Lan truyền thông tin sai lệch, lỗi của người dùng hay cách Facebook vận hành?

Facebook không lan truyền thông tin sai lệch, người dùng làm điều đó. Đây là phản ứng mới nhất của một lãnh đạo cấp cao lâu năm làm việc tại Meta (công ty mẹ của Facebook). Ảnh: @AFP.

Andrew Bosworth, nhà phát triển lâu năm của Facebook và sắp chính thức đảm nhiệm chức vụ Giám đốc công nghệ Meta khẳng định, thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội là một vấn đề của xã hội, người dùng muốn có thông tin đó, là sự lựa chọn của mỗi người.

Sau hàng loạt chỉ trích cho rằng Facebook đã khuếch đại thông tin sai lệch về Covid-19 và các chủ đề nhạy cảm khác, trong một cuộc phỏng vấn với đài Axios trên HBO vào ngày 14/12/2021, Andrew Bosworth, nhà lãnh đạo điều hành lâu năm của Meta và cấp dưới thân cận của CEO Mark Zuckerberg khẳng định: “Người dùng cá nhân có quyền lựa chọn tin hoặc không tin điều gì đó. Họ chính là người quyết định chia sẻ hay không chia sẻ thông tin đó”. Ông cũng khẳng định rằng, lời nói thù địch, thông tin sai lệch có thể gây hại, nhưng trách nhiệm về những gì được chia sẻ trên nền tảng của họ cuối cùng thuộc về chính người dùng và xã hội.

Khi được người dẫn chương trình Ina Fried hỏi trong cuộc phỏng vấn về vai trò của công ty trong việc phát tán ít nhất một số thông tin sai lệch có thể góp phần gây ra sự do dự về việc tiêm phòng vaccine hoặc hay nguồn gốc của đại dịch Covid-19, Bosworth một lần nữa đổ trách nhiệm sang những người mà ông ấy nói là muốn xem thông tin như vậy, bởi ông cho rằng, mọi người có thể tùy ý lựa chọn những thông tin họ muốn trong một xã hội cởi mở.

Lan truyền thông tin sai lệch, lỗi của người dùng hay cách Facebook vận hành? - meta
Andrew Bosworth nói với Đài Axios trên HBO rằng, người dùng có quyền tin và phải chịu trách nhiệm trong việc chia sẻ các thông tin sai lệch. Ảnh: @AFP.

Tiếp sau đó, Fried đã hỏi liệu Facebook có thể “tăng tốc nhanh hơn’ để loại bỏ sự lan truyền của thông tin sai lệch – và đáp trả như thế nào trước những trích dẫn tiết lộ được phát hiện bởi cựu nhân viên Frances Haugen thông qua Hồ sơ tài liệu Facebook Papers, ông lưu ý rằng, “Facebook chỉ lên tiếng phản ứng và đứng ra giải quyết mọi việc khi họ thực sự gặp nguy hiểm”.

Bị nhấn mạnh về việc liệu Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác có đang khuếch đại sự lan truyền của thông tin sai lệch hay không, Bosworth mô tả nó như một vấn đề về nhu cầu. “Đó là lựa chọn của họ. Họ được phép làm điều đó. Bạn có vấn đề với những người đó. Nhưng bạn không thể có vấn đề với Facebook. Bạn không thể đặt điều đó vào chúng tôi. Vấn đề nằm ở những người đó, chứ không phải ở chúng tôi. Không thể đổ lỗi cho chúng tôi. Mọi người muốn có được những thông tin đó. Con người mới là vấn đề”, Bosworth nói thêm.

Đáng chú ý, Facebook đã cân nhắc về những gì họ cảm thấy là thông tin sai lệch trước đó trong bối cảnh đại dịch. Điển hình là vào tháng 2, Facebook đã cấm các bài đăng cho rằng Covid-19 là do con người tạo ra hoặc sản xuất. Đội ngũ những người kiểm tra nội dung thực tế của nền tảng này đã đưa ra một thông báo: “Đó là thông tin sai lệch” và xóa bài đăng có các chia sẻ của Steven Mosher trong bài đăng ngày 23/2, trong đó nói rằng, Mỹ không thể tin câu chuyện của Trung Quốc về nguồn gốc của Covid-19 và cho rằng, chính virus có thể đã trốn thoát khỏi một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Nhưng vào tháng 5/2021, công ty đã đảo ngược quyết định đó và cho biết họ sẽ không xóa các bài đăng trên nền tảng khẳng định Covid-19 là do con người tạo ra nữa, sau khi Tổng thống Biden ra lệnh cho các cơ quan tình báo Mỹ điều tra xem virus có đến từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc hay không.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2021 cho thấy các bài đăng mang nguồn thông tin sai lệch trên Facebook có mức độ tương tác nhiều hơn gấp 6 lần so với các bài đăng được chia sẻ bởi các nguồn tin tức uy tín.

