Làn sóng tẩy chay Facebook, các công ty bị thấm đòn

Facebook tuần trước đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ đến từ các thương hiệu lớn, kêu gọi tẩy chay nền tảng vì kiểm duyệt kém khiến giá cổ phiếu lao dốc mạnh mẽ. Tuy vậy, thiệt hại không bao gồm một phía.

Quyết định tẩy chay Facebook với thông điệp #StopHateforProfit được khởi xướng rầm rộ và quy mô hiện tại. Lần lượt các thương hiệu lớn như Unilever, Coca-cola, Honda Bắc Mỹ và Starbucks,… tổng cộng hơn 160 thương hiệu đã hưởng ứng và cam kết ngừng sử dụng quảng cáo kể từ đầu tháng 7.

Facebook, với người đứng đầu Mark Zuckerberg tuy đã lên tiếng chính thức và cam kết sẽ tiến hành sửa đổi chính sách kiểm duyệt, siết chặt và xóa bỏ ngay những bài viết có nội dung chia rẽ, phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay đả kích, thóa mạ cá nhân, bạo lực,… nhưng vẫn không giúp mạng xã hội phổ biến nhất thế giới tránh khỏi thiệt hại.

Chốt phiên giao dịch tối ngày 28/6, giá cổ phiếu của Facebook giảm 8.31%, ước tính thiệt hại vốn hóa hơn 56 tỷ USD.

Đứng trước làn sóng phản đối, Facebook được giới chuyên gia nhận định cổ phiếu sẽ không khả quan trong tháng tới. Thế nhưng tình hình thiệt hại không xảy ra chỉ riêng nền tảng này mà bao gồm cả bên phản đối.

Chốt phiên giao dịch ngày 28/6, tất cả cổ phiếu của những ông lớn tẩy chay Facebook đều giảm rõ rệt. Gã khổng lồ viễn thông Verizon giảm 2.06%, Honda chi nhánh Bắc Mỹ giảm 3.5%, Starbucks giảm 3.08% và Coca-Cola giảm 3.02%.

Làn sóng tẩy chay Facebook, các công ty bị thấm đòn - Facebook bi tay chay 3
Giá cổ phiếu Facebook lao dốc, kéo theo cả loạt công ty đòi tẩy chay – Ảnh: Internet.

Hiện vẫn chưa rõ chất xúc tác trở thành nguyên nhân làm tụt dốc đồng loạt giá cổ phiếu các thương hiệu phản đối.

Làn sóng tẩy chay đã giúp cho người dùng có một góc nhìn trực diện vào điểm yếu của Facebook và “lên án” sự thiên vị của nền tảng này sau khi giữ bài đăng của ông Trump. Tuy vậy dưới góc độ nhà đầu tư, bước đi này thật sự không an toàn, dấy lên hoài nghi về việc các công ty thấm đòn Covid-19 và bắt đầu “ăn vạ” Facebook để tìm chính sách ưu đãi về quảng cáo.

Theo Adweek, các thương hiệu tẩy chay Facebook mặc dù thuộc nhóm top các thương hiệu lớn nhất toàn cầu nhưng đóng góp vào doanh thu quảng cáo không đáng kể. Thống kê chỉ ra rằng, chỉ 6% doanh thu từ 70 tỷ USD tiền quảng cáo của Facebook đến từ nhóm mặc hàng tiêu dùng nhanh như Coca-cola, Starbucks hay Unilever,…

“Vì vậy hành động tẩy chay xảy ra có thể giúp cho Facebook hoàn thiện chính sách chứ không thể gây sụp đổ. Facebook hoạt động với lượng người dùng cực kỳ lớn và các nhà quảng cáo với đóng góp doanh thu lớn không thuộc nhóm FMCG”, nhà phân tích Scott Nover của Adweek nhận định.

Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề và truyền thông toàn cầu của Facebook nói với CNN rằng rất nhiều người trên thế giới muốn gây áp lực lên Facebook. “Đó là lý do tại sao chúng tôi đã thực hiện những thông báo bổ sung vào thứ Sáu (26/6). Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng gấp đôi nỗ lực hết sức có thể và không khoan nhượng trước nội dung xấu”, ông nói.

Làn sóng tẩy chay Facebook, các công ty bị thấm đòn - Facebook bi tay chay 2
Đây không phải lần đầu tiên Facebook vấp phải làn sóng tẩy chay – Ảnh: CNN.

“Khi áp lực kinh tế gây mệt mỏi, các công ty bắt đầu tiến hành tẩy chay Facebook, bằng một cách nào đó”, theo CNN. Chiến dịch này gợi nhớ đến lại vụ tẩy chay cách đây 3 năm của các nhà quảng đối với YouTube (thuộc Google).

Các nhà quảng cáo khi đó bao gồm Verizon, AT&T, Pepsi, Coca-Cola, Starbucks,… lo sợ về nền tảng phát video phát nội dung xấu và kích động bạo lực, ấu dâm, công kích cá nhân hay cổ suý hành động tiêu cực đã tiến hành tẩy chay YouTube. Lúc đó YouTube đã nhận trách nhiệm và tiến hành sửa đổi.

Đến hiện tại YouTube đã là nền tảng truyền thông xã hội phổ biến thứ 2 thế giới, được đóng góp nguồn nội dung khổng lồ từ các nhà sáng tạo bên cạnh các doanh nghiệp quảng cáo kèm theo. Doanh thu do đó liên tục tăng phi mã, đem đến lợi nhuận khổng lồ cho Google.

