Tại CES 2020, các hãng sản xuất máy tính đã tung ra những chiếc laptop có khả năng gập gọn và mở rộng màn hình. Dù tất cả chỉ mới bắt đầu nhưng hứa hẹn công nghệ này sẽ khiến thị trường máy tính sôi nổi hơn sau nhiều năm bão hòa do không có nhiều đột quá về thiết kế.
Dù là triển lãm thiết bị điện tử tiêu dùng, các hãng công nghệ cũng không quên mang đến CES 2020 những sản phẩm độc đáo, trong đó laptop là một trong những nhóm thiết bị có nhiều sản phẩm đặc biệt nhất.
“Chúng tôi sẽ bẻ cong màn hình laptop cho bạn” một đại diện của Intel đã nói đến 3 lần với đại diện của trang công nghệ The Verge tại CES 2020. Tuy vậy điều này không có nghĩa là các chuyên gia công nghệ tin tưởng vào độ bền của màn hình gấp lại được bởi các màn hình điện thoại nhỏ hơn vẫn đang tìm kiếm một giải pháp tối ưu hơn cho các màn hình gấp.
Có thể hiểu thêm là Intel muốn nói rằng họ đang hoàn thiện những sản phẩm được trưng bày tại CES 2020 và thuyết phục các chuyên gia công nghệ tin rằng vấn đề của màn hình gập đã và đang được khắc phục để sớm đưa ra thị trường trong tương lai gần, cụ thể là năm 2020.
Laptop màn hình gập Horseshoe Bend của Intel
Để thuyết phục hơn với tuyên bố của mình, Intel đã trình diễn tại CES 2020 chiếc laptop Intel Horseshoe Bend có thiết kế như một chiếc máy tính bảng sử dụng màn hình OLED 17 inch có thể gấp đôi để thu nhỏ kích thước. Máy có thể linh hoạt một phần của màn hình để sử dụng như bàn phím cảm ứng và trackpad, phần còn lại là màn hình hiển thị kích thước 13 inch. Máy sử dụng chip Intel mới nhất Tiger Lake, không sử dụng quạt, chỉ mỏng 7mm và thời lượng pin lên đến 11 giờ.
Thực tế màn hình gấp khá tiện ích đặc biệt là người dùng cần màn hình hiển thị lớn, kích thước gọn để mang theo và có thể tùy biến cách sử dụng như máy tính bảng hoặc laptop với đầy đủ sức mạnh của một laptop truyền thống.
Bản lề gập của Horseshoe Bend
Horseshoe Bend là một thiết kế tham chiếu (thiết kế do Intel cung cấp về những gì các nhà sản xuất PC có thể làm với một loại chip nhất định). Nó không hoàn toàn là một nguyên mẫu vì Intel cũng không có ý định hoàn thiện các sản phẩm tương tự. Họ chỉ định hướng để các nhà sản xuất PC có thể phát triển dựa trên các quy chuẩn được Intel nghiên cứu là chuẩn hóa trước đó.
Nếu Intel đảm bảo được hiệu năng của chip xử lý Tiger Lake và các nhà sản xuất PC tìm được giải pháp để đảm bảo độ bền cho màn hình với chi phí hợp lý nhất thì các sản phẩm tương tự như Horseshoe Bend hứa hẹn sẽ hấp dẫn nhiều người.
Lenovo ThinkPad X1 Fold laptop màn hình gấp thiết kế như quyển sách
Là chiếc laptop đầu tiên thế giới sử dụng màn hình dẻo có thể gấp lại được như quyển sách. Trọng lượng của máy cũng rất nhẹ, viền màn hình và cạnh máy khá dày cho cảm giác như một cuốn sổ thật sự nhưng nhẹ hơn khá nhiều. Khi gấp lại các bản lề dày tạo một góc máy lớn, nhờ đó màn hình không tạo nếp gấp. Ở giữa còn có thêm bàn phím không dây kèm theo để sử dụng.
Khi mở hoàn toàn màn hình có kích thước đến 13.3 inch tỷ lệ 4:3 độ phân giải 2048×1536 pixel, tấm nền pOLED (plastic OLED – màn hình dẻo) được sản xuất bởi LG. Màn hình có ưu điểm mỏng nhẹ hơn màn hình OLED thông thường có giá thành rẻ hơn.
Cấu hình của máy cũng khá cơ bản với chip xử lý Intel Core Lakefield, 8GB RAM, SSD 1TB, webcam hồng ngoại hỗ trợ nhận diện gương mặt để mở khóa máy, có hỗ trợ SIM, WIFI 6… Máy sử dụng HĐH Windows 10 Pro, có nhiều tùy chỉnh.
Dự kiến ThinkPad X1 Fold sẽ được bán vào giữa năm 2020 với giá 2.499 USD. Tất cả gần như hoàn hảo nếu Lenovo đảm bảo được độ bền màn hình gấp cho ThinkPad X1 Fold.
Microsoft Surface Neo
Chiếc laptop 2 màn hình với bản lề đặc biệt có thể gập lại như quyển sách Surface Neo là sản phẩm đặc biệt trong dự án bí mật Centaurus. Điều thú vị là Surface Neo không khác gì so với concept Courier mà Microsoft từng tiết lộ từ nhiều năm trước.
Surface Neo có kích thước khá nhỏ như quyển sổ tay trọng lượng 655gram, mỗi màn hình có kích thước 9 inch được gắn với nhau bằng bản lề với góc mở đến 360 độ. Được biết cấu trúc bản lề này rất phức tạp, cho thấy Microsoft nghiên cứu rất kỹ các thiết kế cơ học để hoàn thiện bản lề cho Surface Neo. Kinh nghiệm của Microsoft được thể hiện ở chân chống bản lề Surface Pro, Surface Book đặc biệt là Surface Studio tất cả đều có thiết kế phức tạp với độ hoàn thiện chuẩn xác.
