giờ hết: Với sự gia tăng của nhiều nền tảng mạng xã hội có tương tác cao và xu hướng để lại bài đánh giá (review), việc thu hút người dùng chia sẻ thêm các nội dung/nhận xét liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ giúp tối ưu hóa kết nối và hỗ trợ quá trình quyết định mua hàng. 
  • Mua sắm đa kênh: Tăng “điểm chạm” – đẩy doanh thu: Tận dụng cả kênh trực tuyến và truyền thống, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến có sẵn cũng như gói hỗ trợ từ nền tảng TMĐT là cách giúp nhà bán tiết kiệm chi phí khi mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến.
  • Sự đa dạng hóa phương thức thanh toán mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn: Để tăng cường sự tiện lợi cho người tiêu dùng, thanh toán bằng ví điện tử đang trở nên phổ biến hơn và có khả năng chiếm ưu thế hơn phương thức thanh toán khi nhận hàng (COD) trong thời gian tới.
  • Xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng: Cá nhân hóa nội dung và điểm chạm trong hành trình mua sắm sẽ là chìa khóa để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng. Các nền tảng TMĐT như Lazada đã đầu tư vào AI và công nghệ để tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó thấu hiểu khách hàng hơn và thiết kế những trải nghiệm riêng dành cho họ.

Đọc thêm báo cáo tại đây.

Nvidia chuẩn bị từ bỏ thương vụ mua lại Arm vì đối mặt quá nhiều khó khăn

Một báo cáo mới từ Bloomberg cho hay, Nvidia đã bắt đầu âm thầm thông báo cho các đối tác rằng họ không có kế hoạch hoàn tất thương vụ mua Arm.

Intel chinh phục các cột mốc quan trọng trong lĩnh vực sản xuất ô tô và đồ hoạ

Intel đã chia sẻ những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực sản xuất ô tô qua dự án Mobileye, cũng như lĩnh vực sản xuất card đồ họa khi công bố hơn 50 ưu điểm về thiết kế 50 của dòng card đồ họa Intel Arc.

Google bị kiện vì gây hiểu lầm cho người dùng về dữ liệu vị trí

Một vụ kiện mới chống lại Google đã được đệ trình vào hôm 24/1 bởi bốn tổng chưởng lý, đứng đầu là Bộ trưởng Tư pháp DC (Mỹ)
Karl A. Racine.

Sẽ mở 200 cửa hàng TopZone phủ khắp 63 tỉnh thành trong năm 2022

Ngày 23/1, Thế Giới Di Động chính thức ra mắt TopZone Xã Đàn, phiên bản cửa hàng ủy quyền cao cấp nhất của Apple (APR) đầu tiên tại Việt Nam – tọa lạc tại số 498 đường Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội.

Dự báo CNTT trong doanh nghiệp, IoT ngành bán lẻ và rủi ro bảo mật của chuỗi cung ứng

Keysight vừa tiếp tục đưa ra một số dự báo những chuyển biến về đầu tư, ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, xu hướng IoT và rủi ro bảo mật của chuỗi cung ứng.

Đội Việt Nam đoạt giải cao với dự án Earlie giúp người khiếm thính giao tiếp như người bình thường qua phiên dịch ảo

Ngày 21/1, tại cuộc thi Tech4Good 2021 thuộc chương trình Hạt giống cho Tương lai (Seeds for the Future) của Huawei quy mô toàn cầu, đội Việt Nam VN01 với dự án Earlie – hỗ trợ người khiếm thính trong giao tiếp thông qua phần mềm phiên dịch ảo, đã xuất sắc giành được giải Nhì.

Ra mắt nguồn điện di động thông minh ALENA F300 và P500 cho du lịch và làm việc

ALENA Energy – một thương hiệu chuyên về công nghệ năng lượng mặt trời vừa tung ra thị trường hai sản phẩm nguồn điện di động thông minh ALENA F300 và ALENA P500 sở hữu thiết kế nhỏ gọn, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm du lịch hoặc làm việc xuyên suốt của người dùng với giá cả hợp lý.

Viettel ký kết hợp tác nghiên cứu sản xuất trang bị kỹ thuật cho Quân chủng Hải Quân

Ngày 20/1, Quân chủng Hải Quân (QCHQ) và Tập đoàn Viettel đã ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2022 – 2025.

Huawei đẩy mạnh phát triển thị trường laptop tại Việt Nam trong năm 2022

Cùng với các dòng laptop Matebook D, Matebook E và flagship Matebook X, Huawei Việt Nam sẽ tấn công mạnh hơn vào thị trường laptop Việt Nam trong năm 2022 khi mang đến cho người dùng thêm lựa chọn mới với dòng laptop cao cấp Matebook 14.

Với công nghệ iSIM tích hợp, tương lai điện thoại sẽ không còn dùng SIM vật lý

Trong tương lai, những chiếc SIM vật lý sẽ biến mất, thậm chí bao gồm cả eSIM mà Apple đang triển khai trên iPhone thế hệ mới. Điều này bắt nguồn từ công nghệ iSIM mới.