Dù có một số điểm tương đồng với YouTube, Facebook được nhận định ít chịu áp lực từ các doanh nghiệp bên ngoài hơn. Facebook được lãnh đạo chỉ riêng một người, là CEO Mark Zuckerberg và ông không thể bị các cổ đông loại bỏ.

“Nếu làn sóng tẩy chay này xảy ra đối với Display và Apple, có thể CEO của họ sẽ bị sa thải. Hội đồng sẽ bỏ phiếu và ra quyết định để bảo vệ doanh thu”, theo CNN.

Trả lời trong một email chính thức đến giới báo chí Mỹ,  Carolyn Everson, Phó chủ tịch kinh doanh Facebook toàn cầu đã viết: “Chúng tôi không thực hiện các thay đổi chính sách gắn liền với áp lực doanh thu. Chúng tôi thiết lập các chính sách dựa trên các nguyên tắc hơn là lợi ích kinh doanh”.

Vì vậy, mặc dù Facebook và chính CEO Mark Zuckerberg đã cam kết sẽ thay đổi chính sách nhưng làn sóng phản đối vẫn sẽ thường xuyên xuất hiện trong tương lai. Người dùng có lẽ nên tập làm quen dần với những hành động này.

Điển hình là sự cố trầm trọng Cambridge Analytica năm 2016 đã rò rỉ hàng chục triệu thông tin người dùng, Facebook bị kêu gọi tẩy chay và Mark Zuckerberg dưới áp lực từ chức vẫn tại vị và điều hành. Trong 4 năm qua, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới và vốn hóa thị trường liên tục tăng, trực tiếp đưa Mark lên vị trí top 3 người giàu nhất thế giới.

Hiện tại, sự tụt giảm của cổ phiếu Facebook đã đẩy ông xuống vị trí thứ 4, đứng sau các vị tỷ phú Jeff Bezos, Bill Gates và Bernard Jean Etienne Arnault.

Có thể bạn quan tâm
Ảnh trong ảnh trên iOS 14 là ‘cơn ác mộng’ cho YouTube

Apple đã ra mắt phiên bản beta cho hệ điều hành iOS 14 với điểm nhấn lớn là mang đến tính năng xem video dạng ảnh-trong-ảnh, và đang được người dùng Youtube hưởng ứng nhiệt liệt.

Khẩu trang C-Mask: người bảo vệ kiêm dịch thuật viên

Chiếc khẩu trang C-Mask không chỉ giúp bảo vệ người dùng tránh sự lay nhiễm Covid-19 mà còn hỗ trợ dịch thuật sang 8 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Việt.

Cổng dịch vụ công quốc gia triển khai thêm 6 dịch vụ từ 1/7

Từ ngày 1/7/2020 Văn phòng Chính phủ sẽ triển khai 6 dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Covid-19 có thể khiến bệnh nhân mất trí nhớ, đột quỵ não

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Lancet Psychiatry, các nhà nghiên cứu London, Anh phát hiện rằng, một số bệnh nhân Covid-19 nhập viện có dấu hiệu nhầm lẫn, thay đổi hành vi và mắc phải các biến chứng não khác, bao gồm đột quỵ, rối loạn tâm thần và hội chứng giống chứng mất trí nhớ. Điều này làm tăng mối lo ngại về tác động tiềm tàng của Covid-19 ở một số bệnh nhân.

Facebook cam kết kiểm duyệt nội dung kỹ hơn trước làn sóng tẩy chay

Phát biểu trên Facebook, CEO Mark Zuckerber cho biết mạng xã hội này sắp tới sẽ có chính sách kiểm duyệt “đặc biệt” sau khi một số nhà quảng cáo lớn đồng loạt lên tiếng tẩy chay.

Nhiều hãng lớn tuyên bố “tuyệt giao” quảng cáo với Facebook

Đồng loạt các thương hiệu lớn toàn cầu như Coca-Cola, Unilever, The North Face, Honda,… tuyên bố sẽ không chi tiền chạy quảng cáo trên Facebook, vì nền tảng không kiểm soát nội dung chặt chẽ, dung túng bạo lực và phân biệt chủng tộc.

TMĐT Việt Nam làm gì để tăng tốc sau đại dịch?

Đại dịch Covid-19 làm suy giảm mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia và mọi lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên trong bức tranh ảm đạm đó, thị trường TMĐT Việt Nam lại ghi nhận hai tín hiệu rất tích cực, dự báo lạc quan cho năm 2020 cũng như tới năm 2025.

Google nên dẹp Pixel 4A để tập trung vào Pixel 5

Dù đã ra mắt rất nhiều dự án phần cứng khác nhau nhưng cho đến giờ, Google vẫn không thể thoát khỏi nhận định rằng họ chỉ là một công ty “tay mơ” trong lĩnh vực chế tác thiết bị.

Sao Bắc Đẩu lên tiếng về việc bị World Bank quy tội gian lận

Chiều tối nay (26/6), công ty Sao Bắc Đẩu đã chính thức phát đi thông cáo làm rõ nội dung Ngân hàng Thế giới trừng phạt công ty trong vòng 7 năm vì tội gian lận.

Samsung The Wall – Màn hình ghép mô-đun, giá 146 inch hơn 9 tỷ đồng

Ngày 26/6, công ty điện tử Samsung Vina chính thức ra mắt thị trường Việt Nam màn hình The Wall công nghệ MicroLED với hai tùy chọn.