Cũng vào tháng trước, một cuộc thăm dò chỉ ra rằng cứ 4 người Mỹ thì có khoảng 3 người cho rằng, Facebook đang khiến xã hội trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người được hỏi vẫn bị chia rẽ về cách họ đổ lỗi. Nhìn chung, 55% người cho biết họ đổ lỗi cho cách “một số người sử dụng Facebook” và 45% cho biết họ đổ lỗi cho “cách Facebook tự vận hành điều phối thông tin sai lệch”.

Bosworth gia nhập Facebook vào năm 2006 và đã thực hiện nhiều sáng kiến quan trọng, bao gồm cả việc thúc đẩy doanh thu quảng cáo. Bosworth đã giám sát việc tách chức năng trò chuyện của Facebook thành một ứng dụng Messenger riêng biệt và tạo ra các chức năng nhóm, sự kiện và dòng thời gian của nền tảng.

Hiện tại, ông đang phụ trách mảng nghiên cứu thực tế tăng cường, thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo của công ty. Bosworth thường chia sẻ quan điểm của mình về mạng xã hội và công nghệ nói chung trên blog của mình, ông trước đây đã cho rằng Facebook có thể gây ra một số tác hại, nhưng điều tốt vẫn nhiều hơn điều xấu. Năm tới, ông ấy sẽ chính thức đảm nhiệm vị trí giám đốc công nghệ của Meta, công ty mẹ của Facebook.

Theo Nypost/Dailymail/Businessinsider

Có thể bạn quan tâm
Thêm nhiều công ty Trung Quốc bị bổ sung vào danh sách đen của Mỹ

Ngày 16/12, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung nhiều công ty Trung Quốc vào danh sách đen nhằm hạn chế xuất khẩu vì lý do an ninh quốc gia, bao gồm cả những cáo buộc khác.

Những công nghệ mới đang lên ngôi trong tiếp thị trực tuyến

Ngày 15/12, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2021 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với chủ đề “Marketing in The New Normal & Metaverse”, mang đến những cập nhật mới về xu hướng tâm lý tiêu dùng cũng như giải pháp, công nghệ hiện đại đang và sẽ được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực Marketing của kỷ nguyên tiếp thị số.

Mỹ trừng phạt các công ty phần mềm gián điệp: Đóng băng tài khoản và cấm đi lại ở Mỹ

Một nhóm các nhà lập pháp Mỹ đang kiến nghị Bộ Tài chính nước này xử phạt các công ty phần mềm gián điệp Israel gồm NSO Group và ba công ty giám sát nước ngoài khác khi hỗ trợ các hoạt động vi phạm nhân quyền.

Intel đầu tư 7 tỷ USD vào nhà máy mới ở Malaysia

CEO Pat Gelsinger của Intel vừa cho biết tập đoàn này sẽ đầu tư hơn 7 tỷ USD để xây dựng một nhà máy đóng gói và thử nghiệm chip mới tại Malaysia.

Nhân viên Google không tuân thủ các quy tắc về vaccine Covid-19 sẽ bị sa thải

Google đã nói với nhân viên của mình rằng họ sẽ mất lương và cuối cùng sẽ bị sa thải nếu không tuân thủ chính sách tiêm chủng Covid-19 của công ty.

iPhone 14 series sẽ trang bị RAM 8GB, camera 48MP và màn hình 120Hz?

Dòng iPhone 14 có thể sẽ ra mắt vào cuối quý 3 hoặc đầu quý 4 năm sau. Điều này có nghĩa Apple vẫn còn không dưới 9 tháng trước khi phát hành chính thức các thiết bị này.

OPPO trình làng bộ xử lý ảnh chuyên dụng MariSilicon X 6nm

Bộ xử ảnh chuyên dụng MariSilicon X được OPPO sản xuất trên tiến trình 6nm tích hợp bộ xử lý thần kinh NPU (Neural Processing Unit), bộ xử lý tín hiệu hình ảnh ISP (Image Signal Processors) và Kiến trúc bộ nhớ đa tầng.

Gấp rút cấp, trả CCCD gắn chip cho người dân

Hiện tại, ngành Công an đã xử lý, in và trả hơn 50 triệu thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đến tay người dân. Giai đoạn tới, ngành Công an tiếp tục thu nhận và cấp CCCD cho công dân trên 14 tuổi trên toàn quốc.

Laptop ASUS màn hình OLED cho người làm sáng tạo, từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư

ASUS vừa ra mắt loạt laptop trang bị màn hình OLED chuyên dành cho người sáng tạo nội dung từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư.

Messenger nỗ lực ngăn chặn lừa đảo, lạm dụng tiếp cận trẻ vị thành niên

Bà Antigone Davis, Giám đốc Toàn cầu về An toàn của Meta đã chia sẻ những việc đã và sẽ làm để đạt mục tiêu đưa Messsenger trở thành ứng dụng nhắn tin riêng tư an toàn nhất của người dùng, đặc biệt vị trẻ thành niên.