Kèm theo máy là bút cảm ứng có thiết kế dẹp và bàn phím nhỏ, cả hai đều có nam châm để giữ cố định trên máy. Bàn phím cũng thiết kế độc đáo đặt ở vị trí của bàn phím truyền thống được cố định bằng nam châm phía bên trên là màn hình. Vị trí bàn phím có thể linh hoạt để phần dư của màn hình thành trackpad hoặc trở thành màn hình phụ bên trên để cùng lúc có thêm không gian hiển thị.
Máy vẫn cần được hoàn thiện về mặt phần mềm để tận dụng tối đa sự linh hoạt của màn hình, hứa hẹn bản cập nhật trên HĐH tiếp theo Window 10X sẽ hoàn thiện hơn cho sản phẩm. Surface Neo còn là sản phẩm hợp tác cùng Intel khi được trang bị vi xử lý Intel Lakefield, đặc biệt là GPU dùng kiến trúc Gen11 thiết kế dành cho các sản phẩm màn hình gập.
Dell Concept Duet và Concept Ori
Hai chiếc laptop mới của Dell như hai bản khá giống với Horseshoe Bend của Intel và Surface Neo của Microsoft. Dell Concept Duet và Concept Ori đều là nguyên mẫu mà Dell muốn trình diễn với giới công nghệ tại triển lãm CES 2020.
Concept Duet là một thiết bị 2 màn hình, mỗi màn hình kích thước 13,4 inch được thiết kế để đáp ứng cho nhiều nhu cầu công việc cũng như giải trí. Concept Duet khá giống với Surface Neo có kích thước lớn hơn, cũng hỗ trợ bút cảm ứng nhưng không kèm theo bàn phím rời. Việc sở hữu 2 màn hình giúp người sử dụng mở rộng không gian làm việc và đa nhiệm dễ dàng hơn.
Concept Ori là một thiết bị có thể gập lại, với một màn hình 13 inch quen thuộc và có thể mở ra thành màn hình 17 inch cho nhiều không gian làm việc hơn. Concept Ori có thể sử dụng như một laptop thông thường hoặc tablet lớn. Điểm nhấn ấn tượng của Concept Ori là không hề có nếp gấp khi mở ra, điều mà Intel Horseshoe Bend vẫn chưa làm được. Tuy vậy, do vẫn là nguyên bản nên các thông tin về 2 sản phẩm độc đáo này của Dell vẫn chưa biết có được hoàn thiện và sớm bán cho người dùng cuối hay không.
Có thể thấy, năm 2020 sẽ có rất nhiều sản phẩm công nghệ có thể gập được ra mắt, trong đó có lẽ laptop đang đi trước điện thoại khi các nhà sản xuất được hỗ trợ tối đa bởi hai đại gia của làng công nghệ là Intel chuẩn hóa và hoàn thiện phần cứng, trong trong khi Microsoft sẽ hoàn thiện phần mềm và HĐH để tương thích và cho trải nghiệm mượt hơn cho người dùng.
Mỹ đã cảnh báo chính phủ Anh không nên cho phép sử dụng công nghệ Huawei để xây dựng mạng 5G tại quốc gia này.
Apple chưa thực sự muốn sử dụng cổng USB-C trên iPhone và vẫn trung thành với lightning, đó là sự thật.
Một lỗ hổng trên phiên bản iOS 12.4 cho phép hacker có thể đột nhập vào iPhone hay iPad từ xa mà chủ nhân của chiếc máy không hề hay biết.
Trong vài tháng qua, có một dự án bí mật chưa từng được công bố đang diễn ra tại Google: một phiên bản AirDrop dành cho Android. Theo thông tin mới nhất vừa bị rò rỉ, Google có vẻ đã đặt tên cho tính năng này là “Nearby Sharing”.
Gã khổng lồ Nhật Bản muốn dành một sự kiện riêng hoành tráng nhất có thể cho hệ console tiếp theo của mình.
Tháo tung ra và chiết xuất các chất liệu có thể tái sử dụng, đó là cách Apple làm với những máy iPhone cũ đến mức “hết đát”.
Microsoft sẽ dừng hỗ trợ Windows 7 từ hôm nay (ngày 14/1/2020), bằng đúng 1 thập kỷ kể từ khi hệ điều hành này ra mắt.
Chiếc điện thoại kế nhiệm Pocophone F1 có vẻ không bị khai tử như các thông tin từ một năm trước.
Trong 2 ngày 10 và 11/1 Microsoft và Cục Công nghệ thông tin – Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức diễn đàn giáo dục Đổi mới sáng tạo trên nền tảng Công nghệ thông tin – Education Exchange 2020.
Giải Editor’s Choice Award – Sản phẩm Công nghệ Xuất sắc nhất 2019 do Ban biên tập Thế Giới Số bình chọn tiếp tục ghi nhận sự xuất hiện của những sản phẩm, giải pháp công nghệ mới được người dùng, doanh nghiệp ưa chuộng. 23 sản phẩm trong danh sách bình chọn này được đánh giá ở các khía cạnh thẩm mỹ, sáng tạo, hiệu năng, mức giá, sự tối ưu trong trải nghiệm…, đồng thời có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường tiêu dùng cũng như thay đổi cách chúng ta sống và làm việc theo hướng thông minh, kỳ diệu.