Lập trình viên Ukraine “chiến đấu” với Nga

Các chuyên gia nói rằng, chiến tranh mạng 'thảm khốc' giữa Ukraine và Nga vẫn chưa xảy ra. Ảnh: @AFP.

Một loạt các lập trình viên Ukraine đang phân chia thời gian để làm công việc hàng ngày của họ, và chiến đấu trong một cuộc chiến tranh mạng với Nga.

Công dân Ukraine có ưu thế về trình độ mạng

Ukraine là một trong những trung tâm phát triển phần mềm lớn nhất ở Đông Âu, và các lập trình viên của họ cũng rất nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy, khi cuộc chiến Nga-Ukraine nổ ra, chiến tranh mạng được cho là một cuộc chiến hai chiều.

Trong bối cảnh Nga xâm lược, cộng đồng an ninh quốc gia Ukraine đã chuẩn bị đối phó cho một chiến dịch kết hợp giữa tác chiến quân sự, thông tin sai lệch, chiến tranh điện tử và tấn công mạng. Theo nhiều người, với ưu thế của mình, phía Nga sẽ triển khai các hoạt động không gian mạng tàn khốc, nhằm vô hiệu hóa chính phủ và cơ sở hạ tầng quan trọng, làm mù khả năng giám sát của Ukraine, và hạn chế các đường dây liên lạc để giúp các lực lượng xâm lược. Nhưng kết quả ấy chưa xảy ra, ít nhất là tính tới thời điểm hiện tại.

Đã xảy ra một số cuộc tấn công mạng khiêm tốn trước cuộc xâm lược, bao gồm cả việc làm ảnh hưởng đến trang web về chính phủ và dịch vụ tài chính Ukraine vào tháng 1, và các hoạt động tiếp theo tương tự vào tháng 2. Phía Nga cũng bị phản đòn tương tự nhưng theo các chuyên gia, đây chỉ là một chút “sương mù” của chiến tranh, còn cuộc chiến tranh mạng khốc liệt có thể chưa xảy ra.

Trong ba ngày đầu tiên sau mở màn cuộc chiến hôm 24/2, Check Point Research (CPR) công bố dữ liệu về các cuộc tấn công mạng được quan sát xung quanh cuộc xung đột Nga – Ukraine Các cuộc tấn công mạng vào chính phủ và lĩnh vực quân sự của Ukraine đã tăng lên đáng kinh ngạc 196% trong ba ngày đầu của cuộc chiến, so với những ngày đầu tháng 2 năm 2022. Còn các cuộc tấn công mạng vào các tổ chức của Nga tăng 4%, so với những ngày đầu tháng 2 năm 2022.

Theo dữ liệu của CPR, Ukraine tiếp tục hứng chịu một loạt các cuộc tấn công trực tuyến, hầu hết nhằm vào chính phủ và quân đội của mình. Nhưng Moscow luôn phủ nhận việc họ tham gia vào chiến tranh mạng, hoặc hỗ trợ các cuộc tấn công mạng. Đại sứ quán Nga tại Washington cho biết trên Twitter rằng, họ “chưa bao giờ tiến hành và không tiến hành bất kỳ hoạt động ‘độc hại’ nào trong không gian mạng”.

 Các lập trình viên Ukraine đang phân chia thời gian của họ giữa công việc và chiến tranh mạng

Hiện tại, có hơn 311.000 người đã tham gia một nhóm có tên “Đội quân CNTT của Ukraine” trên nền tảng truyền thông xã hội Telegram, nơi đặt ra các mục tiêu, kế hoạch tấn công mạng của Nga được trao đổi chia sẻ. Dù không phải tất cả họ đều đến từ Ukraine, nhưng có một số lượng đáng kể trong số họ là người Ukraine, theo một thành viên của nhóm nói chuyện với trang CNBC.

Dave, một kỹ sư phần mềm người Ukraine, người muốn giữ lại họ của mình do bản chất nhạy cảm các thông tin phỏng vấn của mình nói với CNBC rằng, nhóm đã giúp thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng ngoài công việc hàng ngày của họ, kể từ khi chiến tranh Nga- Ukraine bắt đầu. Anh cho biết, các mục tiêu đã bao gồm các trang web của chính phủ Nga, các ngân hàng Nga và các sàn giao dịch tiền tệ.

“Tôi đang giúp Quân đội CNTT xử lý các cuộc tấn công DDoS”, anh nói. Cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán là một nỗ lực độc hại nhằm phá vỡ lưu lượng truy cập bình thường của một trang web, bằng cách áp đảo nó với một lượng lớn lưu lượng truy cập internet cao bất thường”.

“Tôi đã thuê một vài máy chủ trên GCP (Google Cloud Platform) và viết một bot cho riêng mình để chấp nhận các liên kết trang web và nhắm mục tiêu các cuộc tấn công vào chúng bất cứ khi nào tôi dán chúng vào”, anh giải thích. “Tôi thường thực hiện các cuộc tấn công từ 3-5 máy chủ và mỗi máy chủ thường tạo ra khoảng 50.000 yêu cầu mỗi giây”.

Bất cứ khi nào danh sách các mục tiêu được chia sẻ trên kênh Telegram, Dave cho biết anh chỉ dán chúng vào một bot, mất khoảng một giờ để tạo. Khi được hỏi cho đến nay nó đã thành công như thế nào, anh ấy nói rất khó nói vì các cuộc tấn công được thực hiện bởi hàng nghìn người cùng một lúc. Anh nói: “Các hành động kết hợp chắc chắn thành công”.

Dave là một trong số khoảng 30 người Ukraine làm việc từ xa cho một công ty tư vấn công nghệ của Mỹ. Công ty đã đề xuất hình thức làm việc “hoàn toàn tùy chọn” cho nhân viên Ukraine của mình.

Lập trình viên Ukraine "chiến đấu" với Nga - ukraine
Khi xung đột quân sự bùng lên giữa Ukraine và Nga, thì mối lo ngại về chiến tranh mạng trở nên nóng bỏng chưa từng có. Ảnh: @AFP.

Còn Oleksii, trưởng nhóm đảm bảo chất lượng của một công ty phần mềm ở Zaporizhzhia, Ukraine nói với CNBC rằng, anh và các đồng nghiệp của mình đang cố gắng hết sức để tiếp tục làm việc và giữ cho nền kinh tế phát triển. Nhưng nó không phải là dễ dàng.

“Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, còi báo động của cuộc không kích đã vang lên trong 24 giờ liên tục, và bạn không thể nghĩ đến công việc vào những thời điểm đó, bạn chỉ có thể nghĩ đến gia đình, con cái và cách giữ chúng an toàn và được che chở”, anh nói.

Kể từ khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2, Oleksii cho biết trung bình anh ấy không làm việc quá hai giờ mỗi ngày. “Trong thời điểm như thế này, tất nhiên là khó có thể ưu tiên cho công việc chuyên môn”.

Ngoài công việc bình thường, Oleksii cũng đang cố gắng giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh mạng. “Là một nhân viên CNTT, tôi hy vọng rằng tôi có thể phục vụ đất nước của mình trên chiến tuyến kỹ thuật số, vì cuộc chiến này cũng diễn ra trong thế giới kỹ thuật số; Hàng ngày, tôi giúp tiếp cận các trang web khác nhau của Châu Âu và Hoa Kỳ và yêu cầu họ ngừng kinh doanh với Nga, đăng bài trên mạng xã hội…”

Gazprom và Sberbank là mục tiêu

Một nhà phát triển khác có tên Anton cho biết cá nhân anh ấy đã tham gia vào một cuộc tấn công DDoS nhằm vào tập đoàn năng lượng dầu mỏ khổng lồ Gazprom của Nga, cũng như những người khác chống lại ngân hàng Nga Sberbank và chính phủ. Hiện Gazprom, Sberbank và chính phủ Nga đã không có phản hồi nào từ câu hỏi của CNBC.

Anton nói với CNBC: “Có rất nhiều người tham gia vào cuộc tấn công vì vậy không mất nhiều thời gian để hạ dịch vụ xuống”. Trong khi đó, Nikita, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của một công ty an ninh mạng nói với CNBC rằng, ông ấy cũng thuộc Đội quân đội CNTT của kênh Telegram Ukraine. Công ty của ông làm việc cho các khách hàng trên khắp thế giới, và nhân viên của ông đã tiếp tục làm việc trong suốt cuộc xâm lược của Nga. Họ thực hiện “thử nghiệm thâm nhập” và kiểm tra các hệ thống CNTT để tìm các lỗ hổng.

Nikita còn nói với CNBC rằng, ông đã cố gắng thông qua các dịch vụ nhắn tin để nói cho công dân Nga biết điều gì đang thực sự xảy ra ở Ukraine trong bối cảnh Moscow kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông.

Nikita cho biết thêm rằng hiện họ đang nhắm mục tiêu vào các trạm xăng của Nga bằng một cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng ông không ghét tất cả người Nga, và ông rất biết ơn những người Nga đang giúp đỡ Ukraine.

Bộ trưởng Kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov đã kêu gọi mọi người tham gia kênh này vào tháng trước, nói rằng Ukraine đang tiếp tục chiến đấu trên mặt trận mạng. Yehor, một chuyên gia công nghệ khác làm việc cho một công ty an ninh mạng quốc tế từ Ukraine cũng đang thực hiện vai trò bình thường của mình bên cạnh cuộc chiến tranh mạng.

 “Tôi đang cố gắng dành thời gian bình đẳng cho công việc và tấn công mạng. Thật không may, gia đình tôi không ở cùng tôi, vì vậy tôi có nhiều thời gian rảnh hơn bình thường”, anh nói thêm.

Huỳnh Dũng  -Theo CNBC/Checkpoint

Có thể bạn quan tâm
iPhone 15 Pro sử dụng cảm biến Face ID do Samsung phát triển

Nguồn tin của chuyên trang thân tín Apple, 9to5mac hôm nay tiết lộ rằng hệ thống cảm biến Face ID mới sẽ sử dụng công nghệ do Samsung phát triển và iPhone 15 Pro sẽ là sản phẩm đầu tiên.

Khai mạc và kỷ niệm 30 năm Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam, Procon và kỳ thi quốc tế ICPC

Sáng 23/3/2022 tại Trường Đại học FPT đã chính thức Khai mạc và kỷ niệm 30 năm Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam, Procon và 15 năm hội nhập Quốc tế Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC khu vực Châu Á – Hanoi năm 2021.

Microsoft công bố 20 đội xuất sắc tại Imagine Cup Junior Việt Nam 2022

Sau gần 2 tuần học tập và trải nghiệm, sân chơi Imagine Cup Junior Việt Nam 2022 đã chọn ra 20 đội thi xuất sắc nhất với những ý tưởng sáng tạo vận dụng AI để giải quyết các vấn đề trên thế giới.

GT 2 Pro, flagship của realme mở bán ở Việt Nam, giá chưa đến 16 triệu đồng

GT 2 Pro, dòng máy cao cấp nhất của realme sẽ mở bán ở Việt nam từ 30/3 với giá 15,49 triệu đồng.

Microsoft chính thức gỡ bỏ Internet Explore khỏi HĐH Windows

Sau công bố “khai tử” vào năm 2021, Microsoft sẽ chính thức gỡ bỏ trình duyệt web Internet Explorer khỏi các phiên bản hệ điều hành Windows từ ngày từ ngày 15/6/2022.

Yandex – công cụ tìm kiếm của Nga có đủ mạnh để vượt qua bão chiến sự?

Arkady Volozh đã mất 20 năm để xây dựng nền tảng Yandex ở Nga có dịch vụ đa dạng như của Google, Uber, Spotify và Amazon kết hợp lại. Nhưng mất chỉ hơn 20 ngày để mọi thứ đi vào vết sụp đổ liên tục do chiến sự Nga-Ukraine.

Nhận quà đến 5 triệu đồng khi đặt trước Reno7 series 5G trong Ngày hội Siêu thương hiệu

Ngày hội Siêu thương hiệu sẽ được diễn ra vào ngày 24/3/2022 trên Shopee Mall.

SpaceX giúp kết nối Wi-Fi trên máy bay nhanh và ổn định như ở nhà

Công ty SpaceX của Elon Musk tin rằng đã đến lúc “đại tu” kết nối Internet trên các máy bay hiện đại và hệ thống Internet vệ tinh Starlink sẽ giúp thực hiện điều này.

Microsoft bị Lapsus$ đánh cắp dữ liệu đòi tiền chuộc, sau loạt hãng công nghệ đã thành nạn nhân

Nhóm hack tống tiền dữ liệu Lapsus$ có trụ sở tại Nam Mỹ bị cáo buộc đã giành được quyền truy cập vào kho mã nguồn Azure DevOps của Microsoft và đánh cắp dữ liệu từ công ty.

ASUS Việt Nam tung loạt chiến binh laptop gaming trang bị công nghệ mới nhất

Ngày 21/3, tại sự kiện The Rise of Gamers – Huyền Thoại Trỗi Dậy, ASUS Việt Nam đã ra mắt loạt laptop Gaming ROG và TUF Gaming sử dụng vi xử lý Intel thế hệ 12 với hiệu năng vượt trội, thiết kế phá cách dành cho Game thủ và người sáng tạo nội dung.